Nhà báo nặng lòng với bà con miền núi xứ Quảng

Thứ bảy, 20/06/2020 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gắn bó với đồng bào dân tộc nhiều năm, nhà báo Bùi Tấn Sỹ - Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam - đã cho ra đời nhiều phóng sự hay, ý nghĩa về vùng đồng bào dân tộc miền núi trong tỉnh.

Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đợt dịch Covid -19

Trong đợt gần đây nhất là đợt tác nghiệp ở một số xã miền núi tỉnh Quảng Nam, nhà báo Bùi Tấn Sỹ cùng với quay phim tác nghiệp ở điểm chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19, nhằm hạn chế những trường hợp vượt biên trái phép.

Phóng viên Bùi Tấn Sỹ trong một chuyến công tác tại một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Ảnh NVCC

Phóng viên Bùi Tấn Sỹ trong một chuyến công tác tại một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Ảnh NVCC

Hai ngày ở trong rừng anh đã thực hiện nhiều cảnh quay và phóng sự. Trong đó tập trung tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được việc phải đi cách ly khi từ nước ngoài trở về. Hạn chế đi khỏi nơi cư trú khi có dịch bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.

“Tôi ở cùng các chiến sỹ, ăn uống sinh hoạt cùng họ, đồ ăn thì chủ yếu là mỳ tôm, thi thỏa có cá khô, người lính họ ngủ võng tôi cũng ngủ võng cùng họ, tôi ở đó ít hôm nhưng cũng thấy tội mấy anh, vì họ ở đó nhiều tháng, thiếu thốn nhiều”- Bùi Tấn Sỹ chia sẻ.

Bùi Tấn Sỹ đã đạt nhiều giải thưởng của Trung ương, của tỉnh như: phóng sự “Hồi sinh Khe chữ” đạt giải Bạc tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 38, năm 2018; phóng sự chuyên đề dân tộc “Rời núi” đạt giải Vàng tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 39, năm 2019…

Trong phóng sự, Bùi Tấn Sỹ cũng lựa chọn nhiều nhân vật, trong đó có trường hợp một người lính ở đồn Biên phòng xã Ga Ri, huyện Tây Giang, Quảng Nam đã hơn 4 tháng trời chưa trở về thành phố Tam Kỳ, phải xa gia đình. Nhưng khi được hỏi, các anh vẫn luôn giữ vững tinh thần hoàn thành nhiệm vụ, theo các anh những lúc này không điều gì quan trọng bằng giữ an toàn cho biên giới.

Trở về cơ quan sau hai ngày tác nghiệp, anh đã làm nhiều phóng sự phản ánh về đời sống của các chiến sỹ biên phòng, tuyên truyền hướng dẫn đồng bào dân tộc đeo khẩu trang, phòng dịch. Những phóng sự bằng tiếng dân tộc, phát sóng liên tục đã góp phần làm thay đổi nhận thức cho bà con.

Để hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch, tỉnh Quảng Nam đã huy động sự vào cuộc của các tập thể, cá nhân vào công tác phòng, chống dịch. Mỗi lực lượng trên địa bàn tỉnh đều có những đóng góp riêng, Bùi Tấn Sỹ cho rằng: Nhiệm vụ của mình là làm sao khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cùng sẻ chia trong lúc khó khăn…

Lực lượng đoàn viên thanh niên, họ luôn có tinh thần dám nghĩa dám làm, bằng những cách làm sáng tạo riêng. Như lực lượng đoàn viên thanh niên ở xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức dậy từ sáng sớm trực ở một chốt chống dịch, buổi chiều ra chợ bán trứng vịt lộn, các loại rau rừng lấy tiền đó gây quỹ, mua thức ăn cho lực lượng biên phòng. Tất cả những hình ảnh này cũng được nhà báo Bùi Tấn Sỹ ghi nhận phản ánh để lan tỏa những điều tốt đẹp trong đợt dịch.

Mỗi thước phim được phát sóng là mồ hôi, công sức của anh và ê kíp, nhưng trên hết đó là tình cảm mến thương của nhà báo, phóng viên Đài PT&TH tỉnh Quảng Nam dành cho những con người giản dị ở bản làng miền núi xứ Quảng.

Đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phóng sự về đồng bào dân tộc thiểu số được nhà báo Bùi Tấn Sỹ xây dựng nhiều, nhưng điều anh quan tâm hơn cả là làm sao nâng cao được chất lượng đời sống cho người dân nơi đây.

Gắn bó nhiều năm với đồng bào dân tộc, nhà báo Bùi Tấn Sỹ luôn được mọi người yêu quý. Ảnh NVCC

Gắn bó nhiều năm với đồng bào dân tộc, nhà báo Bùi Tấn Sỹ luôn được mọi người yêu quý. Ảnh NVCC

Một trong những loạt phóng sự nhà báo Bùi Tấn Sỹ đầu tư và sưu tầm tư liệu nhiều nhất là đề tài giải quyết việc làm tại Quyết định 3577 của UBND tỉnh Quảng Nam về đào tạo nghề cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc ở các khu, cụm công nghiệp dưới đồng bằng.

