Người khoác “áo mới” cho thanh âm harmonica

Thứ sáu, 07/10/2022 16:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Để nâng tầm giá trị cho những chiếc kèn harmonica, anh Trung Nguyễn đã bỏ ra 5 năm tìm tòi, học hỏi cách chế tác vỏ ngoài, cũng như phần thanh âm của chiếc kèn.

Anh Trung Nguyễn (ngụ quận Tân Phú, TP. HCM) là một trong số ít những người trên thế giới, theo đuổi công việc khôi phục thanh âm, chế tác phần vỏ kèn harmonica.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 1
Bài liên quan

Không như một số bộ môn khác, harmonica là loại nhạc cụ kén người chơi, nên thông thường người nghệ sĩ harmonica không chỉ “kỹ tính” về thanh âm, mà còn quan trọng chất lượng của mỗi chiếc kèn.

Vì thế, anh Trung đã bỏ ra hơn 5 năm tìm tòi, học hỏi cách chế tác vỏ kèn harmonica sao cho nâng tầm giá trị của chếc kèn, đồng thời sáng tạo phần bên trong để thanh âm trở nên trong, vang hơn.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 2

Anh Trung mất nhiều thời gian để tự tìm tòi, học hỏi về kèn harmonica.

Chưa có trường lớp nào đào tạo bài bản về bộ môn này, nó lại hiếm người chế tác và trên thế giới không có quá nhiều người chế tác, anh Trung gặp khá nhiều khó khăn vào thời gian đầu vì phải tự tìm tài liệu trên mạng Internet và qua sách, báo.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 3

Sau khi đã thành thạo, anh Trung bắt tay vào thực hiện các đơn hàng đầu tiên và nhận lại được phản hồi tốt từ khách hàng.

“Tôi luôn đầu tư chỉn chu ngay từ phần nguyên vật liệu chế tác. Tôi thường tìm đến các chợ truyền thống, nơi có bán gỗ loại 1 – loại gỗ quý như Cẩm Lai, Mun, Trắc,… hay các loại chuyên dùng gọi là gỗ mỹ thuật”, anh Trung nói.

Để làm ra một “chiếc áo” mới hoàn chỉnh cho kèn harmonica, người thợ phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao và thường mất khoảng 3 tháng cho một cặp “áo”.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 4
nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 5

Từ những khúc gỗ lớn, người thợ sẽ chế tác thành nhiều mảnh nhỏ hơn, tùy theo kích thước của từng dòng kèn.

Sau khi đã cắt gỗ nguyên bản ra thành nhiều thanh gỗ nhỏ, anh Trung sẽ tiến hành cắt lấy tinh về kích thước theo khuôn. Trong đó, có 3 dòng kèn solo cơ bản mà anh thường chế tác, gồm: Diatonic (10 lỗ); Tremolo (21-24 lỗ); Chromatic (12-14-16 lỗ).

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 6
nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 7

Loại 12 lỗ sẽ có kích thước 18x4x1, loại 14 lỗ là 20x4x1 và 16 lỗ là 22x4x1.

Tiếp đó, anh sẽ chế tác phần bên trong như khoang cộng hưởng, rồi khoan các lỗ cho thanh âm chuẩn xác trước khi tiến đến công đoạn làm nguội, chà nhám, đánh bóng và sơn bề mặt.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 8

Nhờ tìm hiểu kỹ lưỡng, anh Trung nghĩ ra việc sáng tạo thêm một mảnh kim loại đặt ở khoang cộng hưởng.

Thông thường, harmonica không có mảnh kim loại này, âm thanh sẽ mộc mạc, trầm lắng. Nếu có thanh kim loại, nó sẽ giúp khuếch đại âm thanh đi từ phần lưỡi gà, khiến người nghe cảm thấy vang và trong hơn.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 9
nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 10

Chế tác vỏ kèn harmonica là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, không thể làm gấp rút.

Chỉ trong 2 năm chính thức hoạt động, anh Trung đã có hơn 100 đơn hàng, không chỉ đến từ Việt Nam mà còn ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Canada,…

Thậm chí, có những khách hàng là nhạc trưởng của dàn hợp xướng ở nước ngoài, vẫn luôn sử dụng sản phẩm cũng anh Trung trong thời gian dài. Mỗi cặp “áo” harmonica sẽ có giá dao động từ 80 đến 120 đô-la.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 11
nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 12

Gỗ sử dụng đều được anh Trung thu thập từ các khúc loại gỗ loại 1.

Song, thấu hiểu đam mê của không ít người Việt về harmonica anh Trung thường bán với giá thấp hơn.

“Nhiều người Việt họ thích kèn harmonica lắm, nhưng lại không đủ điện kiện nên tôi luôn đồng ý bán với giá thấp cho họ. Điều này giúp cho người trẻ có thể theo đuổi, thỏa mãn đam mê, bản thân tôi cũng vui vì có thể lan tỏa môn nghệ thuật này”, anh Trung tâm sự.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 13

Ngoài ra, những chiếc kèn bị hư lưỡi gà hay một số bộ phận khác, đều được một tay anh Trung sửa chữa, với giá thành chỉ vài chục nghìn đồng.

“Không chỉ riêng những người nghệ sĩ mới đam mê harmonica. Chiếc kèn này đôi khi còn từng là một món quà quý của nhiều người, do người thân, bạn bè biếu tặng nên họ rất coi trọng. Tôi đã từng nhận sửa rất nhiều chiếc kèn, giá thành bao nhiêu họ cũng không quan tâm vì mỗi chiếc kèn đều chứa đựng những kỷ niệm quý giá của họ”, anh Trung kể.

nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 14
nguoi khoac ao moi cho thanh am harmonica hinh 15

Một chiếc kèn vỏ kim loại và một chiếc kèn đã được anh Trung thay "áo" mới.

Được biết, harmonica là loại nhạc cụ được phát minh đầu tiên tại Trung Quốc vài ngàn năm trước. Loại nhạc cụ này được gọi là Sheng, các lưỡi gà làm cây sậy. Sau đó nó trở thành một nhạc cụ tiêu biểu trong âm nhạc truyền thống ở các nước châu Á.

Suốt nửa đầu thế kỷ 20 cho đến nay, sự phổ biến của cây harmonica vẫn không ngừng lan tỏa. Đặc biệt, những ban nhạc harmonica với từng nhóm người chơi với nhau trở nên rất thịnh hành ở khắp các châu lục trên thế giới.

Thúy Vy

Bình Luận

Tin khác

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

(CLO) Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, được nhân dân và du khách thập phương chờ đợi.

Đời sống văn hóa
Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ga Đà Lạt sẽ miễn tiền vé tham quan đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng

(CLO) Sau khi bất ngờ thông báo tăng giá vé tham quan ga Đà Lạt lên gấp 10 lần, đơn vị quản lý ga Đà Lạt vừa thông báo điều chỉnh lại theo hướng miễn phí đối với một số hành khách, trong đó có Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

Đời sống văn hóa