Nhà báo - cựu binh Mỹ vạch trần vụ thảm sát Mỹ Lai

Thứ sáu, 03/04/2015 08:54 AM - 0 Trả lời

Nhà báo - cựu binh Mỹ vạch trần vụ thảm sát Mỹ Lai

Hơn 1 năm sau ngày diễn ra “cuộc hành quân đầy tội ác kinh hoàng” qua làng Mỹ Lai, vượt qua nhiều nỗ lực che giấu của những người đứng đầu quân đội Mỹ, vụ thảm sát cuối cùng đã bị vạch trần trước công luận thế giới.
 
 
 
Người có công đầu trong cuộc chiến phơi bày những tội ác man rợ trong vụ thảm sát này chính là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, Ronald Ridenhour.
 
Vụ tấn công mang tính hủy diệt
 
Ronald Ridenhour (1946-1998) sinh ra tại Oackand, California và lớn lên tại Phoenix, Arizona. Ông gia nhập quân đội Mỹ và đảm trách nhiệm vụ điều khiển súng máy trên cửa trực thăng quân sự thuộc Đại đội Charlie, Lữ đoàn Bộ binh 11 của Quân đội Mỹ. Đây cũng chính là đơn vị phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát ở Mỹ Lai.
 Báo Công luận  
Nhà báo Ronald Ridenhour khi ở Việt Nam
 
Vài ngày sau vụ thảm sát kinh hoàng, chiếc trực thăng của Ronald Ridenhour đã bay qua những con kênh “lênh láng máu và đầy những xác người” ở Mỹ Lai. Tuy không trực tiếp tham gia vào trận càn, nhưng từ những gì nghe được từ đồng đội đã khiến Ridenhour thật sự bị chấn động và ám ảnh. Cuộc giết chóc quá kinh khủng và vượt xa sức tưởng tượng của Ridenhour.
 
Đầu năm 1969, Ridenhour xuất ngũ, trở lại quê nhà, ông đã đánh máy lại tất cả những gì mình biết về vụ thảm sát Mỹ Lai trên 3 trang giấy và gửi đi 30 bản sao đến các phái đoàn Quốc hội bang Arizona, các cơ quan khác bao gồm cả Lầu Năm Góc, Tổng thống Mỹ Richard Nixon, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số thành viên cao cấp khác và nhiều cơ quan báo chí khác.
 
Lá thư của ông đã miêu tả vụ tấn công mang tính hủy diệt vào Mỹ Lai, hay Pinkville theo cách gọi của lính Mỹ, như là một hành động “đáng kinh tởm và không thể tha thứ được”. “Một người lính tìm thấy một đứa trẻ với cánh tay bê bết máu vì bị thương, nhưng thay vì làm gì để giúp nó, tên lính đã giết chết đứa bé bằng lưỡi lê của khẩu M-16 trong tay mình”, bức thư của Ridenhour viết.
 Báo Công luận  
Thảm sát Mỹ Lai qua ống kính phóng viên Mỹ
 
Paul Meadlo, một xạ thủ tham gia cuộc tấn công, cũng kể với Ridenhour rằng khi Meadlo đứng trước khoảng 80 người dân thường, Calley, một trong những tên chỉ huy trận càn đã ra lệnh “giết bọn rác rưởi này”. Sau mệnh lệnh, hai tên lính Mỹ đã bắn xối xả hết 4 hay 5 băng đạn vào những người dân thường không một tấc sắt trong tay.
 
Một người lính Mỹ “còn có lương tâm” khác đã phải tự bắn vào chân mình để có thể được rời khỏi Mỹ Lai mà không phải tham gia vào cuộc giết chóc dã man, điên cuồng của Đại đội Charlie tại đây.
 
“Những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai? Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết chắc có những gì đã xảy ra ở Mỹ Lai, nhưng tôi tin rằng đã có điều gì đó vô cùng đen tối xảy ra ở đó”, Ridenhour viết. “Nếu bạn và tôi thực sự tin tưởng vào công lý và bình quyền, thứ được coi là nền tảng của nước Mỹ, thì chúng ta phải nhanh chóng tiến hành một cuộc điều tra rộng rãi bằng tất cả nỗ lực của mình”, lá thư của Ridenhour thiết tha đề nghị.
 
Vụ việc Mỹ Lai vỡ lở
 
Nhưng đáp lại, rất nhiều các quan chức đã “lờ đi” lá thư của người cựu binh, chỉ có các nhà báo cùng thời đã nhanh chóng vào cuộc. Năm 1960, nhà báo Seymour Hersh đã tiến hành cuộc điều tra độc lập với chính phủ về vụ thảm sát Mỹ Lai. Ông đã có cuộc trao đổi với Calley, người chỉ huy trận càn dã man vào Mỹ Lai, cùng nhiều nhân chứng khác.
 
Ngày 12/11/1969, vụ việc Mỹ Lai vỡ lở. Ngày 20/11, các tạp chí lớn như Time, Life, Newsweek, Los Angeles Times… đồng loạt đăng lên trang bìa vụ thảm sát Mỹ Lai. Một số tờ báo còn mạnh dạn hơn khi đăng cả các bức ảnh mô tả những người dân thường bị giết trong vụ thảm sát.
 
Những bài báo trên đã khiến dư luận Mỹ sục sôi phẫn nộ. Sức ép lớn đến nỗi Mỹ bắt buộc phải đình chỉ và điều tra các tướng tá có liên quan đến vụ việc và cả các quan chức cố tình che giấu thông tin về vụ tấn công đáng ghê tởm này.
 
 Báo Công luận
 
Thẻ nhà báo của Ronald Ridenhour do chính quyền VNCH cấp.
 
Bản báo cáo cuối cùng, The Peers Report, được công bố tháng 3 năm 1970, đã lên án mạnh mẽ việc các sĩ quan cấp cao che giấu vụ việc cũng như những hành động của các sĩ quan thuộc Đại đội Charlie tại làng Mỹ Lai.
Nhưng cuộc hành trình điều tra đơn độc của Ronald Ridenhour cùng các nhà báo khác vẫn chưa dừng lại. Họ đã trở lại Việt Nam, có hàng loạt bài báo công bố để cung cấp cho công chúng Mỹ một cái nhìn toàn diện hơn về sự dã man của vụ thảm sát. Ronald Ridenhour còn có cả thẻ nhà báo do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó cấp.
 
Trận càn kinh hoàng của lính Mỹ, cướp đi mạng sống của khoảng 500 thường dân Mỹ Lai mãi mãi là một vết nhơ đen tối nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Nhà báo Seymour Hersh, người theo đuổi cuộc điều tra này đã nhận giải thưởng Pulitzer, giải thưởng báo chí cao quý nhất năm 1970 cho loạt bài của mình.
 
Ngoài đóng góp của cựu binh Mỹ Ronald Ridenhour và nhà báo Seymour Hersh, một người nữa góp công phanh phui sự dã man của quân đội Mỹ trong trận càn là nhiếp ảnh gia Ron Haeberl. Haeberl đã trực tiếp chứng kiến trận càn này với tư cách là phóng viên quân đội nhằm cung cấp chứng cứ cho việc thống kê “đếm xác” của quân đội Mỹ. Các xác chết mà Mỹ gọi là “Việt Cộng” lại toàn là người già, em bé và phụ nữ. Chính lính Mỹ cũng đã phải thú nhận rằng họ “không gặp phải bất cứ sự kháng cự nào” và kết thúc cuộc hành quân dã man ấy mà “không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương”.
 
Những bức ảnh của Haeberl có nội dung chấn động và “khó tin” đến mức trong suốt một năm đầu sau cuộc thảm sát, không một nhà xuất bản nào dám công bố câu chuyện đẫm máu và vô nhân tính này.
 
Những đóng góp của các nhà báo, nhất là của Ronald Ridenhour đã được cả thế giới ghi nhận. Sau này, người ta đã vinh danh người cựu binh kiêm nhà báo điều tra dũng cảm này bằng cách đặt tên ông cho một trong những giải thưởng báo chí uy tín nhất nước Mỹ, giải thưởng Ridenhour được trao bởi Viện Quốc gia Mỹ và quỹ Fertel, nhằm vinh danh những người dám nói lên những sự thật lớn lao nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội.
 
Theo Infonet 

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo