Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
Người hưởng lương giảm mạnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kết quả 5 năm Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 (Nghị quyết 19) Bộ đã sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục;
Đẩy mạnh tự chủ tài chính của các đơn vị; nỗ lực quản lý biên chế sự nghiệp của các đơn vị; đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực GD&ĐT.
Từ năm 2017 đến 2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành và trình ban hành 268 văn bản bao gồm 2 Luật; 25 Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; 44 Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 197 Thông tư của Bộ trưởng.
Bộ GD&ĐT đã quyết liệt rà soát, chỉ đạo các đơn vị thực hiện mục tiêu Nghị quyết.
Vì vậy, nhiều đơn vị đã đổi mới cách thức quản lý, đổi mới hoạt động để mở rộng nguồn thu, cải thiện thu nhập, tăng thu nhập, phúc lợi chăm lo cho người lao động.
Giai đoạn 2011-2015, Bộ GD&ĐT có 8 đơn vị tự chủ chi thường xuyên.
Đến năm 2022, Bộ có 26 đơn vị tự chủ tài chính, trong số 109 đơn vị sự nghiệp GD&ĐT công lập và đơn vị sự nghiệp KHCN công lập, đạt tỷ lệ 23,9% số đơn vị tự chủ tài chính so với mục tiêu tại Nghị quyết 19 là có 10% đơn vị tự chủ tài chính.
Sau khi hoàn thành sắp xếp, tổ chức lại, chỉ còn 44/56 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT. Các cơ sở giáo dục đại học sẽ thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 (đang được Bộ GD&ĐT xây dựng).
Với tỷ lệ biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 23,6%, Bộ GD&ĐT đã đạt và vượt mục tiêu đến năm 2021 giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước của Bộ so với năm 2015 theo tinh thần của Nghị quyết 19.
Ngân sách cấp trực tiếp hỗ trợ chi thường xuyên cho các đơn vị trực thuộc năm 2021 giảm 21,7% so với năm 2015, vượt gấp đôi so với mục tiêu giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Bộ GD&ĐT đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện, giải pháp sử dụng đội ngũ giáo viên hợp đồng, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục;
Phối hợp với Bộ Nội vụ thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên nhân viên trong các năm học (từ 2017-2018 đến 2021-2022) nhằm đưa ra giải pháp trong tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục.
Đồng thời, đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổng rà soát hiện trạng đội ngũ, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giáo viên hàng năm để thực hiện tinh giản biên chế.
Việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục phải gắn với việc đảm bảo các quy định về định mức số lượng giáo viên đối với mỗi cấp học, chế độ làm việc, chính sách cũng như việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phù hợp với việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống, quy mô trường, lớp học của địa phương.
Kiến nghị đảm bảo chi thường xuyên cho giáo dục
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực GD&ĐT;
Quản lý biên chế công chức, viên chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công;
Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước...
Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ này, Bộ GD&ĐT có những kiến nghị cụ thể tới Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chính phủ,…
Trong đó, thống nhất quan điểm về chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD&ĐT cần đảm bảo tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm của cả nước, như vậy cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục sẽ chuyển dịch từ cấp hỗ trợ chi thường xuyên sang cấp hỗ trợ chi không thường xuyên theo các chương trình, dự án, đề án,…
Hội nghị đã lắng nghe nhiều ý kiến tham luận, ý kiến trao đổi, đóng góp cho báo cáo sơ kết từ đại diện lãnh đạo các trường đại học, các vụ cục chuyên môn thuộc Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành, địa phương như Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nội vụ, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh,…
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, đồng thời là cơ hội đổi mới của toàn ngành Giáo dục.
Triển khai Nghị quyết này tác động tới toàn ngành, trong đó, lĩnh vực thay đổi lớn nhất là các cơ sở giáo dục đại học. Đổi mới này sẽ tác động lớn đến toàn xã hội, trong đó có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.
Hạnh phúc trong giáo dục dần trở thành xu hướng và là mục tiêu trọng tâm của các nền giáo dục hiện đại trên thế giới, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về Tâm - Trí – Lực. Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.