Người làm báo kết nối yêu thương hướng về đồng bào bão lụt

Chủ nhật, 15/09/2024 16:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng chống thiên tai, trong thời gian qua những người làm báo ở hầu hết các cơ quan báo chí vẫn luôn coi hoạt động xã hội từ thiện là một nhiệm vụ quan trọng, thậm chí họ còn sẵn sàng trở thành “cây cầu” kết nối đưa hàng cứu trợ khẩn cấp đến bà con vùng lũ.

Do ảnh hưởng của bão số 3, ngày 10/9/2024, tuyến đường từ thành phố Lào Cai lên thị xã Sa Pa (thuộc tỉnh Lào Cai) còn nhiều điểm sạt lở, cấm ô tô đi lại. Để tiếp cận hiện trường vụ sạt lở phía sâu bên trong, nhóm phóng viên Báo Thanh Niên thuê xe ôm và đi bộ để tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn Hòa Sử Pán 1, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa. Nơi đây có vụ sạt lở đất làm 6 người chết, không chỉ đưa tin về khu vực thiệt hại, nhóm còn tổ chức trao tiền hỗ trợ từ bạn đọc đến các gia đình có người thân thiệt mạng.

Bài liên quan
nguoi lam bao ket noi yeu thuong huong ve dong bao bao lut hinh 1

Nhà báo Phan Hậu đại diện Báo Thanh Niên trao hỗ trợ gia đình nạn nhân vụ sạt lở tại Lào Cai. Ảnh: Báo Thanh Niên

Chỉ trong ngày 10/9, đại diện Báo Thanh Niên, Thị đoàn Sa Pa cùng đại diện chính quyền các xã: Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Thanh Bình đã trao 60 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có người thân thiệt mạng trong các vụ sạt lở đất.

Nhà báo Phan Hậu, Báo Thanh Niên cho biết, “Các vụ sạt lở đất đã biến nơi đây thành một khu vực đổ nát hoang tàn. Chúng tôi đã đưa tin một cách chân thực về những hoàn cảnh khó khăn, gặp nhiều mất mát trong đợt thiên tai này. Có những gia đình mất cả vợ, con, căn nhà là nơi duy nhất để về cũng bị vùi lấp, cuốn trôi. Theo tinh thần khẩn trương, ngay trong những ngày đầu tiên ghi nhận về thiệt hại, Báo Thanh Niên đã phối hợp với các cơ quan đơn vị kịp thời tổ chức trao hỗ trợ và những chuyến hàng cứu trợ đến với đồng bào vùng mưa lũ các tỉnh miền Bắc để chuyển tải tình cảm, tấm lòng của bạn đọc gần xa và cập nhật thông tin đầy đủ trên mặt báo”.

Với cách làm này, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các cá nhân không có điều kiện để trực tiếp đi trao quà, đã chuyển hàng cứu trợ đến các cơ quan báo chí để gửi đến người dân vùng lũ. Qua những bài báo, những bức hình được các cơ quan báo chí đăng tải, bạn đọc ở mọi miền của Tổ quốc thấy được các cơ quan báo chí sẽ là cầu nối để những phần quà của mình đến trực tiếp hỗ trợ người dân vùng lũ, những nơi đầy khó khăn gian khổ mà cơ quan báo chí vừa phản ánh.

Và đối với mỗi người làm báo mặc dù họ khá bận trong việc tác nghiệp, cập nhật thông tin về tình hình mưa bão, công tác khắc phục hậu quả mưa bão, nhưng họ vẫn luôn tâm niệm khi đồng bào ở nơi đó còn gặp khó khăn thì người làm báo không chỉ có đưa tin, viết bài mà còn mong muốn người dân sẽ được hỗ trợ kịp thời.

nguoi lam bao ket noi yeu thuong huong ve dong bao bao lut hinh 2

Ở những nơi khó khăn gian khổ do ảnh hưởng của bão lũ đều có người làm báo tác nghiệp. Ảnh: TTXVN

Trong những ngày đầu tiên xảy ra mưa lũ tại các tỉnh phía bắc, ngày 9/9 và ngày 10/9, hàng trăm suất quà của bạn đọc báo Tuổi Trẻ vượt qua hàng trăm cây số, chục điểm sạt lở đến tay bà con vùng lũ Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai... Mỗi suất quà gồm mì tôm, lương khô, nước lọc, sữa, đèn pin dùng khi mất điện... những thứ cần kíp nhất trong thời điểm đó. Ban biên tập Báo mong muốn những phần quà này có thể phát huy ngay tác dụng.

Riêng tại tỉnh Tuyên Quang, báo Tuổi Trẻ đã hỗ trợ gạo và thuốc men, để thực hiện việc này nhờ tỉnh đoàn Tuyên Quang lựa chọn điểm khó khăn, xa xôi chưa có hỗ trợ đoàn đến để trao tặng. Ngoài gạo còn các loại thuốc được đóng gói cẩn thận để trao cho người dân sử dụng nhằm hạn chế các loại bệnh có thể xảy ra trong và sau lũ.

Nhà báo Nguyễn Đức Bình - Phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ miền Bắc cho biết: "Ngoài việc trao quà trực tiếp đến từng hộ dân bị ảnh hưởng ngay trong thời điểm khó khăn nhất, chúng tôi tính đến phương án dài hơi hơn, trong đó sẽ phối hợp với chính quyền địa phương ghi nhận những khó khăn của người dân sau khi lũ đi qua. Chú trọng đến việc đi học của các bạn trẻ. Tới đây khi các bạn trở lại trường học thì đồ dùng, trang thiết bị học tập sẽ thiếu...".

Thực tế cho thấy, ngay sau khi năm học mới được khai giảng thì mưa bão xảy ra, nhiều trang thiết bị ở các điểm trường bị hỏng, bị trôi theo dòng lũ. Trong quá trình tác nghiệp nhóm phóng viên tại báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận nhiều điểm trường toàn bộ đồ dùng học tập bị hỏng, các trang thiết bị trong nhà và ngoài trời bị hư hại không thể sử dụng. Họ cũng ghi nhận các điểm trường bị sập, không an toàn, cần xây dựng mới, với hi vọng sẽ được xây mới và xong sớm nhất để các em tiếp tục năm học mới.

nguoi lam bao ket noi yeu thuong huong ve dong bao bao lut hinh 3

Nhà báo Nguyễn Đức Bình (phải) - Phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ miền Bắc trao suất quà cứu trợ khẩn cấp đầu tiên đến với người dân vùng lũ Yên Bái trong chiều 10/9. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Hiện, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đang xây dựng phương án phối hợp với chính quyền và đoàn thanh niên các địa phương khảo sát nhu cầu của từng trường. Tránh chồng chéo, trùng lặp, một địa điểm có quá nhiều hỗ trợ mà điểm trường khác lại không. Ngoài ra, báo đã lên kế hoạch trao quà, học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn để các em không bỏ học.

Theo nhà báo Nguyễn Đức Bình: “Trong quá trình triển khai công tác từ thiện, quan trọng nhất là xác định trong từng giai đoạn người dân cần gì, thời điểm vừa mất người thân, vừa mất nhà cần gì, sau đó giai đoạn phục hồi, xây dựng lại và bắt đầu lao động sản xuất lại thì cần gì. Có như vậy mới tránh tình trạng dư thừa, quá nhiều mì tôm, quá nhiều quần áo, thực phẩm… Chúng tôi đã nghĩ đến việc hỗ trợ các cây và con giống để người dân phát triển kinh tế gia đình, quan trọng những sản phẩm, hàng hóa hỗ trợ đó phải phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện sống của người dân ở từng địa phương”.

Có thể nói, bằng rất nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau, cho dù trực tiếp hay gián tiếp, các cơ quan báo chí và người làm báo trên mọi miền Tổ quốc đã đang và luôn nêu cao tinh thần sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Họ đã và đang xây dựng nên những “cây cầu” kết nối hàng triệu độc giả, làm nơi để trao gửi tình cảm của mình đến với người dân đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Những việc làm thiết thực của mỗi tòa soạn, mỗi người làm báo một lần nữa khẳng định công tác xã hội – từ thiện vì cộng đồng luôn là một phần trong hoạt động. Cũng qua đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của người làm báo trong đời sống xã hội.

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

(CLO) Ngày 18/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông năm 2024.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Nâng cao kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

(CLO) Ngày 18/9, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (thuộc Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024.

Nghề báo
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường

(CLO) Ngày 18/9, Hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức đã được diễn ra.

Nghề báo
Báo Giáo dục và Thời đại kết nối trao 60 chiếc xe đạp tới học sinh vượt khó ở Thanh Hoá

Báo Giáo dục và Thời đại kết nối trao 60 chiếc xe đạp tới học sinh vượt khó ở Thanh Hoá

(CLO) Ngày 17/9, Báo Giáo dục và Thời đại (GD&TĐ) đã kết nối nhà hảo tâm trao tặng 60 chiếc xe đạp, 10 phần quà với tổng trị giá gần 100 triệu đồng đến học sinh vượt khó, hiếu học ở các Trường THCS Thanh Phong, THCS Thanh Sơn, THCS Thanh Xuân thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hoá).

Nghề báo
Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

(NB&CL) “Báo chí giải pháp hay báo chí xây dựng, báo chí truyền cảm hứng… thực chất là hành trình tìm lại những giá trị đích thực, giá trị cốt lõi của mình. Chúng tôi hy vọng Diễn đàn Tổng biên tập 2024 sẽ góp tiếng nói quan trọng để làm rõ hơn câu chuyện này. Chúng tôi tin là hàng trăm các đại biểu tham dự chương trình sẽ chung sức với chúng tôi để cùng nhau tìm ra những giải pháp, mô hình hiệu quả nhất trong triển khai báo chí giải pháp tại Việt Nam…” – Nhà báo Trần Lan Anh - Phó Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Tổng biên tập 2024, Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận khẳng định trong cuộc trò chuyện trước thềm sự kiện.

Nghề báo