Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Khủng hoảng lương thực tại châu Phi đang rất trầm trọng. Ảnh: IFAD
Không giống như cuộc khủng hoảng cách đây 13 năm, khi gốc rễ của vấn đề là sự khan hiếm lương thực. Vấn đề lần này nghiêm trọng hơn nhiều, đó là sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến khả năng mua lương thực của hàng triệu người, theo ông Martin Cole thuộc trường Đại học Adelaide ở Úc trong cuộc phỏng vấn với tạp chí khoa học New Scientist.
“Tôi nghĩ rằng lần này đặc thù hơn khủng hoảng lần trước. Không phải bởi vì lượng lương thực đang có sẵn, mà bởi vì mức độ và thời gian của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lần này là một điều hoàn toàn chưa chắc chắn.
Điều đó có khả năng đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực và chúng tôi biết rằng việc đó có tác động lớn đến an ninh lương thực,” ông Cole nói.
Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP) tháng trước đã cảnh báo, cuộc khủng hoảng do virus Corona có thể làm tăng gấp đôi số nằm trong tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm nay, lên đến khoảng 265 triệu người trên toàn thế giới.
Chuyên gia Maximo Torero của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết tình hình hiện nay khác hẳn với cuộc khủng hoảng an ninh lương thực giai đoạn 2017-2018, với vấn đề then chốt là những khó khăn trong việc vận chuyển lương thực khi phải đối mặt với những biện pháp hạn chế đi lại và giao dịch ở nhiều quốc gia.
“Vấn đề lần này không phải là về lương thực có sẵn hay không, mà là việc tiếp cận lương thực”, ông cho hay.
“Chúng ta có nguồn lương thực sẵn có và chúng ta có một vụ mùa ngũ cốc bội thu trong năm nay. Vấn đề chúng ta đang gặp phải là các vấn đề về hậu cần, và đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao bởi vì chúng dễ hỏng và cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất kỳ sự trì hoãn hậu cần nào."
Ông Cole cho biết, trữ lượng lương thực ở mức khoảng gấp đôi trước đây trong cuộc khủng hoảng năm 2017-2018.
“Chúng tôi nghĩ đây là một tình cảnh thật trớ trêu. Chúng ta chứng kiến nạn đói gia tăng trong một thế giới dư thừa. Thị trường nông sản thế giới được cung cấp đầy đủ và tương đối ổn định”, Martien van Nieuwkoop của Ngân hàng Thế giới, phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến vào tháng trước do FAO tổ chức.
"Một thách thức khác đối với hệ thống lương thực là sự sụt giảm nhu cầu dẫn đến giá cả thấp hơn, điều đó có nghĩa là các hộ nông dân cần được hỗ trợ để đương đầu với tình hình này ở nhiều nơi trên thế giới", ông Torero nói.
Nguy cơ khủng hoảng trầm trọng hơn vì ngoài Covid-19, nhiều quốc gia phải đối mặt với nạn châu chấu. Ảnh: Devex
Chỉ số giá FAO của các mặt hàng thực phẩm được giao dịch phổ biến nhất, bao gồm ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa, cho thấy giá lương thực đã giảm trong ba tháng liên tiếp, với tháng 4 năm 2020 giảm 3% so với tháng 4 năm 2019.
“Vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt sẽ là mức giá thấp hơn”, ông Torero nói.
Một rủi ro khác là của các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ ở một số khu vực của châu Phi, theo Giám đốc khu vực của WFP tại Tây Phi ông Chris Nikoi.
Ngày càng nhiều thanh thiếu niên chuyển đến các thành phố, những nông dân ở đây có xu hướng già hóa và dễ bị tổn thương hơn và họ sẽ bị nhiễm bệnh nếu virus Corona lan truyền đến.
“Nếu nhóm dân số già này bắt đầu bị ảnh hưởng bởi trận đại dịch, việc này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất lương thực”, ông nói.
Ông Torero phân tích rằng trong một tình huống kinh tế khả quan, sẽ có thêm 14,4 triệu dân bị thiếu hụt dinh dưỡng ở những quốc gia là các nhà nhập khẩu thực phẩm ròng.
Tuy nhiên, trong một tình huống tiêu cực hơn, con số đó có thể hơn 80 triệu người.
“Có một dòng người mới có nhiều khả năng rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng”, ông Van Nieuwkoop cho biết.
Ông Nikoi cũng lo ngại về tác động đối với dinh dưỡng của trẻ em từ việc các trường học đang bị đóng của trên khắp châu Phi.
Ông cho biết rằng khoảng 65 triệu trẻ em thường ăn “một số bữa ăn bổ dưỡng ở trường giờ không còn nữa” và các công tác đang được chính phủ thực hiện để thay thế các bữa ăn đó.
Ông dẫn chứng một người mẹ của năm đứa trẻ ở Gambia nói rằng hiện giờ cô ấy phải nuôi nhiều miệng ăn hơn bởi vì trường học đã đóng cửa.
Tăng thêm áp lực đối với an ninh lương thực trong năm nay là những đàn châu chấu ở vùng Sừng châu Phi, việc mà FAO đang gọi là tồi tệ nhất trong một phần tư của thế kỷ.
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.