(NB&CL) Những ai đã từng một lần đặt chân đến mảnh đất thiêng Trường Sa, đều có chung một ước hẹn và khát khao ngày được trở lại. Và tôi - một phóng viên với ba lô trên vai và những chuyến đi rộng dài khắp đất nước thì sau một lần được đến với vùng biển thể hiện chủ quyền dân tộc ấy, trong tim luôn đau đáu với câu hỏi, bao giờ được đặt chân đến Trường Sa một lần nữa?
Cuộc đời phóng viên đã cho tôi cơ hội đến nhiều vùng đất của Tổ quốc. Mỗi một địa danh tôi đến đều ẩn chứa trong đó những điều tuyệt vời về văn hóa, lịch sử, cuộc sống, sinh hoạt của người dân bản địa. Tôi biết ơn công việc và nghề nghiệp đã cho tôi những trải nghiệm không dễ gì có được ấy. Và khi lần đầu được đặt chân đến Trường Sa trong chuyến công tác đầu tháng 4/2024 vừa qua thì cảm xúc trong tôi thực sự vỡ òa. Quần đảo Trường Sa hiện ra trước mắt tôi như một thước phim quay chậm với đầy đủ các cung bậc cảm xúc.
Đọc về Trường Sa qua sách báo, ngắm Trường Sa qua những bức ảnh, thước phim tôi đã yêu Trường Sa đến cháy bỏng, nhưng khi tận mắt chứng kiến một Trường Sa kiêu hùng trước mắt, tôi thực sự xúc động. Tôi cũng tự hào trước vẻ đẹp của mảnh đất thiêng nơi đầu sóng ngọn gió. Một vùng biển trong xanh trải dài đến vô tận, ở đó có ý chí và nghị lực của những người con phi thường.
Đến Trường Sa hôm nay, nhìn những đảo nổi, đảo chìm đã trở thành pháo đài chiến đấu kiên trung giữa Biển Đông, bảo vệ chủ quyền biển Tổ quốc, hay hình ảnh người lính Hải quân tuổi đôi mươi ngày đêm hiên ngang giữa đất trời mặc cho bão táp mưa dông, như cây phong ba sừng sững giữ cột mốc chủ quyền trên biển Đông, những ngư dân rắn rỏi vươn khơi bám biển, chúng ta có quyền tự hào về một vùng biển thiêng của Tổ quốc luôn trường tồn với thời gian.
Giữa bao la cát trắng cằn cỗi với muối biển mặn chát, ánh mặt trời thiêu đốt và gió thì không ngừng thổi, những hàng cây nơi đảo An Bang, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn… vẫn hiên ngang giữ màu xanh cho đảo, vẫn bật dậy với sức sống mãnh liệt giữa sóng cồn, bão giật. Sự sống đang nảy mầm, sinh sôi nơi biển cả bão tố cùng với tiếng cười nói giòn tan của con trẻ, khuôn mặt rám nắng của những ngư dân bám biển và hình ảnh kiêu hùng, chắc tay súng giữ vững biên cương của chiến sỹ Hải quân.
Không còn là những hòn đảo chỉ toàn cát trắng và san hô, Trường Sa hôm nay đã thay da đổi thịt. Xen giữa những công trình mái ngói đỏ tươi là hàng ngàn cây xanh đâm chồi, nảy lộc vươn mình trong nắng gió mặn mòi của biển cả. Sau những giờ huấn luyện trên thao trường, cán bộ, chiến sỹ trên đảo đều dành thời gian chăm sóc cây xanh, tăng gia sản xuất.
Từ những loại cây điển hình như tra, bàng vuông, phong ba, bão táp đến những vạt rau xanh do quân và dân trên đảo tự trồng, luống hoa muống biển hay những gốc hoa giấy, hoa champa rực rỡ đều muốn nói rằng sự khắc nghiệt của thời tiết không làm mất đi sức sống mãnh liệt của chúng và khiến đảo nhỏ thêm xanh.
Nhìn sắc xanh tại Trường Sa hôm nay mới thấy rõ hơn những vất vả cũng như sự hy sinh nhưng đầy màu sắc tươi sáng của quân với dân trên đảo, không chỉ chắc tay súng giữ bờ cõi, mà còn phủ xanh Trường Sa bằng nỗ lực phi thường.
Trong những ngày lênh đênh trên biển, được sống, được trải nghiệm cuộc sống của những người lính Hải quân, tôi càng thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn mà các chiến sỹ Hải quân đang trải qua. Đặc biệt, khi đứng trước cột cờ ở đảo Trường Sa lớn, tôi thấy tim mình trào dâng lên sự tự hào, tin tưởng tuyệt đối với các chiến sỹ Hải quân. Tôi tin rằng, với bản lĩnh chính trị vững vàng, với tình yêu nước không bao giờ lay chuyển, vùng biển Tổ quốc sẽ được bảo vệ bởi những người lính kiên trung, dũng cảm.
Lắng nghe tâm sự của những chiến sỹ Hải quân thế hệ trẻ và cả thế hệ đi trước trong chuyến hải trình thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/2, tôi bỗng thấy đâu đó sự hòa quyện đến ngọt ngào trong tình yêu biển của những người lính dù ở thời kỳ nào. Tình yêu ấy trải dài và xuyên suốt, liền mạch như đất liền và biển cả, như bản giao hưởng hòa làm một cùng ngân lên khúc ca khải hoàn, non sông liền một dải. Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau, cuộc đời quân ngũ đã rèn luyện cho những người lính Hải quân bản lĩnh vững vàng trước mọi gian khó.
Giữa muôn trùng biển khơi, tiếng sóng vỗ bờ dồn dập nơi đảo Đá Thị không làm nhíu mày khuôn mặt bình thản của những người lính Hải quân. Cái nắng đến cháy da và cái oi nồng mặn chát vị muối biển cả trên đảo Trường Sa Lớn dù làm cho mồ hôi chảy thành dòng trên khuôn mặt chiến sỹ, nhưng vẫn không khiến run tay người lính đảo.
“Một tấc đất, một hòn đảo nhỏ bé trên biển Đông đều là đất thiêng liêng của chúng ta. Nếu cần, chúng ta nhất định phải hy sinh tính mạng mình để bảo vệ” - lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày nào vẫn còn văng vẳng đâu đây, trở thành bài học nằm lòng, kim chỉ nam cho các thế hệ quân và dân trên quần đảo Trường Sa hôm nay và mãi về sau.
Khi đứng ở Đảo Cô Lin nhìn về Gạc Ma, tôi nhớ về quá khứ đau thương, nhưng oai hùng, để thấy rằng tương lai rạng rỡ đang bừng lên trên quần đảo này. Ngắm nhìn các bãi đá san hô nơi đảo chìm, đảo nổi sóng vỗ trắng xóa, tung bọt mịt mù, giữa muôn trùng sóng gió, xa đất liền, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng ở những người lính Hải quân vẫn luôn sáng lên tinh thần bất tử lấy “đảo là nhà, biển cả là quê hương”, nối tiếp nhau thực hiện sứ mệnh bảo vệ gìn giữ chủ quyền các vùng biển của Tổ quốc - để mãi mãi là điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển.
Trường Sa hôm nay dù đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn chưa thực sự được bình yên, vẫn còn nhiều khó khăn gian khổ; cán bộ, chiến sỹ vẫn âm thầm hy sinh tuổi thanh xuân của mình để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, để bảo vệ vững chắc chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định trên biển, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Trở về đất liền sau hải trình đầy ắp kỷ niệm, trong tim tôi da diết nỗi nhớ biển, nhớ Trường Sa, nhớ gương mặt, giọng nói, nụ cười của các chiến sỹ Hải quân và ngư dân vươn khơi bám biển. Câu đồng dao mà các em bé trên đảo hay hát: “Nu na nu nống… Hoàng Sa, Trường Sa/Tên gọi thiết tha/Trong lòng dân Việt” cũng luôn nhắc nhở tôi phải sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha anh.
Khi vẫy chào cán bộ chiến sỹ đảo Trường Sa Lớn, khi mà nước mắt tự nhiên tuôn rơi tôi vô thức đặt tay lên ngực, nghe tiếng đập rộn ràng của con tim và tôi biết rằng từ giây phút ấy, Trường Sa sẽ không xa bởi tim tôi đã đầy ắp nỗi nhớ về Trường Sa.
Khi tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc thấm đẫm và hòa quyện với nhau sẽ tạo thành dòng chảy bất tận, là động lực để mỗi người con đất Việt, trong đó có tôi, cố gắng nỗ lực mỗi ngày để xứng đáng với máu xương của cha anh đã đổ xuống và sự vất vả, kiên trung của những người lính đảo hôm nay.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.