Nguyễn Tấn Phát: Những gam màu của yêu thương và hy vọng

Thứ sáu, 08/11/2019 10:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nguyễn Tấn Phát hoạt động mạnh trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng và đã đạt được khá nhiều thành tích, giải thưởng trong ngành. Thế nhưng, người ta lại biết đến anh nhiều hơn với vai trò một họa sĩ vẽ chân dung.

Báo Công luận

"Chân dung". Nguyễn Tấn Phát.

Gần đây nhất, tác phẩm “Gia đình gà” của Tấn Phát đã đoạt Giải nhất cuộc thi Thiết kế thủ công mỹ nghệ do UBND TP. Hà Nội tổ chức. Thế nhưng, đối với đồng nghiệp và những người yêu thích hội họa đương thời, người ta biết đến anh nhiều vì các tác phẩm vẽ chân dung.

Nguyễn Tấn Phát sinh năm 1983. Tuổi thơ gắn liền trên mảnh đất Sơn Tây xinh đẹp, Nguyễn Tấn Phát mang trong mình một niềm đam mê hội họa từ nhỏ. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, sau một thời gian dài hoạt động mỹ thuật ứng dụng và truyền nghề sơn mài cho người lao động địa phương, hai năm gần đây Tấn Phát đi sâu vào hội họa và lần này, anh quyết tâm giữ trọn niềm đam mê này cho mình đến trọn cả cuộc đời. Bên cạnh mảng mỹ thuật ứng dụng, anh dành sự quan tâm đặc biệt cho hội họa, nhất là mảng tranh chân dung.

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát.

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát.

“Từ trước đến nay, mảng chân dung luôn làm tôi thấy “đã” hơn. Tôi có rất nhiều cảm xúc khi vẽ chân dung ai đó, dù là một người quen thân hay một gương mặt thoáng qua trên đường đời”, Tấn Phát tâm sự.

Vậy là những bức chân dung ra đời, khi thì là một người đàn ông với những vết rạn nứt trên phần đầu như một mảng đất bị nứt nẻ, khô kiệt bởi thảm họa môi trường, lúc lại người đàn bà mà phần lớn gương mặt bị chìm trong những mảng màu mông lung, giấu đi đôi mắt, khi lại là một gương mặt bị nhòe nhoẹt như đẫm trong mưa… Những gương mặt đầy ám ảnh này, xuất phát từ nhân sinh quan của họa sĩ: mỗi ngày trong cuộc đời chúng ta đều là những ngày hữu hạn, và còn sống giây phút nào thì cần phải trọn vẹn nếm trải yêu thương.

Từ quan niệm ấy, Nguyễn Tấn Phát vẽ những chân dung không trọn vẹn, những chân dung bị xâm thực bởi thời gian và thảm họa nào đó, những chân dung bị lấn át, bị che lấp bởi thứ quyền lực ghê gớm hoặc bí ẩn nào đó. Có thể thấy, đó là những nhân vật vừa thực vừa ảo, vừa hiện tồn vừa chập chờn hư vô. Chúng như gửi tới một thông điệp về sự vô thường, về tình yêu có thể xoa dịu những vết đau. Tranh chân dung đấy, nhưng chứa đựng khá nhiều triết luận.

Báo Công luận

"Ám ảnh Cam". Nguyễn Tấn Phát.

Tác phẩm “Ám ảnh cam” trong series vẽ chân dung của Nguyễn Tấn Phát nổi bật lên bởi gam màu cam và xanh dương. Gương mặt của một phụ nữ không rõ đôi mắt, trên đó là một mảng màu cam, thể hiện sự day dứt, tiếc nuối, và màu xanh dương, thể hiện sự hy vọng và sức sống mãnh liệt. Hai mảng màu đối chọi nhau nhưng lại vẫn hết sức hài hòa, trong một hòa sắc tổng thể đẹp mắt. Phía đâu đó trong vùng tối của đôi mắt, hiển hiện những bí ẩn của tiếng quạ đen sắp vỗ cánh, của những tiếng nói vọng về từ thiên nhiên huyền bí, tuy nhiên nét mặt hồn hậu của người phụ nữ đã kéo tất cả trở về với thực tại, một thực tại hỗn độn với vòng quay sinh lão bệnh tử, nhưng rồi chính màu xanh đã ám chỉ một niềm hy vọng tràn trề.

“Chỉ có yêu thương mới cứu rỗi thế giới”, người họa sĩ nói về bức tranh của mình, về màu xanh mà anh đã cố tình lưu lại trong tâm trí công chúng, bởi với anh, nó chính là sự hiện hữu của tình yêu, thứ sẽ đẩy lùi mọi tăm tối và đau khổ.

Nguyễn Tấn Phát cho biết, với anh, vẽ chân dung quan trọng nhất là lột tả được phần hồn phía trong nhân vật, chứ không phải vẻ bề ngoài. Bởi vậy nên hằng này, anh vẫn đau đáu đi tìm những lát cắt của màu sắc để lộ ra tinh thần của những con người mà anh đang diễn tả. Đó có thể là gương mặt bạn bè xung quanh, những người mang lại nhiều cảm xúc cho họa sĩ. Đó cũng có thể là những gương mặt thoảng qua mà anh gặp trên đường, hoặc thậm chí là những bóng hình trong một giấc mơ.

Họa sĩ không vẽ những gì anh nhìn thấy, mà vẽ những điều anh cảm thấy. Những chân dung trong tranh Nguyễn Tấn Phát vì vậy mà có chiều sâu nội tâm, có sự ám ảnh đối với người xem, và tràn đầy cảm xúc.

Đấy cũng chính là một cách anh thể hiện tình yêu thương của mình, thứ sẽ hóa giải cho mọi buồn đau và sự hữu hạn của đời sống. Tình yêu thương ấy hiện hữu trong từng mảng màu, từng nét vẽ của họa sĩ.

Quỳnh Lâm

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa