Người Palestine cần con đường thứ ba để hướng tới

Thứ tư, 20/05/2020 17:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Abbas trong tuyên bố mới nhất khẳng định, Palestine sẽ rút lui khỏi các thỏa thuận với Israel và Mỹ như một phản ứng đối với tham vọng sáp nhập khu Bờ Tây của Tel Aviv. Nhưng cái người Palestine cần hơn là tìm một con đường cụ thể để tiến tới hòa bình và ổn định lâu dài.

Người biểu tình cắm một lá cờ Palestine phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới Hebron, ở Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 4/9/2019 - Ảnh: Reuters

Người biểu tình cắm một lá cờ Palestine phản đối chuyến thăm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tới Hebron, ở Bờ Tây bị chiếm đóng, ngày 4/9/2019 - Ảnh: Reuters

Kể từ sau thất bại thảm khốc của khối Ả Rập trong các cuộc chiến năm 1948 và năm 1967, dẫn đến sự kiểm soát hoàn toàn của Israel đối với Palestine, người Palestine vẫn cố gắng trong vô vọng để giành lại những gì đã mất.

Những người tị nạn và bị cầm tù trên chính quê hương họ cố gắng đấu tranh vũ trang và đàm phán hòa bình, nhằm tìm được sự ủng hộ và thực thi công lý. Cả hai chiến lược đều đòi hỏi sự hy sinh lớn và nhượng bộ lớn, nhưng vẫn không dẫn đến việc giải phóng Palestine khỏi sự thống trị của Israel.

Tồi tệ hơn, sự khao khát bành trướng của Israel đã tăng lên cùng với sự nhượng bộ của người Palestine, và bây giờ tham vọng của họ là sáp nhập gần một phần ba những gì người Palestine cho là nhà nước tương lai của họ.

Bất kể ý định sáp nhập có thực sự diễn ra hay không, Israel đã thay đổi hoàn toàn trên thực địa.

Vấn đề của Palestine bây giờ thế nào? Họ phải làm sao và tránh làm điều gì, cần được chính họ giải đáp.

Chẩn đoán bệnh là một nửa của chữa bệnh

Báo chí Trung Đông và thế giới đang tranh luận về thực trạng hiện tại của Palestine. Phía Ả Rập khẳng định, không có “vấn đề Palestine” mà là “Vấn đề thuộc địa của Israel” – vấn đề thuộc địa cuối cùng của khu vực và những người Palestine có thể chứng minh cho vấn đề của mình.

Kể từ khi được thành lập vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa Zion đã biến đổi từ một phong trào dân tộc Do Thái hợp pháp ở châu Âu sang khu vực thuộc địa ở phía đông Địa Trung Hải. Nó dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài hàng thế kỷ, với nhiều cuộc chiến đẫm máu và thù hận, được thúc đẩy bởi sự thanh lọc sắc tộc, tước quyền sở hữu và tạo ra sự di cư của hàng triệu người.

Sự gia tăng bành trướng của Israel, đặc biệt ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng, đã tạo ra một dạng xã hội như của Apartheid.

Thật thú vị, Apartheid “sinh ra” ở Nam Phi vào năm 1948, cùng năm thảm họa Palestine bắt đầu, và nó kết thúc vào năm 1994 với thỏa thuận Oslo-II, chia các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng thành các Bantustans (khu tự trị cho người da đen).

Giống như Nam Phi, Israel muốn chấm dứt sự phân biệt chủng tộc. Họ muốn hòa bình và cùng Palestine xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa kết thúc nhà nước Israel mà là giải phóng tư duy đồn trú, coi bá quyền là cách duy nhất để tồn tại.

Apartheid về bản chất là về quyền bá chủ bất chấp chủng tộc hay những lý do khác. Do đó, đấu tranh chống phân biệt chủng tộc không thể chia cắt giữa tự do và công lý.

Đó là điều mà người Palestine nhận ra.

Tổng thống Mahmoud Abbas tuyên bố rút lui khỏi các thỏa thuận với Israel và Mỹ như một phản ứng đối với ý định sáp nhập khu Bờ Tây của Tel Aviv - Ảnh: Reuters

Tổng thống Mahmoud Abbas tuyên bố rút lui khỏi các thỏa thuận với Israel và Mỹ như một phản ứng đối với ý định sáp nhập khu Bờ Tây của Tel Aviv - Ảnh: Reuters

Người Palestine không chấp nhận cái gọi là “thỏa thuận thế kỷ” do Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra, có nghĩa là không chấp nhận sự bá quyền của Israel, không chấp nhận sống trong cảnh “giam cầm” vĩnh viễn.

Sự phản kháng của Palestine với sự kết hợp linh hoạt, bao gồm cả việc vận dụng các thuật ngữ pháp lý, nhiều nghị quyết của Liên Hợp Quốc để lên án hành vi của Israel, ở góc độ nào đó cũng gây sức ép lớn cho chính quyền của nhà nước Do Thái.

Israel dù rất tự tin về sức mạnh của mình, nhưng họ vẫn bị xem là “quốc gia nhập cư” khi hàng trăm ngàn người di cư, chủ yếu tới Mỹ. Có đến 40% người Israel đang nghĩ đến việc di cư, vì vô số người Palestine mạo hiểm mạng sống để đòi lại quyền trở về mảnh đất của mình.  

Tái lập sự thống nhất của Palestine

Quá trình hòa bình bị trì hoãn và kéo dài gây chia rẽ khủng khiếp cho người Palestine. Đó là quá trình hòa bình bất đối xứng. Do đó, từ bỏ nó phải dẫn đến một số hình thức đoàn kết dân tộc.

Sự cạnh tranh khủng khiếp và không kém phần gây chia rẽ giữa các phe phái chính trị trong các cuộc bầu cử, cho đến nay gây bất lợi cho sự thống nhất. Thay vì đoàn kết chống lại sự chiếm đóng, các phe phái bận tâm đến quyền lực và tăng sức ảnh hưởng của mình.

Trong khi Fatah và Hamas tiếp tục khăng khăng giữ "thành trì" của mình, những người Bantustans tách biệt ở Bờ Tây và dải Gaza đề nghị thành lập một “chiếc ô chính trị” tổng thể. Có thể là một PLO (Tổ chức giải phóng Palestine) cải cách và mở rộng, để đoàn kết tất cả những người Palestine.

Nhưng điều này đòi hỏi một thế hệ người Palestine mới phải bước lên và tiếp quản vị trí lãnh đạo chủ yếu, biết tự gạt bỏ lợi ích nhóm để vạch ra một hướng đi mới mẻ.

Quan trọng là kêu gọi được sự đoàn kết và ngăn chặn xu hướng chia rẽ ở một số bộ phận, và biết phát huy sức mạnh tập thể ở mỗi cộng đồng Palestine để đạt mục đích cuối cùng, bao gồm những người Palestine ở dải Gaza, người Palestine ở Israel, người Palestie ở Jordan và những người Palestine lưu vong.

Người Palestine cần thiết lập sự thống nhất trong nước trước khi nghĩ tới những hành động tiếp theo trong công cuộc tìm kiếm vùng đất của mình - Ảnh: Reuters

Người Palestine cần thiết lập sự thống nhất trong nước trước khi nghĩ tới những hành động tiếp theo trong công cuộc tìm kiếm vùng đất của mình - Ảnh: Reuters

Điều kiện tiên quyết cho kế hoạch này là cải thiện nền kinh tế trong nước, thay đổi bộ máy quan liêu bằng cách chấm dứt tham nhũng và gia đình trị, tạo ra sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, để cải thiện quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng.

Hiện tại, 1/3 ngân sách Palestine dành cho bộ máy an ninh, nhiều hơn cả lĩnh vực giáo dục nhận được. Họ có thể lý giải cho việc này là nhằm đảm bảo an ninh trước Israel. Nhưng thực tế không có lý do gì để tiếp tục chi quá nhiều ngân sách như thế, thay vì đầu tư vào nguồn nhân lực để mang lại lợi thế quốc gia lớn trong dài hạn.

Xây dựng liên minh và đối tác của người Do Thái

Khi Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) có những hành động đơn phương ngăn chặn tiến trình hòa bình do Mỹ dẫn đầu, họ đã bỏ lỡ sự ủng hộ của phong trào đoàn kết quốc tế.

Vì thế, Palestine cần xây dựng lại các liên kết với các phong trào đoàn kết quốc tế ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và các khu vực khác. Đây sẽ là điều cần thiết cho cuộc đấu tranh của họ hướng tới thành công, giống như họ đang kết thúc phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Palestine cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của thế giới Hồi giáo, lực lượng đông đảo các quốc gia có tiếng nói trong khu vực.

Một yếu tố cũng rất quan trọng khác là giành được sự ủng hộ của người Do Thái tôn trọng tự do và công lý ở Palestine, để xua đi tuyên truyền và nhằm đẩy lùi quyền bá chủ của Israel.

Giống như những người da trắng tham gia phong trào chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và trong phong trào dân quyền ở Mỹ, người Do Thái không thể thiếu trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Palestine.

Trong suốt lịch sử của họ, người Do Thái là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chịu đựng rất nhiều từ chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu. Và từ lâu, họ đã đi đầu trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc.

Người Palestine phải hạ bệ bất cứ ai bán những khẩu hiệu chống Do Thái nhân danh họ và xây dựng sự phẫn nộ của người Do Thái đối với một lãnh đạo Israel làm những điều khủng khiếp nhân danh họ.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders từng cáo buộc Thủ tướng Netanyahu "hành động phân biệt chủng tộc”. Điều đó cho thấy thái độ rõ ràng của cộng đồng Do Thái Mỹ và Đảng Dân chủ. Cần nhớ rằng hầu hết người Do Thái Mỹ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, không phải đảng Cộng hòa.

Palestin cần sự ủng hộ của cả các phong trào quốc tế, thế giới Hồi giáo và cả những người Do Thái yêu tự do và công - Ảnh: Reuters

Palestin cần sự ủng hộ của cả các phong trào quốc tế, thế giới Hồi giáo và cả những người Do Thái yêu tự do và công - Ảnh: Reuters

Người Palestine cần nuôi dưỡng tinh thần và sức mạnh tổng hợp mới này để chống lại chiến dịch lấy cảm hứng từ Israel đánh đồng chủ nghĩa chống Do thái với chủ nghĩa bài Do Thái. Chủ nghĩa chống Do thái không liên quan gì đến chủ nghĩa bài Do Thái. Rốt cuộc, người Do Thái là người đầu tiên phản đối chủ nghĩa Zion.

Một quan hệ đối tác mới giữa người Palestine và người Do Thái phải như “răng với môi”, để chống lại sự bất công của Israel, vạch trần những nỗ lực của chính phủ Israel đối với các phong trào như Tẩy chay, thoái vốn, trừng phạt (BDS) như một hành động bài Do Thái.

Kết luận

Sự phát triển của cuộc đấu tranh kiểu mới này rốt cuộc sẽ dẫn đến kết quả - hai nhà nước hoặc một nhà nước hai quốc tịch.

Vẫn còn quá sớm để tranh luận về một nhà nước hay một nhà nước hai quốc tịch, bởi nó có thể sẽ tiếp tục gây ra những chia rẽ.

Israel chắc chắn sẽ phản đối giải pháp một nhà nước tương đương, nhưng nếu không quyết tâm mạnh mẽ hơn, họ sẽ phản đối một nhà nước Palestine có chủ quyền.

Đó là lý do các nhà lãnh đạo Palestine cần phải có một giải pháp lâu dài và sự kết thúc của Palestine nên là công lý và tự do. Điều này sẽ là cơ sở để tạo nên hòa bình và an ninh trong khu vực.

Theo cách này, Israel của Netanyahu sẽ không thể có cả đất đai và an ninh. Nhưng họ cũng không thể tiếp tục sống bằng thanh kiếm và hát tình ca cho người Palestine nghe. Nói cách khác, Israel không thể “lợi cả đôi đường”.

Lịch sử sẽ là người làm chứng vĩ đại nhất. Israel sẽ chấm dứt sự chiếm đóng như tất cả các cường quốc trong thế kỷ qua chấm dứt các quyền lực của họ tại các nước thuộc địa.

Điều này càng sớm sẽ tốt cho cả người Palestine và người Israel.

Hoài Đức

Tags:

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ đã thông qua việc bỏ phiếu cho gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào thứ Bảy, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h