Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng mạnh sau đại dịch

Chủ nhật, 01/08/2021 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch Covid-19 bùng phát dữ dội lần 4 khiến doanh nghiệp bị gián đoạn dòng tiền do đứt gãy chuỗi cung ứng, không có nguồn thu để trả nợ,... khiến nợ xấu ngân hàng tăng mạnh sau đại dịch.

Nợ xấu ngân hàng có dấu hiệu tăng.

Nợ xấu ngân hàng có dấu hiệu tăng.

Nợ xấu ngân hàng đang tăng mạnh

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về xử lý nợ xấu, có thể nói hiện tại, các bảng cân đối tài chính của ngân hàng đã "sáng" lên nhiều khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành giảm dưới 3%. Nợ xấu không chỉ được bán cho Công ty Khai thác và Quản lý tài sản (VAMC) mà còn được chính các ngân hàng tự mua về xử lý và làm sạch bảng cân đối.

Thế nhưng, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến nợ xấu đang dần quay trở lại ám ảnh ngân hàng và cả nền kinh tế. Tính đến 30/6, nợ xấu tại nhiều ngân hàng tăng mạnh so với đầu năm.

Trong nhóm "top 4", tính đến 30/6, tổng nợ xấu có ngân hàng tăng với 31%, có ngân hàng tăng tới 52% so với đầu năm; các khoản nợ dưới tiếu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn cũng đều tăng đáng kể. Điều này cũng kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng.

Tại ngân hàng VIB tăng 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 3.094 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 43% so với đầu năm, lên mức 809 tỷ đồng.

Cũng tính đến thời điểm 30/6, tổng nợ xấu của MSB tăng 18% so với đầu, chiếm gần 1.845 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 47% và nợ có khả năng mất vốn tăng 13%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1,96% lên 2,02%.

Theo các chuyên gia, nợ xấu tại nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục tăng mạnh khi hết thời hạn giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Không chỉ nợ xấu ở các ngân hàng đang tăng lên, mà ngay tại Công ty Trách nhiệm hữu hạng một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) việc xử lý nợ xấu, tốc độ thu nợ chậm.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc VAMC cho biết: “Bán đấu giá thành công rồi, lẽ ra người mua bình thường có thể trả ngay, nhưng hiện nay cũng xin giãn”.

Theo ước tính của các chuyên gia, dư nợ được cơ cấu lại cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN ước khoảng 350.000 tỷ đồng, trong đó, khoảng 30% nợ cơ cấu tiềm ẩn nguy cơ trở thành nợ xấu. Như vậy, khả năng nợ xấu nội bảng của các ngân hàng năm nay sẽ vào khoảng 2,5-3%.

Nguy cơ nợ xấu cao trở lại do Covid - 19

Tại buổi tọa đàm với chủ đề: “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” vừa được tổ chức trực tuyến, các diễn giả đều khẳng định, dịch Covid-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp gián đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.

Tới nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350.000 tỷ đồng nợ xấu (66% số nợ) xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), đạt trung bình khoảng 8.000 tỷ đồng/tháng.

Kết quả này cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bản (21%) bán cho VAMC (25)%. Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150.000 tỷ đồng, (tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực).

Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Báo cáo tài chính quý 2/2021, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh.

Trước đó, chứng khoán BOS cho biết tổng giá trị nợ xấu của các ngân hàng hiện đang niêm yết (24 ngân hàng) đạt 91.244 tỷ đồng vào ngày 31/3/2021, tăng 3.948 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng nhẹ 0,02 điểm phần trăm lên mức 1,41%.

Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cho rằng, nếu không có Covid-19, một khi tảng băng nợ xấu khổng lồ giai đoạn trước được dọn dẹp, thì với nguồn lực tài chính cải thiện mạnh những năm gần đây, các ngân hàng có đủ sức xử lý nợ xấu mới phát sinh.

Thế nhưng, Covid-19 xảy ra khiến khối nợ này lại dềnh lên, nguy cơ hình thành “cục máu đông” mới. Nghị quyết 42 dù còn hiệu lực 1 năm nữa, song lại không có tác dụng trong việc xử lý các khoản nợ mới phát sinh.

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

Agribank: 36 năm: Kiên định, vững vàng cùng sứ mệnh “Tam nông”

(NB&CL) 36 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2024) là tròn 36 năm, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kiên định và thực hiện xuất sắc sứ mệnh riêng vốn có của mình “vì Tam nông”.

Tài chính - Bảo hiểm
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tài chính - Bảo hiểm