Người nhiễm COVID-19 có các biểu hiện trên da trước triệu chứng hô hấp

Thứ tư, 19/08/2020 16:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Người mắc COVID-19 không chỉ có các triệu chứng về hô hấp mà còn xuất hiện ở các vị trí khác và biểu hiện trên da là một trong số đó. Nhiều bệnh nhân xuất hiện tổn thương da trước khi xuất hiện triệu chứng hô hấp hay được chẩn đoán COVID-19.

Bệnh nhân mắc COVID-19 có thể biểu hiện bệnh trên da. Ảnh: TL.

Bệnh nhân mắc COVID-19 có thể biểu hiện bệnh trên da. Ảnh: TL.

Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó Trưởng khoa Điều trị nội trú ban ngày, BV Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) không chỉ gây các triệu chứng về hô hấp mà còn ở các vị trí khác và biểu hiện trên da là một trong số đó.

Mới đây, trường hợp bệnh nhân 524 (86 tuổi) mắc COVID-19 tại tỉnh Quảng Nam là ví dụ điển hình. Ban đầu, bà được chẩn đoán zona thần kinh bội nhiễm nên chuyển vào Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng điều trị. Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện do các biểu hiện tăng nặng như sốt rồi rơi vào hôn mê.

Sau hơn nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã tử vong do mắc COVID-19 trên nền bệnh lý nặng là suy tim và suy thận mạn tính.

BS. Tâm lưu ý, theo một nghiên cứu trên thế giới, có 12,5%, tương đương với 9/72 bệnh nhân COVID-19 được theo dõi xuất hiện tổn thương da trước khi xuất hiện triệu chứng hô hấp hay được chẩn đoán COVID-19. Các tổn thương này sẽ tự hết sau khoảng 10 ngày.

Biểu hiện trên da của người nhiễm COVID-19 

Đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân: Biểu hiện đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân xuất hiện cùng với vài mụn nước hoặc mụn mủ. Tỷ lệ gặp khoảng 19%. Các tổn thương thường không đối xứng.

Phát ban mụn nước khác: Tỷ lệ thường gặp khoảng 9%. Tổn thương mụn nước nhỏ, đơn hình thái, khác với hình ảnh mụn nước đa hình thái của thủy đậu.

Đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân, phát ban mụn nước... là biểu hiện trên da của người nhiễm COVID-19 . Ảnh: TL.

Đỏ da, phù nề ở đầu ngón tay, ngón chân, phát ban mụn nước... là biểu hiện trên da của người nhiễm COVID-19 . Ảnh: TL.

Vị trí thường gặp của mụn nước ở trên thân mình, đôi khi xuất hiện ở tay chân. Hoặc đôi khi không phải là mụn nước đơn thuần mà là mụn nước xuất huyết.

Mày đay: Tỷ lệ thường gặp là 19%, thường ở thân mình hay ở lòng bàn tay.

Các biểu hiện dát sẩn khác: Các biểu hiện dát sẩn khác chiếm tỷ lệ 47%. Ví dụ như một số dát sẩn có ở quanh nang lông và có vảy, một vài dát sẩn giống vảy phấn hồng, có thể gặp xuất huyết từng chấm hoặc trên diện rộng.

Một số ca có sẩn thâm nhiễm ở mu tay, mu chân, có thể giống hình ảnh giả mụn nước, hồng ban nổi cao dai dẳng hoặc hồng ban đa dạng.

Livedo hoặc hoại tử: Livedo hoặc hoại tử chiếm tỷ lệ 6%. Hình ảnh hay gặp là mạng lưới livedo, đôi khi hoại tử, điều này thể hiện sự tắc mạch máu nhỏ.

Các biểu hiện khác: Ngoài ra, BS. Hoàng Văn Tâm cho biết, còn có một số biểu hiện trên da khác nhưng ít gặp hơn như: ban ở trong niêm mạc; xuất huyết ở nếp gấp; tổn thương tăng sắc tố giống bệnh Addison, hoặc mắc zona.

Do đó, chuyên gia da liễu khuyến cáo, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở trên mà có yếu tố dịch tễ thì cần chú ý tới nguy cơ mắc COVID-19. Bệnh nhân cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn theo dõi, hoặc xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

"Nếu bệnh nhân nghi ngờ COVID-19 có tổn thương da, làm xét nghiệm RT-PCR dịch hầu họng cho kết quả âm tính thì việc lấy bệnh phẩm xét nghiệm ở da cần được cân nhắc", BS. Tâm nói.

Cách phòng bệnh COVID-19 cho người mắc bệnh lý về da

Theo BS. Tâm, những bệnh nhân mắc bệnh lý nền về da - đặc biệt những bệnh nhân mắc bệnh lý da tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm bì cơ,... cần chú ý tuân thủ chặt chẽ khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế và của bệnh viện nơi bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

cac-bieu-hien-tren-da-o-nguoi-nhiem-covid-19-la-gi

Với những bệnh nhân không thuộc nhóm bệnh lý tự miễn nhưng đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid hoặc các thuốc sinh học... thì cũng cần phải nâng cao cảnh giác để tránh mắc Covid-19 vì đây là nhóm đối tượng nguy cơ cao, dễ mắc bệnh.

"Thực hiện các biện pháp phòng dịch chung như vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi chúng ta tiếp xúc với bề mặt bàn, ghế, thang máy, tay nắm cửa... đó là những vị trí có thể bị dính virus SARS-CoV-2.

Người dân cần đeo khẩu trang và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, tránh tụ tập đông người. Thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh dịch bệnh...", BS. Tâm nhấn mạnh.

Hoàng Minh

Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe