Nhà báo và chuyện… thưởng trà

Thứ bảy, 09/02/2019 14:27 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo Hoàng Anh Sướng luôn cảm ơn nghề báo, bởi nhờ đó mà anh đã làm được rất nhiều việc ý nghĩa. Anh biết rằng, những bài báo của mình có thể thay đổi nhận thức, tư duy, lưu giữ tình thương... và khi thay đổi tình thương, thay đổi nhận thức thì cuộc sống của mọi người mới có hạnh phúc.

Tôi biết nhà báo Hoàng Anh Sướng (báo Tuổi trẻ và Đời sống) nhiều năm nay nhưng khi chính thức phỏng vấn anh thì mới thấy quá khó để viết bài. Ngồi trò chuyện thì anh độc thoại cả buổi, nào chuyện làm báo, chuyện thưởng trà, chuyện làm từ thiện, chuyện chia sẻ với mọi người về nghệ thuật chế tác hạnh phúc, an lạc, thiết lập tình thương, hóa giải hận thù... Nghe anh giảng thì hay tới mức “con kiến trong lỗ cũng phải bò ra”.

1. Gặp được ông chủ của Hiên trà Trường Xuân, nơi phục hưng tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa trà Việt Nam thật chẳng dễ. Cũng may là chỗ quen biết, lại cùng nghề nên cuối năm cuối buổi, cũng có dịp được ngồi thưởng trà với vị “cao nhân” trong giới trà đạo này. Ngoài viết văn, làm báo Hoàng Anh Sướng còn là nhà văn hóa  trà Việt Nam. Thế nên, tại Hiên trà, mỗi tuần, anh có từ 2 - 3 buổi nói chuyện, trình diễn về nghệ thuật thưởng trà bằng tiếng Anh cho các đoàn khách nước ngoài. Điều đặc biệt là từ việc chia sẻ về nghệ thuật thưởng trà, Hoàng Anh Sướng lại mang đến cho họ những bài giảng để an lạc, để hạnh phúc. Rồi chẳng biết có phải cái nghiệp này vận vào cuộc đời anh hay không mà làm bất cứ việc gì, cuối cùng anh cũng “lái” mọi chuyện vào “chén trà hạnh phúc”. Thế mà, chả hiểu sao, cứ nườm nượp hết đoàn khách này, đoàn khách kia đến, ai cũng thấy vui vẻ, trẻ khỏe khi được ngồi nghe Hoàng Anh Sướng kể chuyện, tôi cũng không ngoại lệ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhật hoàng, Hoàng hậu và nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhật hoàng, Hoàng hậu và nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng

“Nền tảng của hạnh phúc là an lạc, uống trà chính là để cho tâm an. Uống trà trong không gian yên tĩnh, làm đầu óc tỉnh táo và những câu chuyện sẽ được chia sẻ. Khi lắng nghe và hiểu thì sẽ có tình thương đích thực dành cho nhau. Tình thương đó mang lại hạnh phúc...” - Hoàng Anh Sướng khẳng định.

Anh cũng không ngại bật mí chuyện thu hút khách quốc tế đến Hiên Trà bằng sức hút của những bài giảng về hạnh phúc. Và rồi câu chuyện hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là an lạc, trà là để con người gần nhau hơn và cảm nhận được tình thân, hóa giải hận thù. Không có cách nào truyền thông tốt hơn chén trà. Tạo hóa ban tặng trà, café, rượu nhưng chỉ có trà được nâng tầm lên thành trà đạo là vì vậy... Vì thế mà, anh chia sẻ: “Không chỉ có chuyện thưởng trà, những người nước ngoài đến đây đều trầm trồ bảo: Tại sao chén trà lại vĩ đại thế? Dân tộc Việt Nam vĩ đại đến thế? Cứ thế, cuộc sống của tôi từng ngày đều là những khoảnh khắc giá trị vì đã làm được nhiều điều ý nghĩa cho người khác”.

2. Cũng chẳng biết có phải vì anh luôn nghĩ cho người khác nên nhiều người bảo, nghe Hoàng Anh Sướng nói cứ như bị “bỏ bùa”. Đến nỗi có lần thần đồng thơ Trần Đăng Khoa còn rỉ tai tôi bảo: Sướng nó tài lắm, chả hiểu số kiếp thế nào, vợ thì chẳng lấy mà suốt ngày chỉ ngồi nghe người ta kêu nghèo, kêu khổ, chả khác nào một cái thùng rác của cuộc đời... Còn Hoàng Anh Sướng thì vui vẻ bảo: Ừ em ạ, mỗi người sinh ra đều có một sứ mệnh, chỉ làm những việc đó, anh mới thấy cuộc đời mình ý nghĩa.

Cơ duyên gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Cơ duyên gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thật tình thì tôi chưa thấy ai có sức kiên nhẫn và lắng nghe như Hoàng Anh Sướng. Cả ngày anh nghe chuyện của thiên hạ, chuyện trên trời dưới bể của người khác, rồi có hàng tỷ chuyện mà người khác thấy chán thì anh lại tận tụy ngồi tháo những nút thắt, tháo những “nội kết khổ đau”, những mớ bòng bong cho họ mà chẳng chút phiền lòng. Và bao giờ cũng vậy, anh luôn hướng cho mọi người đến cái thiện, tháo gỡ khó khăn bằng tình thương, bằng ái ngữ, bằng những bài báo, những cuốn sách, bằng truyền thông. Anh bảo: Hãy bắt đầu bằng những buông bỏ.

Buông bỏ những ham muốn khôn cùng, buông bỏ những giận hờn, đố kỵ, bon chen, buông bỏ những so sánh hơn thua với người, và buông bỏ luôn cả ý niệm của ta về hạnh phúc. Những ham muốn khôn cùng khiến tâm ta lúc nào cũng như nồi nước sôi sùng sục với biết bao những toan tính. Chúng ta cứ nghĩ rằng, cần phải có thêm cái này, cái kia, mình mới có hạnh phúc thực sự. Nếu không, mình vẫn thấy thiếu, thấy thua người, thua đời, thấy chưa thực sự hạnh phúc. Bởi vậy, chính cái ý niệm về hạnh phúc đó lại là chướng ngại khiến chúng ta không có hạnh phúc thực sự. Hãy can đảm buông bỏ ý niệm đó thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta ngay tức thì.

3. Hoàng Anh Sướng có sức làm việc đáng nể. Dù rất bận nhưng anh không ngừng viết báo, viết văn, một năm trung bình viết đến 200 phóng sự. Sắp tới anh ra cuốn sách thứ 9, còn cuốn thứ 10, 11, 12 thì đã đủ bản thảo, tương lai anh còn nhiều cuốn sách nữa. Anh lúc nào cũng nghĩ đủ cách để chia sẻ với mọi người thông qua nghề nghiệp của mình. Hoàng Anh Sướng luôn cảm ơn nghề báo, bởi nhờ có nghề báo mà anh đã làm được rất nhiều việc ý nghĩa. Anh biết rằng, những bài báo của mình có thể thay đổi nhận thức, tư duy, lưu giữ tình thương, hạt giống thiện và khi thay đổi tình thương, thay đổi nhận thức thì cuộc sống của mọi người mới có hạnh phúc.

Anh còn bảo, nhờ có nghề cao quý này đã dẫn anh tới cơ duyên được gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh – vị thiền sư nổi tiếng thế giới. “Cuộc đời của thiền sư giảng pháp khắp nơi trên thế giới, nhưng chưa bao giờ mời một ký giả nào dù đã có hàng triệu bài báo viết về thầy Hạnh. Thế rồi, một lần đi Canada - Mỹ, thiền sư bảo đệ tử của mình mời một ký giả đi cùng, nhân duyên đến với tôi từ lời mời ấy”. Và rồi cuốn sách “Hạnh phúc đích thực” ra đời với những cuộc trò chuyện độc quyền của nhà báo Hoàng Anh Sướng với thiền sư Thích Nhất Hạnh, trở thành cuốn sách rất được yêu thích năm qua.

Nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng pha trà dâng Nhật Hoàng và Hoàng Hậu.

Nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng pha trà dâng Nhật Hoàng và Hoàng Hậu.

Rồi những gì sâu sắc nhất được học từ Thiền sư, Hoàng Anh Sướng lại đi chia sẻ với nhiều người tại các chùa, tại nhiều trường cấp 3 để hướng dẫn các em về lý tưởng sống, định hướng nghề nghiệp, tình yêu tình dục. Dù anh bận lắm nhưng ai mời đi diễn thuyết thì anh vẫn đi, không biết mệt. Sự thay đổi của nhiều người theo hướng tích cực chính là hạnh phúc của anh. “Hiểu là nền tảng của tình thương đích thực, nếu muốn mang lại hạnh phúc cho người khác thì phải hiểu. Từ hiểu mới thương. Đó cũng là lý do Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đặt pháp danh cho Hoàng Anh Sướng là Tâm Hiểu Thương, thậm chí tôi cũng đã lấy cái tên này để đặt cho quỹ từ thiện của mình” - Hoàng Anh Sướng tâm sự.

Nói về việc làm thiện nguyện của Hoàng Anh Sướng thì đó không chỉ là chuyện xây một cây cầu, ngôi trường, mà cao hơn anh muốn chuyển hóa những kiến thức của anh tới những người tham gia. Anh đặc biệt khuyến khích các ông bố bà mẹ đưa con em mình đi đến các vùng sâu vùng xa để chiêm nghiệm và hiểu cuộc sống xung quanh mình, để trân trọng những gì mình có. Quỹ bảo trợ tình thương anh lập ra không chỉ để bố thí về tài vật mà còn bố thí về pháp cho mọi người. Mà đến tận cùng thì anh chỉ có một mong muốn tột bậc là giúp mọi người hiểu được “hạnh phúc đích thực” trong cuộc đời.

Hạnh phúc là an lạc, an trong thân và lạc trong tâm. Hoàng Anh Sướng giúp tôi nghiệm ra rằng, với những việc ý nghĩa, đáng làm vì người khác thì hãy làm bằng tất cả trái tim.

Minh Vân

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo