Người đặt nền móng cho hội họa đương đại Việt Nam

Thứ năm, 03/06/2021 09:59 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cố họa sĩ Nam Sơn là người có công lớn trong sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Sự kiện: hội họa

Ông đã cống hiến không mệt mỏi cho nền hội họa nước nhà, ông đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Và một trong số đó chính là việc đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cố họa sĩ Nam Sơn tên thật là Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973). Trong truyền thống tên đệm Việt Nam thường phổ biến tên đệm là “Văn”, vì vậy nhiều tài liệu ghi tên ông là Nguyễn Văn Thọ là không chính xác.

Bức tranh “Thiếu nữ cầm quạt” của họa sĩ Nam Sơn.

Bức tranh “Thiếu nữ cầm quạt” của họa sĩ Nam Sơn.

Ông quê gốc ở huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc nhưng sinh ra trong một gia đình dòng dõi gia thế ở Hà Nội. Cha ông nguyên là Thư ký Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, mất sớm khi ông mới lên 4 tuổi. Mẹ ông một mình ở vậy tảo tần nuôi con, được vua Bảo Đại ngự ban kim khánh khắc 4 chữ “Tiết hạnh khả phong” để biểu dương. Ông được cha mẹ đặt tên là Nguyễn Vạn Thọ với hy vọng một sự “vạn an thế đức” nhưng khi vào đời được thầy là nhà nho Phạm Như Bình tặng cho tên hiệu là Nam Sơn hàm ý một sự vững vàng và trường thọ (Thọ tỉ Nam Sơn).

Họa sĩ Nam Sơn có năng khiếu hội họa bẩm sinh và ham mê hội họa từ nhỏ. Ông được các nhà nho Phạm Như Bình và Nguyễn Sĩ Đức dạy chữ Nho và dạy vẽ. Ông sớm tiếp xúc với nền nghệ thuật hội họa cổ Phương Đông: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…

Sau khi tốt nghiệp Trường Bưởi (trường Bảo hộ), ông vào làm việc cho Sở Tài chính Đông Dương. Tuy làm công tác tài chính bận rộn nhưng ông vẫn tranh thủ ngoài giờ vẽ tranh minh họa cho các báo và sách giáo khoa.

Ngày nay, những người ở độ tuổi 70 - 80 trở lên không thể không nhớ đến những bức tranh minh họa nho nhỏ nhưng rất sinh động, rất có hồn trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư.

Họa sĩ Nam Sơn

Họa sĩ Nam Sơn

Năm 1923, ông đã tham gia Đấu xảo Hà Nội với bốn bức tranh là: Nhà nho xứ Bắc, Ông già Kim Liên, Cô gái Bắc kỳ và Tĩnh vật được dư luận đánh giá là trong số những tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam mà tác giả là người vẽ giỏi.

Năm 1925, ông cùng Họa sĩ người Pháp V.Tardieu đồng sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 1930, ông tham gia Triển lãm Hội họa Paris với bức tranh “Chợ gạo bên sông Hồng”, là tác phẩm Việt Nam đầu tiên (và duy nhất) được Nhà nước Pháp mua và trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Pháp.

Về việc ông là người đồng sáng lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, có lẽ còn nhiều người chưa biết. Ngay từ năm 1923 ông đã có bản thảo “Đề cương Mỹ thuật Việt Nam”, trong đó lần đầu tiên ông đề cập đến việc xây dựng một nền mỹ thuật Việt Nam vừa dân tộc vừa hiện đại. Ông viết: “Lập nên một trường Đại học để đào tạo lấy nghệ sĩ có tài duy trì lấy nền tảng Mỹ thuật của tổ tiên để lại, ngõ hầu cải tạo, sáng tác lấy một nền Mỹ thuật Đông Phương có cá tính Việt Nam”.

Vị trí và vai trò của ông được Toàn quyền Đông Dương xác nhận rất rõ ràng trong cuốn “Các trường Mỹ thuật Đông Dương” xuất bản ở Hà Nội vào năm 1937: “Ông Nam Sơn - giáo sư chuyên ngành bậc 2, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, dạy hình họa và trang trí”.

Là Giáo sư giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trong vòng 20 năm (1925 - 1945), họa sĩ Nam Sơn đã góp phần đào tạo được một thế hệ họa sĩ nổi tiếng của nền hội họa đương đại Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến những tên tuổi những họa sĩ danh tiếng như: Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Nguyễn Phan Chánh, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Hoàng Lập Ngôn, Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ, Diệp Minh Châu, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Tạ Thúc Bình, Phan Kế An…

Năm 1946, ông được Bộ Giáo dục, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mời vào Hội đồng cố vấn học viện Đông phương bác cổ. Năm 1957, Khi Hội Mỹ thuật Việt Nam thành lập, ông được bầu vào Ban Chấp hành và giữ chức vụ này trong suốt thời gian 16 năm, cho đến khi qua đời (năm 1973).

Có thể nói, họa sĩ Nam Sơn là người đặt nền móng đầu tiên cho nền Mỹ thuật đương đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông phần lớn theo khuynh hướng cổ điển châu Âu nhưng ảnh hưởng nhiều bởi hội họa Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài tranh sơn dầu, lụa, thuốc nước, mực nho... cuối đời ông dùng chì son (sanguine) là chủ yếu. Trong đời, ông đã sáng tác trên 400 tác phẩm hội họa theo nhiều thể loại, trong đó có một số có giá trị rất cao, đáng chú ý.

Tháng 10/2018, tại Nhà đấu giá Aguttes ở Paris, Pháp, bức tranh lụa “Thiếu nữ cầm quạt” của cố họa sĩ Nam Sơn (kích thước 61,5 x 43cm, vẽ khoảng năm 1935 - 1936) đã được bán với giá 440 nghìn Euro (tương đương gần 12 tỷ đồng), chưa tính phí 28% mà người mua phải chi trả thêm.

Trước đó, vào tháng 3/2018, bức tranh lụa “Thôn nữ Bắc kỳ” của ông cũng được Nhà đấu giá Aguttes bán ra với giá 205 nghìn Euro (khoảng 5,5 tỷ đồng). Lúc bấy giờ mức giá này cũng đã được xem là kỷ lục mà tranh của một họa sĩ Việt Nam nhận được khi đấu giá.

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa