(CLO) “Ở khắp mọi nơi và mãi mãi” của Nguyễn Trần Nam có lẽ là một bước chuyển cả về ý niệm, tính thẩm mỹ và năng lượng sáng tạo trong thực hành nghệ thuật.
Nghệ sĩ Nguyễn Trần Nam sẽ có cuộc gặp gỡ với người yêu mỹ thuật trong đợt mở xưởng với chủ đề “Ở khắp mọi nơi và mãi mãi” vào 18h00 thứ Sáu, 19/7 tại Manzi Exhibition Space, 2 ngõ Hàng Bún, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Manzi, “Ở khắp mọi nơi và mãi mãi” giới thiệu bộ tác phẩm trên chất liệu giấy dó đầu tiên của Nguyễn Trần Nam.
Nghệ sĩ Nguyễn Trần Nam sẽ có cuộc gặp gỡ với người yêu mỹ thuật trong đợt mở xưởng với chủ đề “Ở khắp mọi nơi và mãi mãi”. Ảnh: hanoigrapevine.com
Nối dài những chủ đề đã ghi nhận diện mạo cá biệt và độc đáo của Nguyễn Trần Nam, chuỗi tác phẩm mới trong đợt mở xưởng này tiếp diễn một danh mục chi li các cảnh huống, quen thuộc cũng có nhưng phần nhiều lạ lẫm và bất ngờ.
Không chỉ là những phản chiếu riêng tư phần ký ức và ám ảnh cá nhân của nghệ sĩ được đan cài với những ám chỉ rộng lớn hơn xung quanh các sự cố chính trị - xã hội, các cảnh huống trong “Ở khắp mọi nơi và mãi mãi” còn dẫn dụ nhiều khả thể hư cấu mang tính huyền thoại và siêu thực.
Sự đổi mới này được nghệ sĩ đề xuất thông qua ba phương án: Thứ nhất là bối cảnh và không gian đổi khác đến từ việc thay đổi chất liệu.
Bằng việc chuyển đổi từ chất liệu quen thuộc như sơn mài và sơn dầu vốn gắn bó với nghệ sĩ bấy lâu nay sang một bề mặt chất liệu mới - vốn nhiều tự do và bay bổng hơn - là giấy dó, dường như nghệ sĩ được giải phóng khỏi những ranh giới vẫn định sẵn trong các sáng tác trước đây.
Thứ hai là những chỉ dấu đến từ các nhân vật: Các cá thể mang hình người trong tranh của Nguyễn Trần Nam luôn bị giấu đi diện mạo và danh tính.
Thứ ba là sự có mặt của một loạt vật thể dị biệt trong tranh (một cái thang, cái cây chết khô, một con mắt rớt tròng, nội tạng bị mổ ra, xác hươu…). Kết cấu đồng hiện của không gian nếu soi chiếu quanh hệ thống ký hiệu lạc lõng và lạ lẫm này nở ra vô vàn những tín hiệu biểu thị mới, hệt như ảo giác bừng nở từ cú xoay của ống kính vạn hoa…
“Ở khắp mọi nơi và mãi mãi” đánh dấu lần trở lại thứ tư của Nguyễn Trần Nam tại Manzi. So với ba chương đã qua, đợt mở xưởng này có lẽ là một bước chuyển cả về ý niệm, tính thẩm mỹ và năng lượng sáng tạo trong thực hành của anh.
Một tác phẩm của Nguyễn Trần Nam tại triển lãm. Ảnh: Manzi
Nguyễn Trần Nam sinh năm 1979, thuộc thế hệ họa sĩ đương đại thứ hai ở Hà Nội. Kể từ năm 2003 tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh đã xây dựng một chuỗi tác phẩm đa dạng, được thực hiện dưới nhiều loại hình và chất liệu khác nhau.
Các tác phẩm của Nguyễn Trần Nam thường lấy cảm hứng từ trải nghiệm của bản thân. Khi tối tăm và nặng nề, khi giễu nại và khôi hài, nghệ thuật của anh phản ánh các vấn đề của chính trị, xã hội và lịch sử của Việt Nam trong quá khứ cũng như thực tại. Đồng thời làm nổi bật lên câu chuyện của cá nhân cũng như mối quan hệ con người của các nhân vật thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp lao động.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại Di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Gia Viễn tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Ngày 6/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2025 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Đây cũng là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".