(CLO) Sri Lanka đang ở đỉnh điểm của một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Tình trạng đang trở nên trầm trọng hơn do sự sụp đổ của ngành du lịch sau đại dịch Covid.
Hàng hoá cơ bản thành… xa xỉ phẩm
Trong những tuần gần đây, Shamla Laxman, 54 tuổi, thường thức dậy lúc bình minh hoặc thức đến đêm khuya. Người phụ nữ này cố gắng săn lùng một món hàng trở nên hiếm hơn cả bụi vàng ở thủ đô thương mại Colombo của Sri Lanka trong những tuần gần đây: những gói sữa bột.
Người dân xếp hàng mua bình gas ở Colombo khi đất nước thiếu hụt nhu yếu phẩm. (Nguồn: Ishara S Kodikara / AFP/Getty Images).
Laxman, người đang chăm sóc một gia đình 7 người trong ngôi nhà nhỏ của cô cho biết: “Những ngày này, bạn không thể tìm thấy nó, và khi bạn tìm thấy nó trong một cửa hàng thì giá của nó thực sự đắt đỏ, cao gấp đôi hoặc gấp ba lần đến nỗi tôi không thể mua được nó cho gia đình mình”.
Thịt gà, từng là lương thực chính, giờ đã trở thành một mặt hàng xa xỉ sau khi giá tăng gấp đôi. Laxman cho biết: “Tất cả các mặt hàng cơ bản của chúng tôi đã trở nên gần như không thể chi trả được. Ngày nào tôi cũng lo sợ ngày mai tôi không thể nuôi sống gia đình mình”.
Sri Lanka, một hòn đảo ngoài khơi cực nam của Ấn Độ, đang ở giữa một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất đối với đất nước kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1948.
Trong tháng gần đây, giá lương thực đã tăng chóng mặt, tiếp tục xảy ra tình trạng khan hiếm các mặt hàng thiết yếu, rau quả cũng như xuất hiện ngày càng nhiều những hàng dài xe cộ bên ngoài các trạm xăng dầu do khan hiếm xăng dầu.
Tuần này, việc cắt điện hàng ngày kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ bắt đầu được áp dụng trên toàn quốc và các cảnh báo đã được đưa ra rằng nguồn nước cũng có thể sớm bị gián đoạn.
Một đứa trẻ học bài bên cạnh ngọn nến tại nhà trong thời gian cắt điện ở Biyagama, ngoại ô thủ đô Colombo. (Nguồn: Ishara S Kodikara / AFP / Getty Images).
Tuần trước, hai tàu chở dầu diesel và một tàu chở dầu nhiên liệu đã đậu ở cảng nhưng lượng hàng hóa thiết yếu này không được đưa vào nước vì chính phủ không có đô-la để chi trả. Cuối tuần qua, Gemunu Wijeratne, Chủ tịch Hiệp hội Chủ sở hữu xe buýt tư nhân Lanka, cảnh báo rằng xe buýt không được cung cấp đủ xăng để tiếp tục hoạt động và các tuyến hành trình đã bị rút ngắn.
Wijeratne nói: “Nếu điều này tiếp tục, giao thông công cộng sẽ sụp đổ và nền kinh tế sẽ đi vào bế tắc".
Nhiều người cho rằng đây là một cuộc khủng hoảng đã kéo dài hơn một thập kỷ nhưng ngày càng trầm trọng hơn do sự ảnh hưởng của đại dịch cũng như các chính sách kinh tế của chính phủ hiện tại, do tổng thống Gotabaya Rajapaksa, người lên nắm quyền vào cuối năm 2019.
Việc các chính phủ liên tiếp đã vay trái phiếu chính phủ với lãi suất cao, cùng với hàng tỷ khoản vay từ các nước bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản đã khiến Sri Lanka phải trả nợ nước ngoài cao ngất ngưởng. Nó đã hoạt động với thâm hụt thương mại 6 tỷ đô la, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, và đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, tốn kém.
Ahilan Kadirgamar, một nhà kinh tế chính trị và giảng viên cao cấp tại trường đại học Jaffna, cho biết: “Chúng tôi đã chi tiêu vượt quá khả năng của mình trong nhiều năm”.
Khi đại dịch xảy ra, Sri Lanka mất đi nguồn thu ngoại tệ quan trọng từ du lịch, và việc cắt giảm thuế của chính phủ đồng nghĩa với việc dòng thu nhập liên bang bị giảm sút nghiêm trọng. Trong 2 năm qua, lạm phát đã tăng mạnh, dự trữ ngoại hối giảm 70% và lệnh cấm hoàn toàn không đúng đối với phân bón đã làm tê liệt ngành trồng trọt, dẫn đến tình trạng thiếu trái cây và rau quả thường xuyên.
Sri Lanka hiện đang nợ 15 tỷ USD trái phiếu nước ngoài, với 7 tỷ USD nợ trong năm nay và khoản nợ 1 tỷ USD được yêu cầu trả ngay sau tháng 6, tất cả phải được trả bằng đồng đô-la. Nhưng với dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong nhiều năm và xếp hạng kinh tế của đất nước ở top cuối, hầu như không còn lại đồng đô-la nào và nhiều người lo ngại đất nước này sắp vỡ nợ. “Tình hình ở đây rất ảm đạm”, ông Kadirgamar nói.
Tác động đến từng người dân, từ giàu đến nghèo
Có thể thấy rõ tác động của tình trạng này đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ thu nhập thấp nhất đến giàu nhất đất nước.
Nishan Shanaka, 40 tuổi, là một kỹ sư xây dựng ở Colombo nhưng hiện người đàn ông này còn làm lái xe kéo tự động vào buổi tối và cuối tuần vì mức lương không đủ chi phí ăn uống và học hành của con cái. Shanaka mô tả cuộc đấu tranh của gia đình mình chỉ đủ tiền mua bột mì và bánh mì và cho biết giờ đây gia đình họ đang sống sót nhờ những loại rau rẻ tiền.
Shanaka cho biết: “Chi phí của tất cả mọi thứ hiện nay quá cao, ngay cả một chiếc kẹo bơ cứng thì tôi cũng không có tiền để mua. Giá nhiên liệu cao đang ảnh hưởng đến mọi thứ, con gái tôi thậm chí không thể đi xe buýt đến trường vì nhà nước không còn đủ khả năng để vận hành chúng nữa”.
Thangarasa Vathani, 48 tuổi, chủ một cửa hàng may mặc và vải, cho biết cô đã phải đóng cửa một trong những xưởng may của mình và cho một số nhân viên thôi việc. Một số ít người còn lại hiện đang làm việc tại nhà của cô, nhưng Vathani lo ngại rằng cô sẽ không thể thuê họ thêm nữa.
“Người dân ở đây náo loạn quá, không biết ngày mai sẽ ra sao. Những người có đủ khả năng đang gửi con cái của họ ra nước ngoài nhưng không phải tất cả chúng tôi đều có đủ tiền để làm điều đó”, Vathani nói.
Đổ lỗi cho Chính phủ
Cuộc khủng hoảng đã và đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp.
Lawrence Wilson điều hành một nhà máy sản xuất mì mang lại lợi nhuận “khủng” nhưng đã phải cắt giảm sản xuất vì nguồn nguyên liệu cần thiết bị thiếu hụt.
Wilson, người đã dành nhiều đêm cố gắng tìm nơi để đổ xăng xe cho biết: “Tình hình ở đây thật tồi tệ và nó chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Thực phẩm hoặc các đồ mua tại tạp hóa từng có giá 2.000 rupee Sri Lanka giờ có giá 5.000 rupee. Tôi không biết làm thế nào mà những người có thu nhập thấp hơn có thể sống sót”.
“Tôi đổ lỗi cho Chính phủ này. Tôi làm việc chăm chỉ tại một nhà máy may mặc cung cấp cho các thương hiệu nước ngoài như Nike, Victoria\'s Secret và Lulu Lemon. Chúng tôi mang lại thu nhập tốt từ nước ngoài vào Sri Lanka, nhưng Chính phủ đã lãng phí tất cả bằng những chính sách tồi. Đó là khoảng thời gian khủng khiếp đối với đất nước này ”, Shanaka, người đã bỏ phiếu cho Thủ tướng Rajapaksa, nói.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.