Người phụ nữ dùng khớp chân giả hơn 10 năm vẫn siêng làm từ thiện

Thứ ba, 03/11/2020 15:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong hơn 10 năm sử dụng khớp chân giả, chị vẫn miệt mài đi làm từ thiện, nhiều người không hiểu chị có thể lấy đâu ra sức mạnh, nghị lực để “chạy theo” từ thiện như thế…

Sự kiện: từ thiện

Sử dụng khớp giả nhưng đôi chân không hề mệt mỏi

Hậu quả của một vụ tai nạn kinh hoàng khiến đôi chân của chị Lê Thu Huyền (SN 1984, hiện đang công tác tại Nhà khách Bộ Quốc phòng) không đều nhau do đã phải thay khớp giả, tưởng chừng chị không thể đi được nữa.

Chị Lê Thu Huyền (SN 1984, hiện đang công tác tại Nhà khách Bộ Quốc phòng).

Chị Lê Thu Huyền (SN 1984, hiện đang công tác tại Nhà khách Bộ Quốc phòng).

Ấy vậy mà, người phụ nữ này vẫn vượt lên nỗi đau để đồng hành cùng 4 người khác rong ruổi khắp các tỉnh, thành trong cả nước giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, cũng như động lực để chị vượt qua ám ảnh của quá khứ. Trò chuyện với nữ quân nhân xinh xắn, trên khuôn mặt đầy năng lượng tươi vui, không ai nghĩ cô gái này từng phải chịu nhiều đau đớn.

Chị Huyền nhớ như in năm 2006, khi vừa tròn 23 tuổi biến cố xảy ra khi chị bị tai nạn nặng và tưởng rằng sẽ chết. Nhưng sau 2 ngày, kỳ tích xảy ra. Tuy nhiên, một bên chân chị không bình thường, bác sĩ chẩn đoán có thể sẽ phải cắt bỏ, niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi buồn lại kéo đến.

Nhưng kỳ tích lại đến với chị lần thứ 2, chân chị có thể giữ lại. Nằm viện nửa năm, kết hợp tập vật lí trị liệu, chị Huyền mới có thể đi lại bình thường như mọi người. “Khi phẫu thuật, bác sĩ nói sợ chân mình đã bị hoại tử, cơ hội giữ lại chân rất mong manh, nhưng may mắn phần chân ấy chưa hoại tử nên có thể giữ được và vẫn đi được đến bây giờ. Nhưng để có thể đi lại như hiện tại, các khớp chân của mình hoàn toàn là khớp giả” – chị Huyền tâm sự.

Cũng từ đó, chị bén duyên luôn với việc làm từ thiện. Xem trên mạng, thấy những người bạn tổ chức nhiều chương trình từ thiện, chị cũng muốn góp một chút phần mình vào đó. Dần dà từ thiện ngấm vào máu lúc nào không hay, lâu lâu không đi là chị thấy ngứa ngáy chân tay. Đi thực tế cũng có nhiều ý tưởng riêng, nên chị mong muốn lập cho mình nhóm riêng, hơn nữa nhiều nhóm từ thiện có nhiều mục đích khác nên chị muốn đứng ra tự kêu gọi, trao quà tận tay cho những cảnh đời kém may mắn hơn mình.

Một chuyến từ thiện vào miền Trung.

Một chuyến từ thiện vào miền Trung.

Chị cũng cho biết, mấy năm nữa khi chị về hưu, nếu còn đi được chị sẽ làm từ thiện nhiều hơn bây giờ. Từng ấy năm làm công tác thiện nguyện, chị và những người bạn đã làm từ thiện không biết bao nhiêu trường hợp, không biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh.

Kỷ niệm sâu sắc và nhiều khó khăn nhất là chuyến đi thiện nguyện tại xã Pả Vy (Mèo Vạc, Hà Giang) vào tháng 8 năm 2020 để phát quà Trung thu cho trẻ em tại đây. Đường đi vào điểm từ thiện chỉ có 500m nhưng phải đi mất nửa tiếng. Mọi người phải xuống xe lấp bùn, lấp đá để xe có thể đi vào địa điểm hỗ trợ.

Mọi người ai cũng lấm lem đầy bùn đất, nhưng khi nhìn thấy trẻ em ở đây được cầm đèn lồng trên tay, ánh mắt các em sáng lấp lánh và miệng cười như chưa có niềm vui nào to lớn như vậy thì mọi khó khăn, vất vả của chúng tôi đã được đền đáp, cảm thấy mình làm được nhiều điều ý nghĩa”- chị Huyền chia sẻ.

Nhóm từ thiện của chị Huyền thường xuyên kết hợp với những nhóm khác cùng nhau thiện nguyện khắp các tỉnh thành trên cả nước như đoàn thanh niên cảnh sát cơ động Hà Nội, đoàn thanh niên Hà Nội...

Nhóm từ thiện của chị Huyền thường xuyên kết hợp với những nhóm khác cùng nhau thiện nguyện khắp các tỉnh thành trên cả nước như đoàn thanh niên cảnh sát cơ động Hà Nội, đoàn thanh niên Hà Nội...

Từ thiện là lẽ sống

Nhắc đến sức khỏe hiện tại, chị Huyền thật thà chia sẻ, bác sĩ chẩn đoán 2 khớp của chị đã hoàn toàn hỏng hết, nhưng cũng không hiểu tại sao và cũng rất ngạc nhiên là chân chị có thể đi được, leo đèo lội suối đến tận bây giờ.

Một chuyến đi từ thiện tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Lúc này chị Huyền vừa mới ra viện được 2 ngày.

Một chuyến đi từ thiện tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Lúc này chị Huyền vừa mới ra viện được 2 ngày.

Bản thân chị không có sức khỏe như những người khác, hay ốm đau, thời gian vừa qua, khi lịch trình đi Hòa Bình để trao máy lọc nước cho bà con sắp cận kề, nhưng chị Huyền phải nằm viện vì sốt xuất huyết mất 7 ngày. Đến ngày thứ 4 nhóm lên kế hoạch sẵn sàng, háo hức để được đi chuyến này, đến ngày thứ 6 chị xin xuất viện sớm và kết hợp việc cố gắng ăn uống để không bỏ lỡ chuyến đi ý nghĩa như vậy.

“Trong chuyến đi mọi người cứ sợ mình quỵ, nhưng ai ngờ đi về mình thấy khỏe hơn rất nhiều. Bao biến cố vẫn có thể vực dậy, chút bệnh nhỏ nhoi này có há là gì”- chị Huyền tự tin nói.

“Trong chuyến đi mọi người cứ sợ mình quỵ, nhưng ai ngờ đi về mình thấy khỏe hơn rất nhiều. Bao biến cố vẫn có thể vực dậy, chút bệnh nhỏ nhoi này có há là gì”- chị Huyền tự tin nói.

Nói vậy thôi, nhưng những năm gần đây bác sĩ khuyên chị nên ít đi lại nếu không giữ thì đôi chân sẽ hỏng. Thêm nữa, 3 năm trước chị Huyền tiếp tục bị xe máy đâm. 2 năm nay chân phải bị tắc bạch mạch (bạch huyết lưu thông trong hệ thống bạch huyết, khi dòng chảy này bị tắc nghẽn sẽ gây ra tình trạng phù bạch huyết- PV) và tĩnh mạch. Hiện tại chân của chị càng ngày càng phù, chân phải to gấp đôi chân trái, việc đi lại nhiều lúc cũng khó khăn.

Tuy nhiên nếu không làm từ thiện với mình như một cực hình. Mình cũng không hiểu tại sao, nhưng mỗi lần đi từ thiện bản thân lại hân hoan, lại khỏe, như có thêm 3 lần công lực, có thêm niềm đam mê, sáng tạo cho cuộc sống. Mình thấy nhiều khi nhận tin nhắn ủng hộ, hoặc chỉ cuộc gọi động viên cho một chuyến đi làm thiện nguyện thôi, cảm giác đó vui sướng gấp trăm lần tiền lương về tài khoản”, - chị Huyền kể.

Dự định sắp tới, chị và những người bạn sẽ kêu gọi thêm để vào cứu trợ người dân miền Trung hiện đang bị bão lũ.

Dự định sắp tới, chị và những người bạn sẽ kêu gọi thêm để vào cứu trợ người dân miền Trung hiện đang bị bão lũ.

Thanh Xuân

Tin khác

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống