Nguyên nhân nào khiến ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp?

Thứ sáu, 11/08/2023 14:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sự gia tăng nhanh của phương tiện giao thông, chủ yếu là phương tiện cá nhân vượt quá năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông dẫn tới ùn tắc trong giờ cao điểm.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 8663/BGTVT-KHĐT trả lời cử tri TP.Hà Nội liên quan đến kiến nghị, với tốc độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông hiện nay thì nhiều nút giao thông trên địa bàn ùn tắc thường xuyên, kéo dài trong giờ cao điểm.

nguyen nhan nao khien un tac giao thong tai ha noi van dien bien phuc tap hinh 1

Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, nhất là trong giờ cao điểm.

Đề nghị Bộ GTVT quan tâm hơn đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, có quy hoạch tầm nhìn dài hạn trên cơ sở phân tích dự báo tốc độ gia tăng các phương tiện giao thông để có giải pháp xử lý.

Trả lời kiến nghị của cử tri, Bộ GTVT cho biết, thời gian qua, Bộ đã phối hợp với UBND các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu từng bước khắc phục ùn tắc giao thông, đặc biệt trên địa bàn hai Thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Nhiều giải pháp mang tính đột phá được tổ chức thực hiện như: hoàn thành các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm, đưa vào hoạt động nhiều tuyến vận tải công cộng sức chứa lớn như tuyến Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Lắp đặt cầu vượt tại các nút giao thông trọng điểm, triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí BOT cửa ngõ các thành phố lớn.

Điều chỉnh chu kỳ tín hiệu đèn giao thông hợp lý, đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố chính.

Hợp lý hoá lộ trình tuyến và đổi mới phương tiện đoàn xe buýt, kiểm soát số lượng và khu vực hoạt động của xe taxi, bố trí lệch giờ làm việc, học tập. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật của người tham gia giao thông,...

Qua đó tình trạng ùn tắc giao thông ở các khu đô thị đông dân cư, các tuyến quốc lộ trọng điểm và tại Hà Nội, TPHồ Chí Minh đã được khắc phục, hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên quá trình thực hiện quy hoạch của các tỉnh, thành phố, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị khá thấp, chưa đáp ứng theo quy định.

Sự gia tăng nhanh của các phương tiện giao thông, chủ yếu là các phương tiện cá nhân vượt quá năng lực đáp ứng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông dẫn tới ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 48/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2022 - 2025, Bộ GTVT đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể.

Phối hợp với các địa phương trong quá trình lập các quy hoạch tỉnh, thành phố đảm bảo phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải hành khách công cộng.

Bên cạnh đó thực hiện nghiêm quy định đất dành cho giao thông chiếm từ 16 - 26% diện tích xây dựng đô thị, đảm bảo hệ thống giao thông cân bằng giữa Cầu và Cung. Đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng, cả quốc gia, vùng và địa phương.

Phối hợp, hỗ trợ hai thành phố lớn đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thi công để sớm đưa vào khai thác nhiều công trình trọng điểm như: đường vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên,...

Tiếp tục phát triển dịch vụ xe buýt, nâng cao hiệu quả kết nối giữa xe buýt với đường sắt đô thị, giữa vận tải công cộng nội đô với vận tải liên tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông hiện đại, tiếp tục triển khai hiệu quả công tác thu phí không dừng.

Đầu tư trung tâm chỉ huy điều khiển giao thông hiện đại với hệ thống giám sát toàn diện, trực tuyến, thông minh để nhanh chóng phát hiện hành vi vi phạm cũng như bất cập, sự cố, điểm nóng về trật tự án toàn giao thông có phương án khắc phục kịp thời và hỗ trợ xử phạt vi phạm (xử phạt nguội).

Chú trọng phát triển vận tải công cộng, có giải pháp quản lý phù hợp với việc sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong khu vực đô thị...

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

(CLO) Sau cú va chạm mạnh, xe đầu kéo bốc cháy dữ dội khiến cả xe bị biến dạng hoàn toàn, xe còn lại bị hư hỏng nặng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Giao thông
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

(CLO) Cú va chạm mạnh giữa 2 xe khách đi cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đoạn qua Bình Thuận) khiến 2 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương, giao thông qua khu vực ùn tắc kéo dài.

Giao thông
Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định, để khắc phục sự cố đứt nhịp cầu phao Ninh Cường cần khoảng 4 tỷ đồng.

Giao thông
Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản số 9980/BGTVT-CDCTVN trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam về đề nghị xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà.

Giao thông
Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80, đảm bảo an toàn giao thông

Khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80, đảm bảo an toàn giao thông

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri TP Cần Thơ liên quan đến khắc phục sạt lở trên Quốc lộ 80 để đảm bảo an toàn giao thông và người dân sinh sống xung quanh tuyến đường này.

Giao thông