(CLO) Vào thời điểm cuối tháng 8 âm lịch, nhiều hộ gia đình tại làng cốm Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) lại bận bịu với công việc gặt lúa và sản xuất vụ cốm lớn nhất trong năm.
Theo người dân làng Mễ Trì cho biết, mỗi năm thường có 2 vụ cốm là vụ chiêm và vụ mùa. Trong đó, vụ mùa thường diễn ra trong tiết trời tháng 5 âm lịch đến hết tháng 8 âm lịch. Bởi vậy, nhiều người dân làng Mễ Trì nói tháng 8 âm lịch là vụ mùa cốm lớn nhất trong năm. Ở thời điểm hiện tại, nhiều hộ gia đình làng Mễ Trì đang rất bận rộn với nghề truyền thống nức tiếng Hà Thành này.
Video sản xuất cốm tại cơ sở Bà Lạng, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
X
Để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất cốm Mễ Trì, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đến tìm hiểu tại cơ sở sản xuất cốm bà Lạng dưới đây:
Theo PV ghi nhận, cơ sở sản xuất cốm bà Lạng do con trai cô tên Hùng và con dâu Hằng trực tiếp sản xuất. Theo chia sẻ của chị Hằng, lúa mà nhà chị dùng để làm cốm là lúa nếp cái hoa vàng của gia đình. Được trồng từ khoảng tháng 5 đến giữa tháng 8 là có thể thu hoạch. "Từ 5h sáng, những người gặt thuê đã chở lúa về cơ sở, vợ chồng tôi cũng dậy sớm nhưng làm công đoạn khác", chị Hằng chia sẻ - Ảnh: Đình Trung
Theo chị Hằng, nghề làm cốm làng Mễ Trì tới nay đã trải qua hơn 1 thế kỷ tồn tại và phát triển. Bởi vậy, vào năm 2019, nghề cốm làng Mễ Trì được đưa vào danh mục 17 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định mới đây của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Ảnh: Đình Trung
Cốm làng Mễ Trì được làm từ nhiều loại lúa khác nhau, như lúa nếp thơm, lúa nếp cái hoa vàng, lúa nếp ta... Song, khi muốn sản xuất ra những hạt cốm đạt chất lượng cao, tiêu chuẩn của thị trường ngon, thơm, dẻo thì việc đầu tiên là khâu chọn thóc sao cho thật chất lượng – Ảnh: Đình Trung
Bà Lạng (69 tuổi, người thôn Thượng, Mễ Trì, Hà Nội), người có nhiều năm làm nghề cốm làng Mễ Trì, cho biết: "Nghề làm cốm cũng giống như bao nghề khác, có rất nhiều công đoạn và những đặc trưng riêng. Trong đó, ngay từ thời điểm chọn thóc cấy cũng rất quan trọng, như gia đình tôi có giống lúa riêng là nếp cái hoa vàng, thường cuối vụ cốm gia đình tôi và hai con thường cấy khoảng 2 sào ruộng để phục vụ việc làm cốm" - Ảnh: Đình Trung
Cụ Ba (80 tuổi, người làng Mễ Trì) là chị em cùng làng với bà Lạng ra phụ giúp gia đình người em bóc tách lúa làm cốm - Ảnh: Đình Trung
Cụ Ba với một bó lúa sau khi tách lá - Ảnh: Đình Trung
Bà Lạng tâm sự, việc làm cốm không thể làm nhanh chóng trong 2-3 ngày, nên ở thời điểm cấy gia đình bà thường chia ra làm hai lần cấy, mỗi lần cách nhau từ 5-10 trên một sào. Khi thu hoạch xong sào này lại có lúa sào khác thu hoạch - Ảnh: Đình Trung
Cận cảnh quy trình tuốt hạt thóc khỏi thân cây lúa. Sau đó những người thợ làm cốm sẽ thực hiện công đoạn đãi thóc trong một bể nước lớn để chọn ra hạt thóc mẩy, thóc nép - Ảnh: Đình Trung
Sau khi thóc được đãi, chờ khoảng 15 phút cho róc nước rồi được anh Hùng (chồng chị Hằng) đổ trực tiếp vào cối rang. Theo anh Hùng chia sẻ, mỗi lần đổ thóc vào cối thường khoảng 2-3 rổ lớn, rang trong cối khoảng 2 tiếng thì màu thóc chín chuyển sang vàng rồi mới đổ ra nia rồi chuyển sang sàng thóc - Ảnh: Đình Trung
"Thóc ban đầu mới đổ vào cối rang thường có màu xanh nhạt, bởi là do giống lúa nếp cái hoa vàng nên mới có màu xanh vây", anh Hùng cho biết - Ảnh: Đình Trung
Anh Hùng đang vớt những gầu thóc vàng xuộm ra rổ sề và đưa sang công đoạn sàng mẩy. "Thóc được rang trong cối phải đảm bảo lửa đều, không được quá to thóc sẽ bị cháy nên tôi phải túc trực thường xuyên trong 2 giờ đồng hồ. Đặc biệt, nguyên liệu để rang thóc bắt buộc phải dùng củi chứ không được dùng than, vì dùng than cốm sẽ không dậy mùi", anh Hùng tâm sự - Ảnh: Đình Trung
Những mẻ cốm sau khi rang xong sẽ được xát vỏ và cho vào giã chứ không được để nguội. Chị Hằng cho biết, ở thời điểm cuối vụ cốm mỗi ngày gia đình chị sản xuất khoảng 2-3 tạ cốm. Cứ 1 đến 1,5 tấn thóc sẽ cho ra khoảng gần 2 tạ cốm - Ảnh: Đình Trung
"Khâu giã cốm rất quan trọng, máy giã cốm không được giã quá mạnh, lực tác động nên hạt cốm vừa đủ để cốm dẻo, tay phải luôn đảo đều những hạt cốm để có được những hạt cốm nguyên hạt, dẻo, thơm... Tùy vào độ non hay già của thóc mà mỗi mẻ cốm thường giã từ từ 6-8 lần mới thành cốm. Trước kia điều kiện chưa có nên bố mẹ và vợ chồng tôi thường dùng thủ công nên mất khá nhiều thời gian, còn bây giờ có máy móc hỗ trợ nên cho năng suất lớn và tiết kiệm được khá nhiều công sức" - Ảnh: Đình Trung
Sau khi xong công đoạn giã, cốm được cho vào máy sẩy để sẩy tiếp những hạt vụn, tạp chất thừa. Sau công đoạn này là có sản phẩm cốm mộc thơm ngon, dẻo của làng Mễ Trì - Ảnh: Đình Trung
Cận cảnh những hạt cốm sau khi được sàng sảy xong. Vì là cốm mộc nên màu hơi xanh chứ không xanh đậm như màu cốm nhuộm ở một số nơi khác... Ảnh: Đình Trung
Cốm mộc làng Mễ Trì trước khi được đưa ra thị trường được chị Hằng đóng gói cẩn thận để giữ cho sản phẩm được bảo quản tốt - Ảnh: Đình Trung
Ngoài ra, để phân phối đến các tỉnh khác hay ra nước ngoài thì cơ sở sản xuất cốm bà Lạng còn hút chân không để đảm bảo cốm vẫn giữ nguyên độ dẻo, thơm ngon khi vận chuyển đường dài - Ảnh: Đình Trung
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".