Người đề xuất bán trường Ams mong được tranh luận công khai

Thứ năm, 25/06/2020 08:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2 diễn ra ngày 27/6 tới đây với chủ đề "Bán hay không bán các trường chuyên", tiến sĩ Nguyễn Đức Thành- người có ý kiến đề xuất bán trường Ams- sẽ tham gia và mong tìm được người cùng tranh luận.

Đề xuất bán Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đã mở ra một cuộc tranh luận thu hút nhiều chuyên gia giáo dục, phụ huynh, cựu học sinh trường chuyên tham gia ở mạng xã hội và trên báo chí.

Báo Nhà báo và Công luận cũng đã mở diễn đàn với chủ đề: “Trường chuyên liệu đã hết vai trò lịch sử” để mọi người được nêu quan điểm, chính kiến của mình.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đang thu hút dư luận với đề xuất bán trường chuyên (ảnh nguồn internet).

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đang thu hút dư luận với đề xuất bán trường chuyên (ảnh nguồn internet).

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận là ông đã nhận lời mời của VTV2 sẽ tham gia thảo luận về chủ trương bán hay không bán các trường chuyên vào sáng Thứ Bảy (ngày 27/6).

Để cuộc trao đổi chất lượng, vị tiến sĩ này mong muốn có một người tranh luận ngược lại quan điểm của ông.

Chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2 sẽ được phát sóng trực tiếp lúc 9h15 sáng và ông rất mong có cựu học Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam hoặc một người ủng hộ các trường chuyên tham dự.

Nói về kỳ vọng của ông trong cuộc tranh luận tới đây, tiến sĩ Thành cho biết ông muốn có  một người lên truyền hình để trao đổi và bàn luận người đó có quan điểm riêng và muốn bảo vệ trường chuyên hay trường Ams chẳng hạn.

“Trước vấn đề có người muốn bỏ trường chuyên, có người lại cho rằng không nên vì thế ai muốn quan điểm như thế nào thì tùy và muốn thảo luận một cách dân chủ” – tiến sĩ Thành nói.

Mấy ngày qua trên truyền thông và mạng xã hội có luồng ý kiến phản đối và có nhiều lập luận ngược với quan điểm của tiến sĩ Thành vì thế ông muốn được trao đổi sâu về chủ đề này. Tiến sĩ Thành cho rằng, cuộc tranh luận tới đây ông không cảm thấy áp lực.

Trước đó, Báo Nhà báo và Công luận đưa tin, đề xuất bán trường Ams của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành dựa trên 4 lập luận:  Thứ nhất, mô hình trường chuyên là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.

Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này “ngồi lên đầu” các bạn nghèo và học kém hơn kia.

Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn.

Như mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.

Thứ ba, việc bố mẹ phải “tác động” để con mình có bảng điểm không thể đẹp hơn tức bảng điểm toàn điểm 10 hoặc làm cách nào đó để con mình đeo trên người đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu.

Không loại trừ có tiêu cực khi học tại Trường chuyên như Hà Nội – Amsterdam để cha mẹ đạt được mục đích cho con.

Điều này cho thấy việc lo cho con được học ở Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra để nhờ vả. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều thứ hai ở trên.

Cuối cùng, mục đích của trường chuyên lớp chọn như Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã hết vai trò lịch sử của nó.

Trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, trường chuyên được mở ra để chọn được những người trí tuệ để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Việc hình thành các trường chuyên đào tạo ra không ít gà nòi tham gia các cuộc thi trên thế giới như kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đất nước vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ và cũng mong muốn có nguồn tài trợ từ nước ngoài vào.

Trinh Phúc

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục