(CLO) Trong suốt hành trình thực hiện sứ mệnh của mình, người làm báo không chỉ thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết về bảo vệ môi trường mà họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương Nhà báo Võ Mạnh Hùng, Báo Điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) người đoạt gần 50 giải thưởng báo chí, trong đó có 9 Giải Báo chí Quốc gia. Anh đã nỗ lực dấn thân để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, phần lớn những bài anh viết đều liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên.
Từ 2013, anh bắt đầu có những bài viết đầu tiên về đề tài này, qua mỗi bài viết đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người dân, độc giả từ mọi miền. Cũng chính nhờ sự quan tâm đó mà anh biết rằng cần phải đi sâu hơn nữa, đến nhiều vùng quê, vùng núi xa xôi hơn để khai thác mảng đề tài này.
Nhà báo Hùng Võ giữa lòng hồ thuỷ điện, nơi được mệnh danh là “nghĩa địa rừng xanh tố cáo kẻ sát nhân”. Ảnh: NVCC
Trong suốt thời gian triển khai anh rất phấn khởi khi được đồng nghiệp, tòa soạn VietnamPlus luôn tạo điều kiện tốt nhất, với môi trường năng động, khích lệ để anh có những chuyến đi công tác hiệu quả. Thời điểm đầu tiên khi mới bước vào lĩnh vực này, anh cũng bị gia đình ngăn cản vì rủi ro nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe… Tuy nhiên anh cũng dành thời gian thuyết phục người thân trong gia đình, sau đó được gia đình ủng hộ. Từ hậu phương đó, anh yên tâm làm nghề, khai thác các đề tài về môi trường, có được nhiều giải thưởng báo chí về môi trường càng giúp anh thêm yêu nghề hơn.
Hơn 12 năm làm nghề, anh đã có nhiều bài viết về các sự cố môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bất cập trong quản lý tài nguyên, phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép… tất cả những loạt bài này sau đó đều được những giải báo chí lớn, nhỏ khác nhau, đặc biệt là Giải Báo chí Quốc gia. Để có được những thành công đó anh không ít lần gặp phải khó khăn hiểm nguy, phải trả giá bằng sức khỏe, phải đương đầu với những đối tượng manh động, lộng hành, sẵn sàng vi phạm pháp luật. Nhiều đối tượng dọa nạt không được quay ra mua chuộc.
Nhà báo Võ Mạnh Hùng tâm sự: “Tình yêu nghề đối với tôi không bao giờ ngơi nghỉ, sau mỗi thành công, tôi lại cố gắng đi tìm những đề tài mới, đề tài ít người biết đến, làm chuyên sâu hơn. Tôi sẽ phải nhập vai vào các điểm nóng để khai thác thông tin. Tuy nhiên việc nhập vai cũng sẽ gặp những rủi ro không mong muốn, như loạt bài 'Ma trận vàng đen' năm 2019, để có được loạt bài này tôi đã trải qua 20 chuyến đi từ Hà Nội đi các tỉnh, mỗi chuyến đi phải vào những điểm nóng khác nhau”.
“Các điểm nóng này đều là những mỏ than đang khai thác trái phép, những mỏ than mặc dù của nhà nước nhưng hoạt động sai phép, trá hình..; nên rõ ràng việc khai thác thông tin phải cẩn trọng vì lộ ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bản thân. Có những nguy hiểm sẽ không lường trước được, đó là những cám dỗ, cám dỗ từ khi đi thực tế. Về viết bài, lên bài, các đơn vị bị phản ánh sẽ tìm mọi cách để tác động, bằng nhiều cách thức, nhiều mối quan hệ khác nhau để dừng bài viết”, nhà báo Võ Mạnh Hùng chia sẻ.
Có thể nói, để theo đuổi được mảng điều tra về môi trường phải xác định con đường đi sẽ nhiều khó khăn. Để làm được, người phóng viên phải giữ cho mình một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Từng vụ việc sẽ có những giải pháp về nghiệp vụ khác nhau để đảm bảo có được nhiều thông tin, chính xác nhất và đầy đủ nhất. Người viết phải chuẩn bị sẵn tâm thế, những kịch bản có thể xảy ra, phải biết cách để ứng phó trước.
Nói về điều quan trọng nhất sau mỗi loạt bài, nhà báo Võ Mạnh Hùng cho rằng: "Vấn đề lớn nhất là sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương sau khi các bài viết được đăng tải, ngoài phản ánh vấn đề thì báo chí cũng cần đưa ra những giải pháp, cách làm để xử lý triệt để những vấn đề tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường. Ý kiến của người dân, của cơ quan báo chí sẽ được thực hiện ra sao, nếu như các bài viết không được người dân quan tâm, không được các cơ quan chức năng vào cuộc thì loạt bài đó chưa thành công. Điều quan trọng nhất với người làm báo là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, của cơ quan quản lý nhà nước họ sẽ xử lý như thế nào sau loạt bài”.
Đóng góp ý kiến, hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Không phản ánh những vấn đề tiêu cực về bảo vệ môi trường, đội ngũ người làm báo còn có những tác phẩm báo chí nói về việc áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường. Với mục tiêu hoàn thiện chế định quản lý chất thải rắn theo hướng coi chất thải và chất thải nhựa là tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đưa ra quy định EPR với hai trách nhiệm là trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải và trách nhiệm tái chế bao bì, sản phẩm của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Kể từ ngày 1/1/2024, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ.
Nữ nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu (áo trắng) - Đài Tiếng nói Việt Nam và đồng nghiệp tham quan mô hình “Ngân hàng rác - Gửi rác, rút tiền” tại Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Ảnh: Lê Tâm
Để phản ánh chân thực về đề tài này, nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu - Đài Tiếng nói Việt Nam đã đi thực tế vào cho ra đời tác phẩm nhiều kỳ “EPR: Trách nhiệm và thách thức”. Tác phẩm mang đến cách nhìn nhận mới mẻ về việc bảo vệ môi trường của những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều chất thải.
EPR nghĩa là “Tránh nhiệm mở rộng của nhà sản xuất” yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường. Những chai, hộp, lọ, túi, bao bì đóng gói sản phẩm phải được thu hồi, phân loại, tái chế sau khi sản phẩm bên trong đã được sử dụng hết.
Nói cách khác, EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng. Việc quản lý chất thải sau tiêu dùng thuộc về nhà sản xuất, nơi tạo ra chất thải là hoàn toàn hợp lý thay vì là việc của Chính phủ như trước đây.
Nói về tác phẩm này, nhà báo Nguyễn Trần Anh Thu cho rằng: "Tôi bắt đầu quan tâm đến EPR một năm trước và may mắn đã dự nhiều Hội thảo lấy ý kiến các bên cho Dự thảo Nghị định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Vụ pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về EPR. Thực tế không phải ai cũng hiểu về EPR và mặt lợi ích của nó. Tôi đã thực hiện nhiều chương trình, bài viết trước khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ tư liệu để làm loạt bài phân tích EPR sẽ tạo ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp như thế nào? Chỉ ra đâu là thách thức của doanh nghiệp khi thực hiện EPR? Khi Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường được thông qua ngày 10/1/2022 tôi đã triển khai các kỳ phóng sự và chưa có Nghị định nào mà tôi đọc kỹ từng câu chữ và cả các con số..."
Mỗi một thông tư, Nghị định về môi trường khi được thông qua đều có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Ở loạt bài này, tác giả Nguyễn Trần Anh Thu đã lấy ý của các chuyên gia trong nước và quốc tế, để đánh giá khách quan đa chiều về việc thực hiện chính sách mới ban hành, để các quy định về bảo vệ môi trường đi vào đời sống.
Nữ nhà báo mong muốn công chúng hiểu đúng về EPR, đặc biệt là đưa ra các giải pháp, trong đó quan trọng nhất là muốn giảm thiểu rác thải nhựa thì phải đẩy mạnh công cụ quản lý bắt đầu từ chính sách. EPR là chính sách buộc nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm hơn khi tiêu dùng.
Có thể nói, hoạt động của các nhà báo với những tác phẩm gần gũi với đời sống đã tạo ra những công cụ hữu hiệu góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường nói riêng và phát triển bền vững nói chung. Việc thông tin từ chính sách đến thực tiễn đã góp phần thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Những ngày qua, người dân tại Quảng Bình liên tục phát hiện nhiều xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Bảo Ninh và Nhật Lệ, thuộc thành phố Đồng Hới. Sự việc này gây xôn xao trong dư luận khi cá voi là loài cá linh thiêng đối với tín ngưỡng của ngư dân ven biển.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Một chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng đã phải đóng cửa gần như toàn bộ 2.000 chi nhánh trong tuần này để tiến hành vệ sinh sau khi phát hiện vật lạ trong món ăn.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 31/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ trời rét, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Nam Bộ ngày có mưa rào, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 30/3, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa vài nơi, Bắc Bộ trời rét 13-16 độ. Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 29/3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Sau khi nhận thêm không khí lạnh mới vào đêm 28/3, nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội xuống 16-18 độ.