Nguy cơ dịch bùng phát vào thời điểm cuối năm, ăn Tết sao cho đúng?

Thứ năm, 23/12/2021 09:54 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, nguy cơ dịch lây nhiễm vào cuối năm rất cao. Để phòng bệnh, người dân phải thực hiện 5K, hạn chế tiếp xúc, đi lại khi không cần thiết.

Có nên về quê ăn Tết?

Càng về cuối năm, việc có về quê ăn Tết trong bối cảnh dịch hiện nay đang trở thành chủ đề quan tâm của rất nhiều người. Anh Trần Giang Đông ở quận Hà Đông, Hà Nội (quê Hà Tĩnh) cho rằng, năm nào đến Tết cũng về quê nhưng năm nay, kế hoạch về quê vẫn chưa quyết. Lý do, dịch đang diễn biến phức tạp, vì phòng dịch nên khi về quê bị hạn chế gặp gỡ mọi người nên không hứng thú.

nguy co dich bung phat vao thoi diem cuoi nam an tet sao cho dung hinh 1

Ăn Tết là nét đẹp văn hóa nhưng cần đề cao phòng chống dịch bệnh.

Không chỉ anh Trần Giang Đông mà nhiều người khác cũng cùng chung suy nghĩ như vậy. Hiện tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng, mỗi ngày ghi nhận trên 1 nghìn ca bệnh. Chính điều này, nhiều địa phương lo ngại tình trạng người từ Hà Nội về lây dịch nên đặt ra các quy định như yêu cầu test COVID-19, tự theo dõi tại nhà 7 ngày. Mới đây nhất, tỉnh Ninh Bình bị Bộ Y tế “tuýt còi” vì quy định người về từ Hà Nội phải cách ly.

Theo chị Nguyễn Bích Phượng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thì không về quê ăn Tết một năm không sao. Với tình hình dịch bệnh như thế này, hạn chế đi lại để bảo vệ mình và cộng đồng. “Không thể vì về quê rồi lây dịch cho cả nhà ở quê” – chị Phượng lo lắng.

Tại các tỉnh phía Nam, nhiều tháng nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, hiện số người mắc và tử vong vẫn cao. Chính vì thế, nhiều người dù rất muốn về quê ăn Tết nhưng đã quyết định ở lại. Anh Trần Ngọc Sáng sống ở Bình Dương, quê Nghệ An cho rằng, bố mẹ anh ở quê liên hệ động viên ở lại trong này ăn Tết. Vì về quê, di chuyển đi ô-tô khách tốn thời gian mà nguy cơ lây nhiễm dịch rất cao. Chỉ cần một người trên xe nhiễm COVID-19 thì còn phải đi cách ly. Theo anh Sáng: “Về quê, đi chúc Tết họ hàng, làng xóm cũng không ai “nhiệt tình” đón nhận nên đợi khi nào dịch ổn định thì về chơi sau”.

Hiện nay, vì lý do an toàn phòng dịch, nhiều địa phương đã có quy định tự theo dõi tại nhà 7 ngày đối với người trở về từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Chính vì điều này, nhiều người không muốn về quê ăn Tết. “Lịch nghỉ Tết được 9 ngày, tự theo dõi ở nhà mất 7 ngày, thì về quê cũng không có ý nghĩa gì. Nếu các địa phương vẫn quy định như vậy thì tốt nhất ở lại TP. Hồ Chí Minh ăn Tết” – anh Nguyễn Văn Hoan quê Quảng Trị chia sẻ.

Không chỉ hạn chế người về quê ăn Tết mà hiện nay, các địa phương và Bộ ngành đang có nhiều biện pháp siết chặt việc đi lại, tụ tập đông người trong dịp Tết. Theo đó, để phòng tránh dịch, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu người dân thực hiện hiệu quả nguyên tắc “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”. Các quận, huyện, thị xã thường xuyên đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp, xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương theo diễn biến dịch và chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Hạn chế tối đa các hoạt động tập trung đông người, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, nhất là trong dịp cuối năm, lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, đám tang, đám cưới... Hướng dẫn tổ chức Lễ Giáng sinh bằng hình thức trực tuyến để tránh lây nhiễm dịch. Cũng liên quan đến công tác phòng dịch, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị gửi Văn phòng Chính phủ về việc xem xét dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch trong thời gian nghỉ Tết âm lịch.

Không nên tụ tập đông người

Đánh giá về nguy cơ dịch cuối năm, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, hiện dịch bệnh đang tràn lan, bùng phát tại rất nhiều tỉnh thành. Thời gian cuối năm có nhiều lễ hội, như dịp Lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch… thì nguy cơ dịch sẽ bùng phát mạnh nếu không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Đặc biệt việc đi lại nhiều, tụ tập đông người nhiều thì nguy cơ sẽ tăng lên.

“Mặc dù, chúng ta có áp dụng các biện pháp phòng ngừa như hầu hết mọi người đã được tiêm vắc-xin nhưng nguy cơ lây lan dịch vẫn cao” – ông Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Việt Hùng, những lễ hội, những họp hành, tổng kết cuối năm không cần thiết nên hạn chế. Tối giản các hoạt động hội họp, tập trung đông người để giảm thiểu nguy cơ. “Còn việc đi lại, di chuyển mọi người không nên quá lo lắng. Mặc dù, nguy cơ cao  bùng phát dịch nhưng đa số chúng ta đã được tiêm vắc-xin, tỷ lệ tiêm vắc-xin cao nên mức độ bệnh nặng, nguy cơ tử vong cũng không như trước đây. Hiện tỷ lệ bệnh nhân tử vong đã giảm hơn rất nhiều” – chuyên gia này phân tích.

nguy co dich bung phat vao thoi diem cuoi nam an tet sao cho dung hinh 2

Vị này cho rằng, chỉ nên hạn chế các hoạt động tụ tập không nên cần thiết, còn lại việc đi lại giữa các vùng  miền, về quê nghỉ Tết không nên ngăn cấm. Trong giai đoạn này, cần tăng cường khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân cho đúng quy định. “Không nên ngăn cấm việc đi lại, về quê ăn Tết vì dịch nguy cơ cao nhưng không đến mức độ nghiêm trọng như vậy” – ông Nguyễn Việt Hùng nhận định. Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng, ngành Y tế phải chuẩn bị sẵn phương án thu dung, điều trị, những người nhiễm bệnh để đảm bảo hiệu quả, nhanh nhất cho người bệnh.

Trong khi đó, theo PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay chúng ta thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ thích ứng an toàn, linh hoạt, an toàn kiểm soát dịch hiệu quả, chấp nhận có ca nhiễm trong cộng đồng. Chúng ta đã nới lỏng các hoạt động cũng như đi lại của người dân, khi đó sẽ tăng sự tiếp xúc giữa người nhiễm và người lành tạo nên sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy vậy hiện tại việc tiêm vắc-xin trong cộng đồng cũng đã đạt tỷ lệ cao nên có thể có nhiều ca mắc nhưng phần lớn có triệu chứng nhẹ. Chúng ta phải kiểm soát và tuân thủ các yêu cầu phòng dịch, không để số mắc cao quá sẽ quá tải hệ thống y tế gây tử vong tăng. “Dịch còn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Cần ăn Tết vui vẻ, tiết kiệm, hạn chế đi lại và tiếp xúc đông người, thực hiện tốt 5K để tránh lây lan dịch bệnh” – chuyên gia này đề xuất.

Ông Trần Đắc Phu dự đoán, thời gian tới người dân vẫn về quê ăn Tết được nhưng cần lựa chọn phương tiện giao thông an toàn, chấp hành nghiêm quy định của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế khi đi lại. Khi về quê chủ yếu để cúng bái tổ tiên, cố gắng hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người vì dịch còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.

“Hiện nay việc tiêm vắc-xin trong cộng đồng cũng đã đạt tỷ lệ cao nên không thể giãn cách xã hội, ngăn sông cấm chợ để làm kinh tế nhưng cần kiểm soát dịch có hiệu quả. Người dân cần có ý thức phòng bệnh, thực hiện triệt để 5K, tránh tiếp xúc đông người, đi lại khi thật cần thiết. Các hoạt động dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động nhưng phải có điều kiện phòng dịch an toàn để tránh lây lan dịch bệnh” –  ông Trần Đắc Phu phân tích.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy chúng ta cần ăn Tết, vui chơi chừng mực và luôn ý thức bảo vệ, phòng dịch để tránh dịch lây lan, bùng phát.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày 25/4: Thanh Hoá đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 25/4/2024, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Đời sống
Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

Hà Tĩnh: Tuyên dương 35 đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trẻ tiêu biểu

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 -1/5/2024), chiều 24/4, tại huyện Đức Thọ - quê hương của Tổng Bí thư Trần Phú, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, tuyên dương Đảng viên trẻ tiêu biểu, cán bộ công chức, viên chức trẻ giỏi toàn tỉnh.

Đời sống
Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

Hà Giang: Mưa đá làm thiệt hại hàng trăm hecta cây rau màu

(CLO) Ngày 23/4/2024, trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xảy ra mưa đá, đường kính mưa đá khoảng 2-3 cm, đã làm thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân trên địa bàn.

Đời sống
Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống