Ông Trump công bố video cuộc không kích vào Houthi
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
Theo dõi báo trên:
Nhưng cũng chỉ khoảng 7 tháng sau, hơn hai phần ba những người tị nạn đã trở lại quê nhà. Họ vẫn sợ hãi bom đạn, sợ hãi chết chóc, sợ hãi sự tàn khốc của bom đạn. Nhưng tình yêu quê hương, nỗi khát vọng được trở lại với mái nhà thân quen và vì chính niềm khát khao hòa bình, tự do đã thôi thúc họ trở lại.
Họ hiểu rằng, dù chính quyền các quốc gia sở tại có hào phóng, những gia đình giúp đỡ họ trên đất khách quê người có tận tình đến đâu, thì chắc chắn họ không thể có được sự tự do thực sự, không thể có được sự bình yên bằng ở chính mái nhà của mình, trên quê hương của mình.
Yevheniia Soia là một trong những người như thế. Cũng giống như hàng triệu người khác, cô cũng bàng hoàng và sợ hãi khi lần đầu tiên biết được tiếng bom đạn của chiến tranh là như thế nào. Soia vội vàng chạy theo dòng người di tản ra biên giới.
“Không có thời gian và sức lực để nghĩ về điều gì khác, chúng tôi chỉ theo dõi tin tức, chạy đến ga xe lửa khi có tiếng còi báo động, và nhìn vào tình trạng kẹt xe kéo dài khi những người khác cũng đang cố gắng rời khỏi thành phố”, Soia kể lại.
Cô quyết định đi từ Mariupol đến thành phố phía Tây Lviv, cùng người bạn đời và cô con gái 5 tuổi Lea. Cuối cùng, cô và con gái đã rời khỏi quê hương của họ đến Hà Lan. Nhưng bây giờ, cô ấy là một trong hàng triệu người Ukraine khác đã quyết định trở về nhà, tái định cư ở thủ đô Kiev cùng gia đình.
Người tị nạn Ukraine trở lại vì nỗi nhớ quê hương và tin rằng hòa bình sẽ sớm trở lại.
Theo Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc, cuộc chiến ở Ukraine dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến II với khoảng 7,2 triệu người Ukraine tị nạn trên khắp châu Âu, cùng khoảng 3 triệu người khác trên chính quê hương của mình. Nhưng người tị nạn Ukraine đang quay trở lại, với báo cáo của Tổ chức Di cư Quốc tế vào tháng 6 rằng 5,5 triệu người tị nạn Ukraine đã trở về nhà của họ và tiếp tục tăng lên hơn 6 triệu vào tháng 9.
Trước khi trở về đất nước, Soia vốn đã bắt đầu cuộc sống mới ở Hà Lan. Một gia đình tiếp đón cô và con gái của cô trong ngôi nhà nghỉ dưỡng của họ ở làng Oostkapelle. Soia cho biết khu vực này “yên tĩnh, bên cạnh biển, nơi chúng tôi có thể chờ đợi tình hình tốt hơn để quay trở lại Kiev”.
Khi ở Hà Lan, Soia tình nguyện cùng các gia đình Ukraine đi khắp đất nước để kêu gọi cuộc chiến hãy dừng lại và giúp đỡ những người tị nạn mới đến. Nhưng cũng như suy nghĩ của hàng triệu người Ukraine tha hương trên khắp châu Âu, thì ở đất nước xa lạ, với người mẹ trẻ này, có một cảm giác không biết và “phải làm gì bây giờ”.
“Tất cả chúng tôi từng đều lo lắng và tìm cách ổn định cuộc sống: Tìm việc làm, đóng thuế, tìm trường học cho con cái, đi khám bác sĩ... Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng mình sẽ ở lại ít nhất một năm và chờ đợi, vì vấn đề kinh tế và sự an toàn ở Ukraine”, cô kể lại. Tuy nhiên, trong suốt ba tháng sau khi đến Hà Lan, Soia cho biết mình “chỉ nghĩ đến ngày về”, để rồi quyết định mình sẽ phải trở lại Ukraine.
Câu chuyện của Soia cũng giống như câu chuyện của Iuliia 33 tuổi, người đang đi nghỉ ở Tbilisi, Georgia cùng chồng và con trai 6 tuổi khi cuộc chiến bắt đầu. Lúc Iuliia nghe tin chiến tranh đã bắt đầu ở Ukraine, cô đã rất hoảng sợ khi nghĩ về số phận, về bạn bè và gia đình của mình ở Ukraine.
