(CLO) Cuốn sách với tựa đề “Điểm tựa xanh biên cương” của nhà báo Nguyễn Viết Tôn, Phó trưởng Phòng phóng viên, báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam vừa ra mắt với 35 tác phẩm viết về hoạt động của những cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã mang đến thật nhiều những cảm xúc đẹp cho người đọc.
Bức tranh đẹp, áng văn cảm xúc về biên cương và người chiến sĩ biên phòng
Đây là những tác phẩm báo chí đã in trên báo Tin tức trong 3 năm 2020 - 2022. Cuốn sách với 272 trang gồm 40 bài viết được kết cấu trong 4 phần cụ thể là “Cuộc chiến với COVID-19”, “Bộ đội Biên phòng với nhân dân biên giới”; “Trên trận chiến chống tội phạm”; “Sự cần thiết của Luật Biên phòng Việt Nam” là những câu chuyện, những vấn đề được nhà báo ghi nhận tại khắp các vùng miền biên cương của Tổ quốc.
Nhà báo Nguyễn Viết Tôn tâm sự: “Kỷ niệm những năm tháng làm báo Tin tức, tôi đã tập hợp các tác phẩm báo chí và tự in sách, đánh dấu sự nghiệp phóng viên. Đó là hai cuốn “Cờ thắm giữa biển xanh” xuất bản năm 2020 và “Điểm tựa xanh biên cương” xuất bản năm 2023. Những tác phẩm báo chí tôi viết và được in trong hai cuốn sách này thể hiện cuộc sống bình dị của những người lính nơi hải đảo xa xôi hay trên biên cương nơi tuyến đầu Tổ quốc. Chính những người lính can trường đã là chất liệu tuyệt vời để tôi viết nên những tác phẩm báo chí tâm đắc”.
Cảm nhận về cuốn sách “Điểm tựa xanh biên cương”, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Chính ủy Bộ đội Biên phòng cho rằng, đây là một cuốn sách nhiều tư liệu thời sự, chính luận quý phản ánh thực tiễn những cống hiến của lực lượng Bộ đội Biên phòng, những người chiến sĩ gánh trên vai sứ mệnh quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia suốt hơn 60 năm qua. Qua mỗi trang sách, dễ dàng hình dung và cảm nhận về biết bao đồng chí, đồng đội ngày đêm đạp qua đá sắc, lội qua suối sâu, vượt nắng lửa, tuyết dày, vững vàng, kiên gan nơi địa đầu phên dậu để cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc bảo vệ, dựng xây biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.
Đặc biệt, chi tiết trong mỗi bài bút ký đều rất “đắt”, gần gũi, chân thực và sát đúng với đời sống của quân dân biên giới hôm nay. Tính công phu thể hiện ở các mảng đề tài được đề cập, ở những biện giải đầy cảm xúc của tác giả và ở cả “tầm” lý luận thực tiễn của một nhà báo đã dành gần trọn sự nghiệp “thư ký của thời đại” để đến với những nơi gian khó, xa xôi cách trở và thiếu thốn nhất. Điều đó đã cho thấy sự hiểu biết sâu sắc, sự gắn bó nghĩa tình của nhà báo Nguyễn Viết Tôn đối với biên cương và người lính quân hàm xanh.
Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh:““Điểm tựa xanh biên cương” là bức tranh đẹp, là áng văn cảm xúc về biên cương và người chiến sĩ biên phòng. Cuốn sách sẽ là nguồn động viên tinh thần quý giá đối với mỗi người lính biên phòng, khơi lên niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của lực lượng, về nhiệm vụ thiêng liêng quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; là tài liệu giáo dục chính trị, nâng cao văn hóa đọc cho cán bộ chiến sĩ các đơn vị. Đây cũng là tác phẩm giàu giá trị, mang ý nghĩa nhân văn để tuyên truyền đến nhân dân cả nước về những cống hiến của lực lượng Bộ đội Biên phòng trên tuyến đầu Tổ quốc”.
“Điểm tựa” trong nghề...
Quả thật, cả 35 tác phẩm trong “Điểm tựa xanh biên cương”, thuộc các thể loại báo chí khác nhau, chủ yếu là phản ánh, ghi chép, phóng sự, phỏng vấn đều viết về hoạt động của những cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng trong những năm gần đây, đều là những vấn đề trong dòng thời sự chủ lưu, những hoạt động nổi bật, quan trọng của lực lượng bộ đội biên phòng không quản ngày đêm, mưa gió, rét buốt, nắng cháy da thịt…để bảo vệ vững chắc từng tấc đấc, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuốn sách được phân chia thành 4 phần rõ ràng là: Cuộc chiến với COVID-19, Bộ đội biên phòng với nhân dân biên giới, Trên trận chiến chống tội phạm và Sự cần thiết của Luật Biên phòng. Đó đều là những vấn đề nóng bỏng, thời sự, những hoạt động chính yếu của lực lượng bộ đội biên phòng, dù trên nghị trường, nơi phòng họp, hay thực tế muôn màu nơi miền biên viễn xa xôi, gian khó, thường trực những sự hy sinh, cống hiến lặng thầm vô cùng cao quý.
Đặc biệt, trong bối cảnh cả nước gồng mình, căng sức chống đại dịch COVID-19 suốt hơn 2 năm qua, tác giả đã dành 11 bài để nói về chủ đề này, phản ánh kịp thời, đa chiều, sinh động, sâu sắc những hoạt động của những người lính quân hàm xanh nơi tuyến đầu Tổ quốc. Đó là hoạt động của hơn 1.700 tổ, chốt dọc tuyến biên giới với hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm không quản mưa nắng, giá rét trực tiếp làm nhiệm vụ gác trực, tuần tra quản lý, bảo vệ biên giới, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; là sự sẵn sàng chi viện cho các điểm nóng trong công tác phòng chống dịch COVID-19, “đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần”; là việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”…
Và tất nhiên, cả những sự hy sinh lặng thầm, nghẹn ngào cảm xúc dâng trào khi gác lại việc riêng để toàn tâm, toàn ý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là những người lính “hoãn cưới” để chống dịch, những người mang quân hàm xanh kìm nén đau thương, quấn khăn tang lập bàn thờ bái vọng người thân quá cố mà không thể về chịu tang do thực hiện nhiệm vụ phòng chống đại dịch… Ở phần IV của cuốn sách, ngay tiêu đề đã toát lên toàn bộ nội dung về “Sự cần thiết của Luật Biên phòng”, từ góc nhìn sâu sắc, thấu đáo, đa chiều, sôi nổi của những đại biểu Quốc hội, Thường vụ Quốc hội… Và trong cả 6 bài viết về vấn đề này đều khẳng định điều đó, dù là ý kiến bàn thảo trong nghị trường hay những cuộc phỏng vấn bên hành lang Quốc hội.
Đọc và cảm nhận cuốn sách,Tiến sĩ, nhà báo Nguyễn Tri Thức, Vụ Trưởng, Trưởng Ban Hồ sơ Sự kiện, Tạp chí Cộng Sản cho rằng: Điều khá thú vị, đặc sắc, hấp dẫn trong cuốn sách là những phóng sự, ghi chép dày công, tâm huyết, thấm đẫm hơi thở cuộc sống, của dòng chảy lịch sử, lớp lang trầm tích, đa chiều những sự kiện, hoạt động của “lính quân hàm xanh”. Đó là “Ký ức tháng Hai nơi biên giới” phía Bắc năm 1979, “Hồi ức tháng Hai nơi biên cương phía Bắc” (3 kỳ); là “Sự hồi sinh nơi từng là vùng đất chết” trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc tháng 1-1979 (4 kỳ); hay phản ánh sống động sắc “Xuân về trên ngã ba biên giới”, “‘Ba cùng’ với đồng bào biên giới Tây Nguyên”, “Lá chắn thép’ phòng chống xuất, nhập cảnh vùng biên giới”; hay việc “Lật tẩy thủ đoạn tội phạm xuyên biên giới” (3 kỳ)…
Tiến sĩ Nguyễn Tri Thức cũng bày tỏ sự khâm phục khi biết rằng nhà báo Nguyễn Viết Tôn đã sắp chạm tuổi 50, nhưng vẫn dẻo dai đeo bám sự kiện, địa bàn, sâu sát cơ sở nơi biên giới xa xôi, cách trở, khó đi để cho ra đời những tác phẩm phản ánh đầy đủ, chân thật, sinh động, sâu sắc, mới lạ, thú vị các hoạt động của lực lượng bộ đội biên phòng trên các mặt trận công tác khác nhau, thông qua những sự kiện, câu chuyện, chi tiết gợi nhớ, giàu sức lay động, cuốn hút, ám ảnh người đọc... "Và có thể nói “Điểm tựa xanh biên cương” cũng là một “điểm tựa” trong nghề để nhà báo Nguyễn Viết Tôn tiếp tục có thêm những “điểm tựa” vững chãi nữa, không chỉ cho riêng cá nhân anh" - Nhà báo Tri Thức khẳng định.
Hà Vân
Được biết, nhằm hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2023, cũng như góp sức cho Chương trình Tủ sách Đinh Hữu Dư, ngày 14/3/2023, nhà báo Nguyễn Viết Tôn đã trao tặng cho Đoàn thanh niên Thông tấn xã Việt Nam cuốn sách "Điểm tựa xanh biên cương". Theo đó, khi cuốn sách đến tay độc giả là các em học sinh, người dân ở mỗi địa phương có Tủ sách Đinh Hữu Dư sẽ góp phần lan tỏa, khơi lên niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của lực lượng Bộ đội Biên phòng trên tuyến đầu Tổ quốc và về nhiệm vụ thiêng liêng quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.