Hoài Linh tái xuất màn ảnh rộng năm 2025 với 'Làm giàu với ma 2'
(CLO) Nghệ sĩ Hoài Linh sẽ tái xuất trong năm 2025 với "Làm giàu với ma 2" . Anh tiếp tục đồng hành cùng Tuấn Trần, Diệp Bảo Ngọc sau doanh thu 128 tỷ đồng của phần đầu.
Theo dõi báo trên:
Cạnh tranh đầu tư gay gắt tại Sri Lanka
Một nhóm nhỏ ngư dân miệt mài đánh bắt trên vùng nước nông ven biển dọc theo Pooneryn ở phía Bắc Sri Lanka, một khu vực hẻo lánh, nghèo khó không xa mũi phía Nam của Ấn Độ. Đó là nơi ông Gautam Adani - tỷ phú Ấn Độ, người giàu nhất châu Á và vượt qua Jeff Bezos trong năm nay làm người giàu thứ 2 thế giới - lên kế hoạch xây dựng các nhà máy điện tái tạo, đẩy ông vào tâm điểm của một cuộc đụng độ chính trị quốc tế.
Với việc Sri Lanka đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948, Ấn Độ đang tái can dự và cố gắng làm nghiêng cán cân trong cuộc tranh chấp chiến lược với Trung Quốc trên hòn đảo này, một chiến trường then chốt vì nó nằm trên tuyến vận tải biển quan trọng toàn cầu.
Đi đầu trong những nỗ lực đó là tỷ phú Adani, một người ủng hộ lâu năm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và đã bị một số nhà lập pháp Sri Lanka cáo buộc là đã ký các thỏa thuận cảng và năng lượng mờ ám gắn liền với lợi ích của New Delhi, điều mà nhóm của ông luôn từ chối và nói rằng các khoản đầu tư đáp ứng nhu cầu của Sri Lanka.
Tỷ phú Gautam Adani, người giàu nhất châu Á, đã dần bắt đầu thực hiện nhiều giao dịch ở nước ngoài hơn. (Nguồn: M. SCOTT BRAUER / THE NEW YORK TIMES)
Ngồi trên đỉnh khối tài sản trị giá 137 tỷ USD, tỷ phú Adani kiểm soát một đế chế rộng lớn bao gồm các cảng, nhà máy than, sản xuất và phân phối điện. Trong khi kiếm được phần lớn tài sản của mình từ Ấn Độ, Adani đã dần dần thực hiện nhiều giao dịch ở nước ngoài hơn và nói với các cổ đông vào tháng 7 rằng ông tìm kiếm một "sự mở rộng rộng hơn" ra ngoài biên giới Ấn Độ với "một số" Chính phủ nước ngoài đang tiếp cận tập đoàn của ông để phát triển cơ sở hạ tầng của họ.
Những động thái đó và sự thân cận được cho là của Adani với chính quyền của ông Modi đã thúc đẩy những gợi ý rằng ông trùm này có thể là nhân tố giúp Ấn Độ đẩy lùi Trung Quốc - quốc gia có động lực phát triển cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh tại các quốc gia chiến lược và trên trường toàn cầu.
Ông Akhil Ramesh, một thành viên thường trú tại Viện nghiên cứu Diễn đàn Thái Bình Dương ở Honolulu, Mỹ cho biết: “Ở những quốc gia mà Chính phủ Ấn Độ có quan hệ tốt hơn so với Chính phủ Trung Quốc, tỷ phú Adani có thể tìm thấy thành công”.
Trong khi Ấn Độ thiếu nguồn lực tài chính so với nước láng giềng, thì các khoản đầu tư của tỷ phú Adani vào các quốc gia như Israel và Sri Lanka hoàn toàn có thể cạnh tranh với các công ty nhà nước Trung Quốc.
Và chính ở Sri Lanka, nơi căng thẳng đó đang diễn ra gay gắt nhất. Các khoản đầu tư của tỷ phú Adani ở đó được nhiều quan chức Ấn Độ và Sri Lanka mô tả là thúc đẩy các mục tiêu của chính quyền ông Modi trên hòn đảo, giống như cách mà các hoạt động kinh doanh của tỷ phú này ở cảng, nhà máy điện và xi măng trùng khớp với các ưu tiên kinh tế của Chính phủ ở Ấn Độ. Ông Adani đã nhiều lần phủ nhận rằng các công ty của ông nhận được sự đối xử đặc biệt từ Chính phủ của Modi.
Vào tháng 10 năm ngoái, Adani đã nhấn mạnh "mối quan hệ bền chặt" giữa hai quốc gia khi ông gặp Tổng thống Sri Lanka lúc bấy giờ là ông Gotabaya Rajapaksa, chỉ vài tháng sau khi ký một thỏa thuận cảng Colombo trị giá 750 triệu USD. Đó là một ví dụ hiếm hoi về đầu tư cơ sở hạ tầng của Ấn Độ vào Sri Lanka, sau khi Colombo trong những năm trước xoay trục sang Bắc Kinh - nơi đã tài trợ mọi thứ từ đường cao tốc đến cảng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường - và phung phí vào các dự án vay nợ.
Cảng chính ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: REUTERS)
Vào đầu năm 2022, Adani đã lặng lẽ ký các biên bản ghi nhớ để xây dựng các dự án năng lượng tái tạo có công suất 500 megawatt ở Pooneryn và Mannar, các quận phía Bắc khác gần Ấn Độ, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương được xác nhận vài tháng sau đó bởi một dòng tweet từ Bộ trưởng Bộ Điện lực và Năng lượng Sri Lanka, ông Kanchana Wijesekera.
Người phát ngôn của Tập đoàn Adani và Bộ Ngoại giao Ấn Độ từ chối bình luận. Đại sứ Trung Quốc tại Colombo và đại diện của Tổng thống Sri Lanka đã không trả lời các yêu cầu bình luận. Bộ trưởng Wijesekera cũng không trả lời tin nhắn.
Lợi ích đi kèm thách thức
Tỷ phú Ấn Độ thậm chí đã bắt đầu công khai chỉ trích Trung Quốc, khi phát biểu vào tháng 9 tại một hội nghị ở Singapore, rằng Trung Quốc “ngày càng bị cô lập” với Siêu dự án Vành đai và Con đường đang đối mặt với “sự kháng cự”.
Mặc dù vậy, tham vọng toàn cầu của ông Adani cũng phải đối mặt với những thách thức. Khi tỷ phú tăng cường ảnh hưởng của mình ở Sri Lanka, các phương tiện truyền thông địa phương và các chính trị gia đối lập đã tuyên bố rằng các công ty của ông đã lách luật.
Ngay sau khi truyền thông Sri Lanka đưa tin tỷ phú Adani đã ký các thỏa thuận quyền lực vào tháng 3, ông Ajith Perera, người điều hành của Samagi Jana Balawegaya (SJB) - đảng đối lập lớn nhất của đất nước - đã phản đối thứ mà ông gọi là "cửa sau" của Adani để bước vào ngành năng lượng của Sri Lanka. Ông Perera cho biết trên Facebook rằng chính quyền của cựu Tổng thống Rajapaksa đang "nuông chiều" những người bạn khét tiếng của Tổng thống Modi.
"Nó phải minh bạch và phải được đấu thầu. Tốc độ của khoản đầu tư không quan trọng đối với chúng tôi - nhưng đầu tư phải minh bạch, đó phải là một sân chơi bình đẳng”, ông Eran Wickramaratne, một nhà lập pháp nổi tiếng của đảng SJB, cho biết trong các cuộc phỏng vấn. Đồng thời ông cho biết thêm rằng “chúng ta không thể đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài, lỗi là ở Chính phủ và hệ thống của chúng ta”.
Người phát ngôn của cựu Tổng thống Rajapaksa đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Trong một tuyên bố về các cuộc phản đối với hãng thông tấn lớn nhất Ấn Độ - Press Trust of India, Tập đoàn Adani cho biết ý định đầu tư vào Sri Lanka "là để giải quyết nhu cầu của một nước láng giềng có giá trị. Là một tập đoàn có trách nhiệm, chúng tôi thấy đây là điều cần thiết khi đó là một phần của quan hệ đối tác mà hai quốc gia luôn chia sẻ”.
Vào tháng 6, Hiệp hội Kỹ sư của Hội đồng Điện lực Ceylon của Sri Lanka đã đe dọa sẽ đình công vì đạo luật loại bỏ sự cạnh tranh công khai khỏi việc phân bổ các dự án năng lượng mặt trời và gió, đặc biệt chỉ ra các kế hoạch của tỷ phú Adani ở miền Bắc Sri Lanka.
Cuối tháng đó, Chủ tịch của công ty điện lực nhà nước Ceylon Electricity Board (CEB) nói với Ủy ban Quốc hội rằng Chính phủ của ông Modi đã gây áp lực buộc Sri Lanka phải chấp nhận các đề xuất năng lượng của tỷ phú Adani.
Ông đã từ chức vài ngày sau đó, tuyên bố rằng ông "xúc động" khi đưa ra tuyên bố, và sau khi cựu Tổng thống Rajapaksa "dứt khoát" bác bỏ các cáo buộc.
Người phát ngôn của CEB đã không trả lời yêu cầu bình luận. “Chúng tôi rất thất vọng vì lời gièm pha đã xảy ra. Thực tế là vấn đề đã được giải quyết bởi và bên trong Chính phủ Sri Lanka”, Tập đoàn Adani cho biết vào thời điểm đó, theo một bản tin của kênh truyền hình Ấn Độ NDTV.
Các cuộc biểu tình xảy ra sau đó ở Thủ đô Colombo. Đám đông giương cao những tấm biển ghi "Hãy dừng Adani lại" và "Modi đừng khai thác khủng hoảng của chúng ta”.
Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi cùng quê với tỷ phú Gautam Adani. (Nguồn: AFP-JIJI)
Trong những năm gần đây, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã rót hàng tỷ đô-la vào Nam Á, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Sri Lanka, cùng với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu, y tế và điện, đã tạo cơ hội cho Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng của mình bằng chiến lược láng giềng.
New Delhi đã gửi cho Sri Lanka 4 tỷ USD viện trợ và hạn mức tín dụng trong năm nay vì nước này cũng cố gắng vừa ngăn chặn thảm họa nhân đạo ngay tại nước láng giềng, vừa thúc đẩy các mục tiêu địa chính trị của mình.
Cựu Tổng thống Rajapaksa rời khỏi đất nước vào tháng 7, trao quyền cai trị cho ông Ranil Wickremesinghe sau một thời gian bất ổn bạo lực. Kể từ đó, Tổng thống Wickremesignhe đã tìm cách xoa dịu tâm lý bài trừ Trung Quốc khi chính quyền của ông bắt đầu các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ với cả Bắc Kinh và New Delhi.
Bà Bhavani Fonseka, một nhà nghiên cứu cấp cao và luật sư tại Trung tâm Thay thế Chính sách có trụ sở tại Colombo, cho biết: “Ranil là một nhà lãnh đạo thực dụng ở chỗ ông ấy nhận ra rằng mọi tác nhân quốc tế đều cần thiết vào thời điểm này, ông ấy sẽ không đứng về phía nào”.
Với Ấn Độ, các thỏa thuận mới đã được ký kết, theo đó, Cảng cũng như Đặc khu kinh tế Adani đã được trao quyền phát triển, xây dựng và vận hành Cảng Container phía Tây, nắm giữ 51% cổ phần trong một liên doanh với tập đoàn địa phương John Keells Holdings PLC.
Bà Samantha Custer, Giám đốc phân tích chính sách tại AidData, một đơn vị nghiên cứu tại Đại học William & Mary ở Virginia, cho biết Ấn Độ có thể có lợi ích nhất định khi để một trong các công ty trong nước xây dựng một bến cảng gần dự án cảng của Trung Quốc. Bà nói, các công ty Ấn Độ thường gặp bất lợi vì bị ràng buộc tài chính bởi các công ty Trung Quốc được nhà nước trợ cấp.
Hồng Vân (Theo The Japan Times)
(CLO) Nghệ sĩ Hoài Linh sẽ tái xuất trong năm 2025 với "Làm giàu với ma 2" . Anh tiếp tục đồng hành cùng Tuấn Trần, Diệp Bảo Ngọc sau doanh thu 128 tỷ đồng của phần đầu.
(CLO) Mới đây, tờ Travel Off Path (Mỹ) đã dành nhiều lời tán dương cho Cát Bà, mô tả hòn đảo là "thiên đường chưa được khai phá" và "viên ngọc độc nhất và chưa bị đô thị hóa của Việt Nam".
(CLO) Sau Đại học Columbia và Đại học Pennsylvania, đến lượt Đại học Harvard là mục tiêu mới nhất trong chiến dịch rà soát các trường đại học danh tiếng của Mỹ.
(CLO) Sau khi hoàn tất việc thanh toán ba tháng lương cho cựu HLV Svetislav Tanasijevic, CLB Đông Á Thanh Hóa đang chờ FIFA xác nhận để được gỡ bỏ án cấm chuyển nhượng kéo dài ba kỳ.
(CLO) Tại cao nguyên hoàng thổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, mỏ than Dahaize đang thay đổi ngành khai thác than truyền thống nhờ vào cuộc cách mạng tự động hóa mạnh mẽ.
(CLO) Các nhà khoa học vừa phát triển một thiết bị có khả năng chuyển đổi suy nghĩ thành lời nói theo thời gian thực, bước tiến quan trọng trong nghiên cứu giao diện não - máy tính.
(CLO) Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu qua TurkStream đạt 4,51 tỷ m³ quý I, tăng 16%, dù tháng 3 chạm đáy thấp nhất 9 tháng.
(CLO) Ngày 31/3, SpaceX đã thực hiện sứ mệnh Fram2, đưa một tỷ phú tiền điện tử cùng ba nhà thám hiểm vào quỹ đạo quanh Bắc Cực và Nam Cực – một hành trình chưa từng có trong lịch sử du hành vũ trụ.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
(CLO) Rạng sáng 2/4 (giờ Việt Nam), Bukayo Saka thi đấu xuất sắc với bàn thắng quan trọng góp phần giúp Arsenal giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước Fulham. Thắng lợi này giúp Arsenal có được 61 điểm, rút ngắn khoảng cách với đội đầu bảng Liverpool xuống còn 9 điểm, nhưng đã thi đấu nhiều hơn một trận.
(CLO) Trang Facebook “13 Hạnh Đầu Đà” kêu gọi phát tâm tu sửa, xây dựng lại chùa Vẽ là hành vi lừa đảo, nhằm chiếm đoạt tiền của phật tử và người dân.
(CLO) Công an đã tiếp nhận điều tra vụ việc tấm bia cổ trấn yểm dưới gốc cây đa gần chùa Cầu ở TP Hội An bị phá hoại.
(CLO) Tối 01/04/2025, UBND huyện Quốc Oai long trọng tổ chức Lễ khai hội chùa Thầy - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, xúc tiến thương mại năm 2025 thu hút số đông người dân cùng du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Xuất khẩu khí đốt Nga sang châu Âu qua TurkStream đạt 4,51 tỷ m³ quý I, tăng 16%, dù tháng 3 chạm đáy thấp nhất 9 tháng.
(CLO) Trong thời gian gần đây, khoai sâm đất - loại nông sản từng được coi là "hot" và thu hút sự chú ý của không ít người tiêu dùng nhưng nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ về giá cả, “cơn sốt” khoai sâm đất dường như đã qua đi, khiến giá của loại nông sản này giảm mạnh.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Với 210 căn hộ xa hoa và mức đầu tư 70 triệu USD, du thuyền Navigator hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của lối sống siêu giàu.
(CLO) Sáng nay (1/4), giá vàng trong nước tăng thêm 300.000 đồng/lượng, lên mức cao chưa từng có, trên 102 triệu đồng/lượng.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.