Nguồn tin gốc và việc đặt hàng đưa tin của báo địa phương

Thứ sáu, 14/06/2019 10:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chúng ta bắt đầu thực hiện quy hoạch báo chí. Tinh thần chung là sẽ dần xóa bỏ bao cấp. Nhà nước (Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc ) sẽ đặt hàng cơ quan báo chí của mình những nội dung tuyên truyền thiết thực nhất.

Lâu nay chúng ta khó quản lý các loại tin chưa được kiểm chứng, tin giả, tin xấu, độc, chính là do người đưa tin không tác nghiệp theo quy trình, làm tin từ xa, cắt ghép; tin tức từ mạng xã hội.v.v… Cũng phải xác định rằng, mạng xã hội và báo chí chính thống sẽ sống chung. Vấn đề báo chí chính thống phải làm sao để lấn át bằng nhanh, nhạy, chính xác và chuyên nghiệp. Vậy có thể khắc phục bằng việc đặt hàng sản xuất tin tức từ cơ sở. Người đặt hàng là Nhà nước hoặc chính quyền cấp tỉnh; người nhận là cơ quan báo chí tỉnh, thành phố… Bài viết này chỉ như một đề xuất hoặc tham mưu một cách làm.

Chúng ta bắt đầu thực hiện quy hoạch báo chí. Tinh thần chung là sẽ dần xóa bỏ bao cấp Nhà nước (Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc ) sẽ đặt hàng cơ quan báo chí của mình những nội dung tuyên truyền thiết thực nhất. (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: thanhnien.vn

Chúng ta bắt đầu thực hiện quy hoạch báo chí. Tinh thần chung là sẽ dần xóa bỏ bao cấp Nhà nước (Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc ) sẽ đặt hàng cơ quan báo chí của mình những nội dung tuyên truyền thiết thực nhất. (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: thanhnien.vn

Báo chí Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh và nóng. Cùng lúc phát triển báo chí công nghệ điện tử vẫn duy trì và phát huy vai trò của báo in truyền thống... Đó là một thuận lợi lớn và rất căn bản của nền truyền thông đa dạng và thời đại.

Theo báo cáo mới nhất của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, hiện cả nước có tới 844 cơ quan báo chí in. Trong đó báo in là 184 tờ, tạp chí là 660, cùng với tạp chí in còn là trang điện tử nối dài tạp chí. Chúng ta có 24 cơ quan báo điện tử độc lập,189 trang thông tin điện tử được Nhà nước cấp phép. Báo các Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài báo in đều có báo điện tử. Cổng thông tin,trang thông tin điện tử có ở hầu hết các bộ, ngành, hội nghề nghiệp...

Cả nước có 67 đài truyền hình, phát thanh, phát thanh - truyền hình phát sóng có tần số và rất nhiều kênh truyền hình truyền dẫn qua cáp và vệ tinh. Không chỉ có vậy, nước ta hiện có 35 doanh nghiệp sản xuất chương trình, cung cấp dịch vụ cho các đài phát thanh, truyền hình. Hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện với hơn 500 đơn vị cũng tích cực tham gia hoạt động báo chí, không ít người là nhà báo...

Cũng thời điểm này ,cả nước đã có khoảng 50.000 lao động làm việc trong ngành báo chí, trong đó có 20.000 nhà báo có thẻ và 24.000 người là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Do công nghệ điện tử phát triển nhanh, mạnh, tiện ích cao cho nên hơn nửa dân số Việt Nam tham gia khai thác nền tảng internet, mạng xã hội. Mỗi cá nhân một địa chỉ Facebook, thực sự là một địa chỉ cung cấp tin tức nhanh nhậy và linh hoạt...

Hội Báo Xuân Kỷ Hợi tỉnh Thái Nguyên (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: Baothainguyen

Hội Báo Xuân Kỷ Hợi tỉnh Thái Nguyên (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: Baothainguyen

Cùng với tính tích cực của công nghệ và bùng nổ thông tin, phát triển báo chí, có thể nói chưa bao giờ tác nghiệp và hưởng thụ báo chí thuận lợi như hiện nay. Nhưng cũng chưa khi nào chúng ta gặp những thách thức và hệ lụy rất lớn như hiện nay. Đó là : Về chủ quan, báo chí bị chi phối bởi mặt trái của kinh tế thị trường, một bộ phận chạy theo thị hiếu tầm thường, tìm mọi cách để thu lợi, kể cả việc làm méo mó bản chất thật của sự kiện, của tin tức.  Mặc dù chúng ta có đầy đủ công cụ quản lý và vận động như Luật Báo chí 2016, Luật An ninh mạng, cũng như 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc ứng xử của người làm báo trên mạng xã hội… song đây là lĩnh vực khó.

Về khách quan là trong quá trình hội nhập và đổi mới, việc tìm giải pháp quản lý chậm hơn so với sự phát triển của thế giới rộng lớn. Chúng ta đang trong quá trình đổi mới để hòa nhập sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, những non kém trong nhận thức cũng như phương thức quản lý...

Có mấy điểm đang là thực tế hiện hữu mà chúng ta phải quan tâm, xử lý. Đó là: Số lượng báo chí của ta quá đông, phát triển trong giai đoạn vừa qua là quá nóng; một lượng lớn cơ quan báo chí lại tự lo tài chính, nhiều bộ, ngành, tổ chức Hội phó mặc việc chạy vạy để tồn tại của cơ quan báo; tôn chỉ mục đích bị xem nhẹ, các tòa soạn lo tìm cách để thu hút sự quan tâm của công chúng báo chí để mời gọi quảng cáo…

Do tiện ích của mạng xã hội, tác nghiệp báo chí bên cạnh thuận lợi hơn thì người làm báo rất dễ vi phạm quy trình tác nghiệp, “ăn theo” tin tức, thậm chí vi phạm bản quyền, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội dẫn đến làm suy giảm uy tín báo chí. Đó là công nghệ điện tử chưa khi nào phát triển mạnh như những năm vừa qua, trong đó có việc hơn nửa dân số nước ta tham gia mạng xã hội, chủ yếu có địa chỉ Facebook.

Mỗi địa chỉ Facebook thực tế là một trang thông tin độc lập, nhanh nhạy, khó kiểm chứng, kiểm soát. Từ đây, tin giả, tin xấu, độc; tin chưa được kiểm chứng như nấm độc sau mưa. Thực tế đó buộc chúng ta phải tìm một giải hợp lý và hiệu quả nhằm ngăn chặn và giảm thiểu nhiễu loạn thông tin.

Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các địa phương và giới báo chí đang bắt tay vào thực hiện Quy hoạch báo chí giai đoạn 2019 - 2025 mà trọng điểm là năm 2019, 2020. Việc quy hoạch này là quan trong, cần thiết và bức bách trong bối cảnh số lượng cơ quan báo chí sau một số năm bung ra đã trở lên dư thừa, chồng chéo, trùng lắp, lãng phí; Trong bối cảnh nền tảng internet và tiện ích của nó đang ngày càng lớn mạnh giúp cho việc thông tin cập nhật và không tốn nhân lực. Cũng là để các cơ quan báo chí sau quy hoạch có điều kiện thực hiện tốt tôn chỉ mục đích, thâm nhập thực tế, nâng cao chất lượng nội dung. Cơ quan chức năng có thể làm tốt hơn công tác quản lý, chỉ đạo.v.v…

Phóng viên Đài PT-TH Thái Nguyên tác nghiệp (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: Internet

Phóng viên Đài PT-TH Thái Nguyên tác nghiệp (ảnh có tính chất minh họa). Ảnh: Internet

Theo quy hoạch, ở Trung ương, thông qua việc đặt hàng, ngân sách sẽ đầu tư phát triển những tập đoàn báo chí chủ lực đa nền tảng, đa phương tiện như: Báo Nhân Dân, Đài VTV, Đài VOV, TTXVN, Báo QĐND, CAND. Ở 63 tỉnh, thành, báo Đảng, Đài PT-TH là 2 cơ quan tuyên truyền trọng yếu, đặt trong sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Sau quy hoạch, chúng ta thực hiện sản xuất, phục vụ theo đơn đặt hàng, cơ chế bao cấp sẽ dần xóa bỏ… Đây được xác định là thách thức nhưng cũng là thời cơ cho các cơ quan truyền thông địa phương vốn đã có nền tảng tốt về tổ chức sản xuất nội dung, phát hành, phủ sóng. v.v…

Hiện tại, tất cả các báo Đảng địa phương, Đài PT-TH tỉnh đều đã có báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Điều này cho thấy khả năng cung cấp thông tin từ các địa phương là bình đẳng với khu vực khác. Tuy nhiên, do ở sát sự việc, việc đưa tin của các địa phương có thể coi là gốc của nguồn tin, khả năng nhanh nhạy, tính trung thực và chính xác là cao. Nếu Nhà nước đặt hàng cơ quan báo chí địa phương, báo chí cả nước sử dụng tin tức từ địa phương như thông tin gốc, tin nguồn chắc chắn sẽ giảm thiểu tin sai, tin xấu, tin không được kiểm chứng cũng sẽ giảm.

Tôi đưa ra một giả thiết: Nếu được đặt hàng, cơ quan báo chí tổ chức mạng lưới thông tin viên đến tận xã, phường, thị trấn, có chính sách thù lao xứng đáng cho mạng lưới. Tổ chức tiếp nhận tin và đưa lên mạng, tiếp tục phản ánh và cung cấp thông tin cho đến khi kết thúc, chắc chắn sẽ rất hiệu quả.

Cả nước hiện có 11.160 xã, phường, thị trấn. Trừ một vài tỉnh có số lượng lớn như Nghệ An (hơn 400), đa số còn lại chỉ trên dưới 200 đơn vị. Cơ quan báo chí địa phương hoàn toàn có thể tổ chức mạng lưới thông tin viên này. Theo tôi, tổ chức như thế vừa bảo đảm thông tin trung thực, lành mạnh, vừa giúp cho báo chí địa phương nâng cao vai trò và trách nhiệm, có thêm nguồn thu giải quyết lao động báo chí dôi dư trong giai đoạn tinh giản./.

Phan Hữu Minh

Tin khác

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

(CLO) Thông qua cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, mục tiêu của công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Nghề báo