GRAPHIC: Bất chấp những khuyến cáo không sớm trở lại, song dòng người tị nạn Ukraine trở về vẫn tăng lên tới 6 triệu người tính đến cuối tháng 9/2022.
Iuliia cùng chồng và con trai chuyển đến Berlin theo dòng người tị nạn. Cô cho biết rằng tại Đức, họ ở nhờ nhiều gia đình khác nhau và đều được chào đón nồng nhiệt. Nhưng Iuliia cảm thấy không thoải mái về ngôi nhà mới của mình. Cô ấy nói rằng đó là một cảm giác “kỳ lạ khủng khiếp, đặc biệt là trước đây bạn từng mơ đến thăm Berlin. Nhưng khi bạn thấy mình trong điều kiện như vậy, bạn cảm thấy bị mắc kẹt”.
Trong vài tháng tiếp theo, nỗi nhớ về quê hương, về cuộc sống thân thuộc hằng ngày ở Ukraine đã thôi thúc Iuliia và chồng quyết định cùng cậu con trai của mình bước lên chuyến tàu từng đưa họ tới Đức để trở về Ukraine. Iuliia cho biết: “Chúng tôi đã nghĩ đến việc trở về mọi lúc. Bạn thật khó sống ở đâu đó trong tình trạng mà bạn chỉ muốn trở về nhà mình. Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn được nữa”.
Thật vậy, một cuộc khảo sát gần đây của cơ quan tị nạn Liên hợp quốc được công bố vào tháng 7 cho thấy phần lớn người tị nạn Ukraine hy vọng được trở về nhà càng sớm càng tốt. Dù rằng, hầu hết dự định ở lại nước sở tại cho đến khi tình hình an ninh được cải thiện.
Trên chuyến tàu kéo dài 13 giờ từ Berlin đến Kiev, Iuliia đã ngẫm nghĩ về ý nghĩa của việc về nhà. Cô nói rằng cô ấy biết rằng Kiev vẫn đang bị tấn công, nhưng cô sẵn sàng chiến đấu để có được sự “tự do” ngay trong chiến tranh, sẽ làm mọi thứ để “đảm bảo an toàn cho đứa trẻ”.
Tất nhiên, để ổn định cuộc sống trong bom đạn tại Ukraine thực sự không dễ dàng. Soia sợ bất kỳ tiếng còi hoặc tiếng động nào trong vài tuần đầu tiên và phải mất thời gian để thích nghi với “cuộc sống mới” của mình, bao gồm lệnh giới nghiêm, sự hiện diện của quân đội dày đặc và đường phố bị phong tỏa.
Giờ đây, cô ấy cảm thấy được chào đón xung quanh những đồng bào của mình và cảm thấy an toàn hơn. Nhưng cô cũng đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì có thể xảy ra tiếp theo. “Lựa chọn tốt nhất là tìm một nơi an toàn ở vùng núi Carpathian ở Trung Âu, hoặc quay lại Liên minh châu Âu, nhưng tôi cũng đã nghĩ đến việc gia nhập quân đội Ukraine trong trường hợp xấu nhất”, Soia chia sẻ.
Sau một tháng sau khi chuyển đến Kiev, Iuliia cho biết cảm giác “rất tốt” khi được trở về nhà. “Thật kỳ lạ. Bạn thích cảm thấy mình thật dũng cảm... bạn thấy rằng mình có thể sống với thực tế mới này và cuộc sống mới, cố gắng không cảm thấy căng thẳng, không cảm thấy quá sợ hãi, không còn quá mệt mỏi và khó chịu trước cuộc tấn công từ phía Nga”, Iuliia nói. “Bạn trở nên kiên cường hơn mỗi ngày và ngày càng nuôi dưỡng tình yêu của mình với đất nước nhiều hơn”, cô nói thêm.
Iuliia và Soia chỉ là hai trong số hàng triệu người Ukraine đã trở về quê hương ngay cả khi bom đạn vẫn đang nổ bên tai. Họ đã không còn sợ hãi như khi rời khỏi đất nước chỉ trước đó vài tháng. Họ muốn trở về để gây dựng lại cuộc sống, chuẩn bị cho tương lai và chờ đợi ngày cuộc chiến kết thúc!
Hoàng Anh
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong.
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.