Trong 3 năm, từ 2017 đến nay đã có 4.000 thanh niên lao động là người dân tộc thiểu số từ 6 huyện miền núi của tỉnh xuống dưới đồng bằng học và vào làm ở khu công nghiệp. Chỉ cần một thanh niên xuống làm thì hộ miền núi đó sẽ thoát nghèo, người lao động họ được ăn ở nội trú và có tiền dành dụm về cho gia đình…tất cả sẽ góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc miền núi.

Để triển khai đề tài này, nhà báo Bùi Tấn Sỹ đã xây dựng sau đó cho ra phóng sự dài khoảng 25 phút, phóng sự sử dụng tiếng dân tộc và phụ đề tiếng Kinh. Sau khi phát sóng đã tạo hiệu ứng tích cực, giúp người dân hiểu về một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên để có 25 phút này anh đã mất 3 năm để chuẩn bị xây dựng kịch bản và triển khai.

Nhà báo Bùi Tấn Sỹ chia sẻ: trong phim mình có lựa chọn những nhân vật là các em thanh niên dân tộc thiểu số, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng các em đều có điểm chung là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai…Việc tuyên truyền như vậy đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, phim phát sóng đồng bào dân tộc thấy được đó là người thật việc thật từ đó thay đổi tư duy, đầu tư cho việc học tập để thoát nghèo.

Để phỏng vấn được đồng bào dân tộc cần hiểu họ trước tiên

Làm nhiều phóng sự về đồng bào dân tộc, nhà báo Bùi Tấn Sỹ luôn mong muốn tìm đến những đề tài có sức ảnh hưởng như mô hình sản xuất hay, những gương người tốt, việc tốt, loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu cổ xưa... Tác phẩm “Làng sợ rượu” của anh là một trong những phóng sự như thế. Đó là câu chuyện về Làng Boa ở thôn 5, xã Trà Giáp, Bắc Trà My, nằm giữa bát ngát núi rừng Trường Sơn nhưng không một ai uống rượu. Khác hẳn với cư dân bản làng khác. Phóng sự đã mang đến sự chú ý, có sức ảnh hưởng lớn vào thời điểm đó.

Nhà báo Bùi Tấn Sỹ trong một lần tác nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh NVCC

Nhà báo Bùi Tấn Sỹ trong một lần tác nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh NVCC

Để có được những phóng sự hay về đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn bó với họ, làm sao họ trả lời mình bằng sự thật lòng, bằng thông tin chính xác. Anh Bùi Tấn Sỹ chia sẻ: đồng bào dân tộc thiểu số họ ít nói hơn, nếu mình hỏi họ vấn đề gì đó, mà chỉ đơn giản là có hay không thì họ cũng chỉ nói có hoặc không, chứ họ không diễn giảng như mình như vậy thì mình sẽ không có thông tin gì.

Nhà báo Bùi Tấn Sỹ chia sẻ kinh nghiệm “trước tiên làm sao để họ tin vào mình, không nên vào đặt máy quay luôn, như vậy họ sẽ không giúp mình hoặc chỉ giúp hời hợt, cần nói chuyện như người thân, người con trong gia đình, tạo ra được sự thân thiết lúc đó họ mới trải lòng với mình”.

Để có nhiều phóng sự về miền núi một cách chân thật nhất, nhà báo Bùi Tấn Sỹ đã không ít lần cùng ăn, cùng ở và cùng đi rẫy để hiểu hơn về những khó khăn của đồng bào dân tộc.

Gần 20 năm làm phóng viên là từng đó thời gian anh gắn bó với đồng bào dân tộc. Không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu con suối, vượt qua bao con đường đầy bùn đất, anh chỉ nhớ rằng ở những bản làng xa xôi đó có những con người thật thà, chất phác luôn chào đón. Tình yêu của  Bùi Tấn Sỹ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ cụ thể bằng những phóng sự, bản tin mà trên hết đó là nghị lực vượt qua mọi khó thiếu thốn của một nhà báo, phóng viên miền núi.

Anh Nguyễn Hải, Trưởng phòng Dân tộc và Miền núi, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam cho biết: “Bùi Tấn Sỹ là phóng viên năng nổ, xông xáo trong công việc; nắm bắt thông tin về vùng đồng bào DTTS rất kịp thời, nhanh nhạy. Anh được chính quyền và người dân vùng đồng bào DTTS rất khen ngợi. Trong mùa dịch Covid-19, phóng viên Tấn Sỹ nói riêng và các phóng viên mảng dân tộc, miền núi chúng tôi nói chung đã phải nỗ lực, cố gắng, vất vả hơn rất nhiều trong công tác tuyên truyền, để cùng chính quyền và người dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh”.

Lê Tâm

Tin khác

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương đoạt giải nhất giải báo chí miền Đông Nam Bộ

(CLO) Các tác phẩm vào chung khảo mùa giải lần thứ II có chất lượng tốt, đề tài hay, gần gũi với đời sống dân sinh, với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ. Số lượng bài tham gia nhiều hơn mùa giải thứ nhất, nhiều bài có chất lượng cao vào chung khảo.

Nghề báo
Ra mắt Tự truyện 'Sống đến bình minh' của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

Ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh

(CLO) Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Nghề báo
Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo