Nhà báo Phạm Nguyễn Phú Thọ: Những ngày chạy đua với virus corona

Chủ nhật, 28/06/2020 14:30 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Phạm Nguyễn Phú Thọ (Báo Dân Trí) - một phóng viên ảnh đã sát cánh cùng các tuyến đầu trong đại dịch Covid-19 để có những thông tin chính xác, bức ảnh chân thật nhất gửi đến bạn đọc.

Mang trên mình trách nhiệm với cộng đồng trong đại dịch, nhiều người làm báo sẵn sàng lao vào “điểm nóng” như một bản năng vốn có của nghề nghiệp, để thu thập những thông tin chính xác, hữu ích kịp thời gửi đến bạn đọc… Vậy khi đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao, họ phải như thế nào để vừa hoàn thành nhiệm vụ cơ quan giao vừa bảo vệ bản thân, gia đình và người thân? Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà báo Phạm Nguyễn Phú Thọ (Báo Dân Trí) - một phóng viên ảnh đã sát cánh cùng các tuyến đầu trong đại dịch để có những thông tin chính xác, bức ảnh chân thật nhất gửi đến bạn đọc.

+ Do đặc thù nghề nghiệp, cần tiếp cận những thông tin nóng sốt, đặc biệt là những phóng viên ảnh thì bắt buộc phải đến trực tiếp tại hiện trường, tiếp xúc rất gần với các nguồn bệnh… Tác nghiệp trong những ngày đại dịch hẳn không dễ dàng? 

- “An toàn là trên hết” chính là “chỉ đạo” từ phía lãnh đạo Báo Dân Trí. Để cho anh em phóng viên tác nghiệp hiện trường yên tâm, lãnh đạo cơ quan luôn theo sát lịch trình của phóng viên cũng như phóng viên luôn thực hiện công tác báo cáo đề tài và địa điểm sẽ tác nghiệp.

Những ngày nhà báo Phạm Nguyễn Phú Thọ ra đường tác nghiệp với chiếc khẩu trang.

Những ngày nhà báo Phạm Nguyễn Phú Thọ ra đường tác nghiệp với chiếc khẩu trang.

Việc tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ luôn được chú trọng công tác an toàn. Ngày 19/3, khi nhận tin khu nghỉ dưỡng Phương Nam Cần Giờ biến đổi thành khu cách ly có thu phí. Tôi cùng một đồng nghiệp di chuyển thật nhanh đến nơi làm sao tới trước đợt cách ly đầu tiên. Vì khi đã có người vào cách ly thì không được vào, nếu vào mình sẽ thành F2 - F3… 

Trước khi tác nghiệp, phóng viên xịt cồn sát khuẩn toàn thân. Trong khi đứng chụp, tôi vô tình thấy một làn gió thổi vào mặt khi trước mặt mình là nhóm du học sinh 7 người vừa xuống xe. Xác định mình đã đứng “dưới gió”, tôi di chuyển nhanh về phía trên gió qua khu vực xịt sát khuẩn xịt lại thêm một lần, xịt lên cả máy ảnh… 

Và mỗi một nơi tôi đến đều lấy điện thoại ra chụp lại như một kiểu lưu nhật ký, để phòng khi nếu như mình có nhiễm thì cũng biết được lịch trình, giờ giác, địa điểm để khai báo…

+ Khi một số cơ quan báo chí dừng việc phát hành báo in do liên quan đến những trường hợp phóng viên, biên tập viên được xác định là ca nghi ngờ hoặc dương tính với SarsCoV-2, anh đón nhận thông tin như thế nào? 

- Đơn giản lúc ấy, tôi chỉ thấy nghề của mình sao thật vinh quang và ý nghĩa. Nếu như không có đội ngũ làm báo thì người dân sẽ tiếp nhận thông tin như thế nào? Có “sức đề kháng” với tin giả hay không, trang bị kiến thức phòng dịch bằng cách nào?… Nghĩ như thế tôi càng có thêm động lực để chạy đua với loại virus có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm như Covid-19.

+ Đứng giữa trách nhiệm của một phóng viên và chuyện an toàn cho bản thân, gia đình và người thân, có khi nào anh cảm thấy chùn bước? 

- An toàn cho bản thân và thông tin cho độc giả chính là câu hỏi mà nhiều người đã hỏi tôi, thậm chí là giữ khoảng cách với tôi… Nhưng đã xác định thực hiện các nội dung liên quan Covid-19 là phải ra đường và chủ động giữ khoảng cách. Tôi đã không lên cơ quan từ khi bùng phát dịch, mọi thứ trao đổi từ xa.

Tôi chưa bao giờ chùn bước, lúc nào cũng trong tinh thần sẵn sàng thực hiện cách ly hay thậm chí là trường hợp tệ hơn. Có một lần đang trên đường từ Ký túc xá Đại học Quốc Gia TP.HCM về trung tâm thành phố, tôi ghé và một quán cà phê dự định là sẽ mở máy tính lên làm bài. Ngồi được một lúc tôi thấy người nóng lên. Rất lo lắng, tôi thu dọn đồ vào ba lô, thay đổi lịch trình và di chuyển về nhà. Trên đường từ quán cà phê về đến nhà khoảng 15km, tôi di chuyển thật chậm để theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu là sốt thật, tôi sẽ đi thẳng vào trung tâm y tế gần nhất. 

Rất may, di chuyển một đoạn thì nhiệt độ cơ thể bình thường lại. Tôi đi thẳng về nhà và không ra ngoài một tuần sau đó. Sau đó, tôi có tìm hiểu thì do hệ thống điều hòa quán cà phê lúc đó có vấn đề. Một cảm xúc lẫn lộn, vừa bực mà cũng vừa buồn cười.

+ Những ngày đầu xuất hiện dịch, phóng viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, vậy anh có ngại nguy hiểm khi trực tiếp lao vào những điểm có người dương tính, tại bệnh viện, những điểm cách ly…? 

- Khi khu cách ly đã có người không vào, bệnh viện thì chỉ vào khi lực lượng y tế đã đảm bảo an toàn… mọi thứ phải được giữ khoảng cách và ghi hình bằng thiết bị có thể quay và chụp ở khoảng cách xa. Các hình ảnh bên trong thực hiện là có sự trợ giúp của người dân từ bên trong khu cách ly thực hiện và gửi ra. 

Trong khi dịch bùng phát phức tạp tại các thành phố, tòa soạn đã có những yêu cầu về quy trình tác nghiệp. Mỗi phóng viên khi đến vùng nhạy cảm đều phải có sự cho phép của lãnh đạo, khi tác nghiệp tại những vùng như bệnh viện, khu cách ly, sân bay… Vì vậy trong ba lô lúc nào cũng có một bộ đồ bảo hộ, khẩu trang, nước sát khuẩn và khi tác từ vùng dịch về mình không lên cơ quan suốt mùa dịch, về nhà thì đều nhờ người thân xịt sát khuẩn cả người, ba lô, xe máy… trước khi vào nhà.

+ Và hiện nay, chuyện tác nghiệp trong “bình thường mới” như thế nào? 

- Mình thấy vui khi người dân được trở lại cuộc sống bình thường và một điều dễ thấy nhất chính là xã hội hình thành ý thức chống dịch một cách chủ động. Bây giờ ra đường mọi người đều đeo khẩu trang, vui vẻ đo thân nhiệt khi bước vào một quán cà phê hay nhà hàng… đúng theo kiểu “bình thường mới”.

Thanh Hải (Thực hiện)

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo