(CLO) Thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại, hàng chục năm qua bà con người Mường huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đang cùng nhau bảo tồn, gìn giữ. Một trong những ngày lễ lớn mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng mà người Mường vẫn luôn gìn giữ và phát huy là Tết Độc lập (2/9).
Phát huy giá trị bản sắc văn hóa ông cha truyền lại
Theo đó, người Mường ở huyện Ngọc Hồi di cư từ tỉnh Hòa Bình vào lập nghiệp tại huyện Ngọc Hồi từ năm 1990. Trải qua hơn 30 năm sinh sống ở vùng biên giới Kon Tum, cho đến hiện tại họ vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống của quê hương như: Văn hóa cồng chiêng, hát ru, hát đối, hát pọ mạng... góp phần quan trọng trong nền văn hóa đa sắc tộc vùng Tây Nguyên.
Nhiều năm sống xa quê hương bản quán, nhưng cộng đồng bà con người Mường ở huyện Ngọc Hồi vẫn bảo tồn, phục dựng nhiều lễ hội truyền thống như: Cúng lúa mới, mừng cơm mới …và đặc biệt là Tết Độc lập.
Nhận thấy được những nét đẹp văn hoá độc đáo, đa sắc màu, nhiều năm qua, UBND huyện Ngọc Hồi đã xây dựng nhiều đề án nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Mường gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Trong những bộ trang phục truyền thống mới, những chàng trai, cô gái Mường hăng say biểu diễn múa sạp mừng đất nước, ca ngợi quê hương và lan tỏa bản sắc dân tộc tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi miền biên viễn
Chia sẻ với PV, nghệ nhân Đinh Văn Thiệu (thôn Hào Phú, xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi) cho biết: “Tôi đã cùng bà con từ Hoà Bình vào mảnh đất Kon Tum lập nghiệp được hàng chục năm nay. Từ xa xưa người Mường đã sở hữu một kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống được lồng ghép vào các nghi lễ, lễ hội…
Theo thời gian, bà con người Mường ở Hòa Bình đã chọn vùng đất mới, thổ nhưỡng dồi dào, phong phú hơn để an cư, lạc nghiệp. Tuy rời xa quê nhưng bà con luôn gìn giữ những nét văn hóa độc đáo của dân tộc trên mảnh đất Cao nguyên Kon Tum. Điển hình là lễ mừng cơm mới, nghi lễ này thường được tổ chức khi vừa kết thúc vụ mùa”.
Theo ông Thiệu, lễ mừng cơm mới của người Mường tổ chức hằng năm với nhiều nghi thức độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên đã phù hộ cho nhân dân có mùa màng tươi tốt và cầu mong cho mùa vụ mới được bội thu. Nhân dịp này, bà con cùng quây quần bên mâm cỗ để nhắc lại câu chuyện quê hương và khó khăn thủa đầu lập nghiệp trên vùng đất mới.
Nghi lễ giã bông lúa thành gạo trong lễ cúng lúa mới của người Mường ở Kon Tum
Theo quan niệm của người Mường xưa, sau khi lúa được đưa về nhà, gạo mới nấu thành cơm phải đem cơm đó cúng ông bà tổ tiên trước, sau đó mới được ăn. Mỗi hộ gia đình tới ruộng nhà mình cắt và tết các ngọn lúa lại thành một bó nhỏ đem về treo ở đầu cột trong nhà, nơi cạnh bàn thờ tổ tiên. Sau phần này, mọi người trong nhà mới được ra đồng gặt lúa.
Ngoài lễ mừng cơm mới, người Mường ở Kon Tum có nhiều lễ hội mang nét đặc trưng riêng như: Hát đúm (hát giao duyên) giữa trai và gái, hát giao tiếp mời chào (thường-rang, bọ-mẹng), lễ hội hát cúng thần linh và tục mo Mường độc đáo…
Nhờ việc gìn giữ các giá trị văn hóa, lễ hội, bà con người Mường đã quảng bá, lan toả những giá trị tốt đẹp, đa sắc màu trong đời sống. Nhờ vậy, khách du dịch, người dân khắp mọi nơi thường nhớ ngày tổ chức các lễ hội để về hòa chung niềm vui, trải nghiệm nét đẹp văn hoá người Mường, “Văn hoá Hoà Bình” trên mảnh đất Cao Nguyên.
Tết độc lập của người Mường nơi ngã ba Đông Dương
Về với xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi những ngày này khắp đường làng, ngõ xóm đều rực rỡ cờ đỏ sao vàng hân hoan đón khách đến vui Tết Độc lập.
Đối với cộng đồng người Mường ở Ngọc Hồi, Tết Độc lập là ngày lễ lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên đán cổ truyền. Người Mường ở Ngọc Hồi lấy ngày 2/9 hằng năm làm ngày Tết Độc lập để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, trong đó có dân tộc Mường.
Những cô gái Mường biểu diễn văn nghệ mang đậm nét văn hóa của dân tộc trong ngày Tết Độc lập
Bà Đinh Thị Hồng (59 tuổi, trú tại xã Sa Loong) cùng gia đình vào mảnh đất Kon Tum sinh sống từ năm 1990. Kể từ đó đến nay, năm nào gia đình bà cũng quây quần với dân làng vui ngày hội văn hóa Mường và đón Tết Độc lập.
Vốn dĩ sống trong gia đình có truyền thống cách mạng nên bà Hồng càng hiểu rõ những khó khăn, khổ cực của những ngày kháng chiến. Ngày nay, khi được sống trong thời bình bà Hồng và gia đình càng trân quý giá trị của độc lập. Mỗi năm cứ đến Tết Độc lập, trong bữa cơm sum họp, những người già trong gia đình kể cho con cháu nghe về những ngày chiến đấu gian khổ và ý chí kiên cường, bất khuất của anh hùng dân tộc.
Trong không khí tưng bừng vui đón Tết độc lập, các già làng luôn giáo dục con cháu cố gắng học tập và tri ân đối với Đảng và Bác Hồ
“Cũng từ những hy sinh ấy, tôi luôn căn dặn con cháu phải sống đúng và cố gắng, nỗ lực hơn nữa để phát triển quê hương đất nước. Từ đó mới không phụ lòng những anh hùng đã hy sinh để thế hệ sau này được sống trong hòa bình, ấm no.
Quốc khánh 2/9, không chỉ là ngày hội mà đây còn là dịp để dân làng chúng tôi tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại độc lập, tự do cho cả dân tộc. Giờ đây, với sự quan tâm và những chính sách hỗ trợ đời sống của bà con, đặc biệt là người Mường bước sang một trang mới, tươi đẹp hơn”, bà Hồng phấn khởi nói.
Ngoài việc bảo tồn, phục dựng các lễ hội, người Mường còn tạo sinh kế từ nghề đan lát truyền thống
Ông Nguyễn Chí Tường - Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: “Vào dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm, UBND huyện Ngọc Hồi đều hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng người Mường và tạo điều kiện cho bà con tổ chức “Ngày hội làng Mường”. Ngày hội đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, là nơi để người Mường và các dân tộc trên địa bàn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Chính phủ Thụy Sĩ hôm thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế cao hơn đối với quốc gia xuất khẩu này so với Liên minh châu Âu (EU).
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Một người đàn ông 73 tuổi vừa bị tuyên phạt 9 tháng tù vì liên tiếp sàm sỡ bốn nữ tiếp viên trên chuyến bay SQ33 của Singapore Airlines từ San Francisco về Singapore.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.