Người làm báo Thủ đô sát cánh cùng đồng bào vượt qua bão lũ

Thứ năm, 12/09/2024 19:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong suốt thời gian các quận, huyện, thị xã của Hà Nội gánh chịu thiệt hại do mưa lũ, hàng nghìn hộ bị ảnh hưởng. Vào thời điểm đó, người làm báo tại các cơ quan báo chí Hà Nội đã xông pha, đến “điểm nóng” thiên tai để cập nhật thông tin và kịp thời đưa ra cảnh báo về nguy cơ mưa lớn, lũ quét có thể xảy ra với người dân.

Trong đợt xảy ra mưa lũ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc sau bão số 3, nhà báo Hoàng Dũng, Trung tâm tin tức - Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội và các đồng nghiệp được giao tác nghiệp đưa tin về các điểm, khu vực bị ngập do mưa to tại nhiều huyện ngoại thành có các sông lớn đi qua. Như huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, huyện Chương Mỹ, huyện Mỹ Đức…

Dù đã có sự chuẩn bị từ trước tuy nhiên anh và đồng nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, khi tác nghiệp trong điều kiện ngập, mưa to, giao thông chia cắt, phương tiện đi lại gặp nhiều cản trở. Có nhiều thời điểm anh và ê kíp phải lội nước sâu, đi nhờ thuyền của bà con để vào những khu vực người dân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

nguoi lam bao thu do sat canh cung dong bao vuot qua bao lu hinh 1

Nhà báo Hoàng Dũng và các đồng nghiệp Trung tâm tin tức - Đài phát thanh & Truyền hình Hà Nội tác nghiệp trong đợt xảy ra cơn bão số 3. Ảnh: NVCC

Cả nhóm cố gắng tìm kiếm những khu vực, những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, coi đây là dịp để mở rộng đề tài, tránh những đề tài cũ đồng thời cho khán thính giả thủ đô hiểu hơn về đời sống, sinh hoạt của người dân ở vùng 'rốn lũ' của Hà Nội. Trong suốt quá trình tác nghiệp, tất cả phóng viên ở Đài đều nêu cao tình thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.

Nhà báo Hoàng Dũng chia sẻ: “Ban đầu tôi được cơ quan cử đi các tỉnh ven biển như thành phố Hải Phòng, Thái Bình để đưa tin về bão số 3. Sau vài ngày đi các tỉnh thì tôi và đồng nghiệp trong phòng được giao đi các địa phương trong thành phố để ghi nhận tình hình mưa lớn và ngập lụt. Đặc biệt là ghi nhận những ảnh hưởng lũ sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy dâng nhanh, công tác khẩn trương di dời dân đến vùng tránh lũ an toàn ngay trong đêm. Ngay ngày hôm qua (11/9), chúng tôi cũng đi ghi nhận tình hình xã đảo Minh Châu (Ba Vì) bị ngập sâu, giao thông ngưng trệ, hàng trăm ha hoa màu chìm trong biển nước...”

Cũng giống như nhà báo Hoàng Dũng, nhà báo Duy Khánh (Chuyên mục truyền thông đa phương tiện - Media) Báo Kinh tế & Đô thị cũng có gần một tuần để tác nghiệp tại nhiều khu vực bị ảnh hưởng cơn bão số 3 và các vùng ngập lụt của Hà Nội. Vừa viết, vừa làm ảnh, dựng video, áp lực công việc nhưng anh chưa bao giờ cảm thấy mệt hay đuối sức.

Vì làm Media, phần hình ảnh rất quan trọng vì thế anh liên tục di chuyển đến những xã, phường đang bị ngập lụt, luôn bám hiện trường để có được những thông tin hình ảnh chính xác nhất về công tác cứu hộ, hỗ trợ bà con của các cấp chính quyền.

nguoi lam bao thu do sat canh cung dong bao vuot qua bao lu hinh 2

Nhà báo Duy Khánh (Chuyên mục truyền thông đa phương tiện - Media) Báo Kinh tế & Đô thị tác nghiệp tại bãi giữa sông Hồng. Ảnh: NVCC

Ngày 10/9 trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhà báo Duy Khánh và đồng nghiệp đã đến khu vực bãi giữa sông Hồng, nơi có hàng chục hộ sinh sống để ghi nhận thực tế chính quyền quận Tây Hồ huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ di chuyển người, tài sản của người dân phường Ngọc Thuỵ ra khỏi bãi giữa sông Hồng. Lúc đó các tuyến đường vào khu vực bãi giữa cầu Long Biên đã bị ngập sâu, không đảm bảo việc đi lại, may mắn nhà báo Duy Khánh đã đi nhờ được thuyền của người dân. Có thời điểm phải lội nước khá sâu, anh cố gắng quay, chụp nhiều để ghi lại những hình ảnh khẩn trương của các lực lượng làm nhiệm vụ. Được biết, chỉ một thời gian ngắn sau đó toàn bộ khu vực bãi giữa sông Hồng đều ngập trong biển nước.

Nhà báo Duy Khánh chia sẻ: “Mỗi lần đi công tác tại các “điểm nóng” thiên tai, tôi đều chuẩn bị khá kỹ về thiết bị, đôi khi chỉ là những đôi dép thay cho giầy, tác nghiệp mùa mưa bão xác định sẽ phải thay mấy bộ quần áo, nhưng đó là nghề của mình mà! Trong suốt quá trình tác nghiệp tại các khu vực bị lụt, tôi luôn cố gắng chuyển tải được những thông điệp về những khó khăn, mất mát mà người dân lũ đang phải gánh chịu. Chỉ hi vọng rằng mỗi bài viết của mình sẽ trở thành cầu nối để bạn đọc chia sẻ với người dân, giúp họ sớm vượt qua khó khăn".

Có thể nói câu chuyện về nhà báo Hoàng Dũng, Duy Khánh là hai trong số hàng trăm phóng viên không ngại nguy hiểm, gian khó, sẵn sàng dấn thân, tác nghiệp trong thiên tai mưa lũ. Với họ đây không chỉ là trách nhiệm là công việc thường ngày của người làm báo mà còn là sự sẻ chia cùng chính quyền, quân dân thủ đô khi có thiên tai xảy ra.

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

Giá trị cốt lõi của báo chí chính là câu chuyện của kiến tạo và giải pháp

(NB&CL) “Báo chí giải pháp hay báo chí xây dựng, báo chí truyền cảm hứng… thực chất là hành trình tìm lại những giá trị đích thực, giá trị cốt lõi của mình. Chúng tôi hy vọng Diễn đàn Tổng biên tập 2024 sẽ góp tiếng nói quan trọng để làm rõ hơn câu chuyện này. Chúng tôi tin là hàng trăm các đại biểu tham dự chương trình sẽ chung sức với chúng tôi để cùng nhau tìm ra những giải pháp, mô hình hiệu quả nhất trong triển khai báo chí giải pháp tại Việt Nam…” – Nhà báo Trần Lan Anh - Phó Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn Tổng biên tập 2024, Phó Tổng biên tập Báo Nhà báo & Công luận khẳng định trong cuộc trò chuyện trước thềm sự kiện.

Nghề báo
Trong thời kỳ hiện nay báo chí đang đi theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Trong thời kỳ hiện nay báo chí đang đi theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

(NB&CL) “Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước” - Đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo và Công luận trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21/9 tới tại Bình Thuận).

Nghề báo
8 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá 'Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp'

8 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá 'Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp'

(CLO) Chiều 17/9, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn tổ chức buổi họp kỹ thuật và bốc thăm chia bảng Giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI – năm 2024.

Nghề báo
Báo Thanh Niên trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2

Báo Thanh Niên trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2

(CLO) Ngày 17/9, Báo Thanh Niên và EVNHCMC đồng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần 2: 'Những chuyện hay tôi kể...'

Nghề báo
Trao quà cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Trao quà cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn huyện Mỹ Đức, Hà Nội

(CLO) Tạp chí Tình thương & Cuộc sống (Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam) vừa phối hợp với Công đoàn Ban Tuyên giáo Trung ương; Huyện ủy, UBND, Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức tổ chức chương trình “Trao gửi yêu thương - Trung thu ấm tình” cho 300 em nhỏ là trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn huyện.

Nghề báo