Người truyền cảm hứng sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế

Thứ ba, 21/04/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là một nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, Tiến sĩ y khoa Trần Ngọc Đăng tiếp tục là người truyền cảm hứng và tạo động lực cho giới trẻ Việt Nam trên con đường sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế khi trở về nước.

TS. Trần Ngọc Đăng sau khi hoàn tất khóa học thạc sĩ và tiến sĩ tại Nhật Bản.

TS. Trần Ngọc Đăng sau khi hoàn tất khóa học thạc sĩ và tiến sĩ tại Nhật Bản.

Lấy bằng Tiến sĩ y khoa ngành khoa học chăm sóc con người tại Đại học Tsukuba, học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản khi mới 29 tuổi, TS. phủ Nhật Bản khi mới 29 tuổi, TS. Trần Ngọc Đăng (SN 1988, tại Quảng Nam) - Giảng viên bộ môn sức khỏe môi trường, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dự án và đổi mới sáng tạo cho sinh viên ngành y (GIC) của trường Đại học Y dược TP.HCM là tấm gương nghiên cứu khoa học cần mẫn và là nguồn cảm hứng cho nhiều ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp trong sinh viên. Anh cũng là một nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực khoa học sức khỏe với 35 bài báo quốc tế chuyên ngành được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín có bình duyệt. 

Cảm hứng và động lực đầu tiên mà TS. Trần Ngọc Đăng truyền cho giới trẻ phải kể đến đó là sự táo bạo trong việc tìm học bổng, mở ra cơ hội cho mình bằng sự tự tin vào năng lực bản thân. TS. Trần Ngọc Đăng cho biết, dù biết rõ Đại học Tsukuba chỉ tuyển sinh học viên sau đại học, trong khi bản thân còn là sinh viên không đủ tiêu chuẩn nhưng vì ao ước được theo học khóa học này nên đã tự chứng minh bằng năng lực bản thân, sử dụng những thế mạnh sẵn có như chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ liên quan đến khóa học để thử nộp đơn ứng cử. Và may mắn đã đến, mở ra cho anh cơ hội để được học tập và nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực mình đam mê cống hiến.

Để không không phụ lòng những người “xé rào” chấp nhận cho sinh viên theo học học khóa học vốn chỉ dành cho học viên cao học này, TS. Trần Ngọc Đăng gây ấn tượng với hai giáo sư người Nhật ở Đại học Tsukuba qua khóa học để được tiến cử để nhận học bổng MEXT. Và tận dụng cơ hội có được, TS. Trần Ngọc Đăng hoàn thành bằng thạc sĩ lẫn tiến sĩ tại Nhật Bản với nhiều thành tích nổi bật. Tiếp tục gây chú ý cho giới khoa học với 35 bài báo quốc tế được đăng trên các tạp chí chuyên ngành nổi tiếng.

Hệ thống mặt nạ có bơm khí và phin lọc, giúp cho nhân viên y tế không bị ngộp khi phải mang khẩu trang trong thời gian dài của TS. Trần Ngọc Đăng.

Hệ thống mặt nạ có bơm khí và phin lọc, giúp cho nhân viên y tế không bị ngộp khi phải mang khẩu trang trong thời gian dài của TS. Trần Ngọc Đăng.

Hiện nay, ngoài việc giảng dạy trên lớp, với vai trò là Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo (GIC), bằng sự nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học của mình, TS. Trần Ngọc Đăng còn tiếp lửa cho các sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học. Anh đã thật sự biến GIC trở thành nơi ươm mầm cho những ý tưởng sáng tạo và kết nối nguồn lực khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Và thành quả gần đây nhất, dưới sự dẫn dắt của TS.Trần Ngọc Đăng, hai nhóm sinh viên của trường Đại học Y dược TP.HCM đã giành được giải cao tại Cuộc thi đổi mới sáng tạo y tế quốc tế diễn ra tại Đại học Chen- Kung (Đài Loan) năm 2019.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, anh đã cùng với các thành viên của GIC và các bạn sinh viên đang nỗ lực chế tạo ra các giải pháp nhằm bảo vệ nhân viên y tế và người dân dự phòng việc lây nhiễm bệnh. Một số giải pháp tiêu biểu có thể kể đến như: Hệ thống mặt nạ có bơm khí và phin lọc, giúp cho nhân viên y tế không bị ngộp khi phải mang khẩu trang trong thời gian dài, lại đảm bảo an toàn với hiệu quả tương đương N95. Hay dây đeo khẩu trang được chế từ những tấm bìa nhựa A4 cũ, cũng là một giải pháp thú vị để giúp cho người dân hay nhân viên y tế khi đeo khẩu trang không bị đau tai.

Ngoài ra, hiện nay trung tâm GIC và Đại học Bách khoa TP.HCM cũng đang hợp tác nghiên cứu và chế tạo máy trợ thở đơn giản dành cho bệnh nhân suy hô hấp khi nhiễm virus Corona. Ở các nước phát triển, với nền y tế hiện đại, nhưng trong đại dịch Covid-19 vẫn có rất nhiều bệnh nhân tử vong vì không có máy thở. Cho nên dự án chế tạo máy trợ thở đơn giản cho Việt Nam sẽ rất cần thiết để dự phòng trong tình huống số ca bệnh Covid-19 tăng cao tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, một số giải pháp bảo vệ cộng đồng cũng đang được TS. Trần Ngọc Đăng và các cộng sự của mình gấp rút thực hiện. Đơn cử như giải pháp tay nắm mở cửa không dùng tay, để giữ bàn tay luôn được sạch không bị lây nhiễm. Hay như giải pháp hộp khử khuẩn khẩu trang để tái sử dụng bằng tia cực tím...

Những ngày này, khi sân trường Đại học Y Dược TP.HCM vắng bóng giảng viên, sinh viên thì TS. Trần Ngọc Đăng vẫn miệt mài làm việc cùng các cộng sự của mình tại Trung tâm GIC. Anh tâm sự: “Là tuổi trẻ, điều mình khao khát nhất là làm được những điều hữu ích cho cộng đồng”.

Giải pháp dây đeo khẩu trang giúp cho việc đeo khẩu trang dễ chịu hơn.

Giải pháp dây đeo khẩu trang giúp cho việc đeo khẩu trang dễ chịu hơn.

Không chỉ truyền cảm hứng cho sinh viên, đầu năm 2019, TS. Trần Ngọc Đăng còn cùng Giám đốc Trung tâm GIC PGS-TS. Phạm Lê An xin tài trợ của Quỹ khoa học quốc gia Nafosted (đồng tài trợ bởi Hội đồng y khoa quốc gia Úc) một dự án thử nghiệm hiệu quả khẩu trang bảo vệ trẻ em khỏi tác động ô nhiễm không khí do giao thông. Và đã nghiên cứu lâm sàng khẩu trang y tế, vải N95 có bảo vệ được sức khỏe trẻ em trước bụi mịn hay không? Kết quả của dự án này hy vọng sẽ được xuất bản trong vòng 1 năm tới.

TS. Trần Ngọc Đăng chia sẻ, tham vọng của chúng tôi là muốn phát triển một loại khẩu trang Việt Nam có thể bảo vệ hiệu quả người dân khỏi những tác động của ô nhiễm không khí. Vì hiện nay ô nhiễm không khí là yếu tố thuộc về môi trường gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp khí thải từ động cơ diesel và ô nhiễm không khí ngoài trời là tác nhân gây ung thư.

Mỗi năm, tại Việt Nam có hơn 60.000 ca tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi... trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em. Và nguồn phát thải chính cho việc ô nhiễm này là do giao thông, nhất là các đô thị lớn ở nước ta ngày càng tăng.

Đánh giá về người học trò và cũng là người đồng hành TS. Trần Ngọc Đăng, PGS-TS. Phạm Lê An nhận xét: “Đăng là người nhiệt huyết, có tâm, có tầm. Anh được kỳ vọng là người kế tục sự nghiệp, thực hiện hoài bão của nhiều thế hệ đàn anh trong trường”.

Thanh Hải

Tin khác

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe