Nhà báo Văn Hiền: Tôn thờ sự thật trong từng câu chữ

Thứ sáu, 03/04/2015 09:01 AM - 0 Trả lời

Nhà báo Văn Hiền: Tôn thờ sự thật trong từng câu chữ

 
(Congluan.vn)- Từ chữ tâm của người làm báo, xúc động trước sự hy sinh của những người đồng nghiệp, ông lặn lội đi khắp mọi miền Tổ quốc, sang cả Lào, Campuchia để tìm nguồn tin, dựng lại những chân dung nhà báo – liệt sỹ và vừa cho ra đời cuốn sách “Khoảnh khắc và mãi mãi”. Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc phỏng vấn nhà báo Văn Hiền, 65 tuổi- nguyên là Phó tổng biên tập báo Nghệ An, hiện là Trưởng đại diện của Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam khu vực Bắc Trung Bộ tại Nghệ An để hiểu hơn về cuộc hành trình ý nghĩa này của người cầm bút…  
 
Báo Công luận 
 Nhà báo Văn Hiền
 
Muốn viết báo thì phải “sống” đã
 
+ Được biết, hơn 15 năm qua, ông đã dành phần lớn thời gian, tâm sức để lặn lội khắp mọi miền Tổ quốc, tìm gặp lại những nhân chứng, thủ trưởng cũ của những nhà báo đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc để dựng lại chân dung họ…Cụ thể câu chuyện lặn lội này như thế nào, thưa nhà báo?
 
- Ý tưởng về chủ đề này tôi bắt đầu từ năm 1993 nhưng phải đến năm 1995, tôi mới đặt bút viết. Bởi lẽ, tìm kiếm tư liệu, nguồn tin để viết về những chân dung nhà báo liệt sỹ này là vô cùng phức tạp, khó khăn. Nhân vật đầu tiên của tôi là nhà báo, liệt sỹ Vũ Hiến, công tác tại Báo Quân chủng Hải quân. Về Hải Phòng gặp được vợ ông, hiểu hơn về trăn trở của bà khi không tìm được mộ chồng, ngoài thông tin hi sinh tại chiến trường  campuchia. Sau đó, tôi bỏ công lục tìm lại các tài liệu và được biết thêm, Vũ Hiến hy sinh trong đoàn quân tham gia tình nguyện giúp Campuchia diệt họa Pôn Pốt. Sau đó, tôi tìm gặp Chuẩn đô đốc, Trung tướng Nguyễn Văn Tình và được nghe kể chi tiết về sự hi sinh của nhà báo Vũ Hiến, giữa mịt mù khói lửa anh liên tục bấm máy ảnh và ngã xuống như một tia chớp trên tháp pháo, hai bàn tay vẫn nắm chặt máy ảnh. Sau đó, tôi hành hương đến Va Lung, nơi Vũ Hiến đã ngã xuống để viết bài báo “Chớp sáng trước cửa ngõ Kông Pông Xom”, dựng lại chân dung nhà báo Vũ Hiến hi sinh trong tư thế dũng mãnh của người lính trước cửa ngõ tiến vào giải phóng thủ đô Phnom Penh, sào huyệt cuối cùng của nạn diệt chủng Pôn Pốt. Tôi càng bất ngờ khi biết thông tin, hiện cả nước có 380 nhà báo liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, trong đó có 66 nhà báo nữ…Điều đó lại tiếp tục là động lực, là sức mạnh thôi thúc tôi đi tiếp, viết tiếp và nối dài cuộc hành trình vẽ chân dung họ.
 
+ Có những chân dung nhà báo liệt sĩ, để phục dựng một cách sinh động và chân thực, ông đã lặn lội hàng nghìn cây số, mất hàng năm trời để tìm hiểu cặn kẽ từng chi tiết. Có kỉ niệm nào đáng nhớ trong cuộc hành trình ấy không, thưa ông?
 
- Đâu phải chỉ năm trời, hầu hết là tôi phải dành khoảng 2 năm cho một chân dung, thậm chí có nhà báo phải mất 6 năm mới viết xong. Họ đã ngã xuống trong lửa đạn, lại đều là những lực lượng tác nghiệp độc lập nên để biết được những thông tin về họ, sự hy sinh của họ là chuyện không dễ dàng. Bất cứ nhân vật nào tôi cũng phải tìm gặp tới 3, 4 nhân chứng, người thân, đồng chí, thủ trưởng đơn vị… Chẳng hạn như nhà báo liệt sỹ Nguyễn Minh Tâm, tôi mất 6 năm trời để tìm kiếm thông tin, hoàn thiện tác phẩm. Đây là nhà báo quê ở Hà Nội, phóng viên báo Hà Nội mới, tình nguyện vào bộ đội, ở đơn vị đặc công của Biệt động Sài Gòn. Ông chiến đấu và hy sinh vào đợt 2, năm 1968 tại 18 thôn Vườn Trầu, huyện Hooc Môn, Bà Rịa. Để tìm hiểu về nhà báo này tôi đã phải tiếp cận đồng nghiệp ở báo Hà Nội Mới, gặp thiếu tướng Trần Văn Phụng - Tư lệnh trưởng Lực lượng Vũ trang khu Sài Gòn Gia Định, sau này là Tư lệnh Trưởng Quân Khu 7 để được nghe kể về nhân vật. Tậm chí, tôi còn phải tìm đến gặp cả người yêu của nhà báo Tâm tên là Đào Thị Vân làm việc ở Cơ khí Hà Nội để hiểu hơn về con người ấy, liệt sỹ ấy.
 
+ Viết về chân dung rất khó, chân dung nhà báo- liệt sỹ (những người đã hy sinh) còn khó hơn nhiều. Để có một tác phẩm xúc động, đi vào lòng người như thế, điều quan trọng nhất cần có của người làm báo là gì thưa ông?
 
- Nếu để nói về chuyện tác nghiệp, cuộc đời cầm bút, tôi luôn tôn thờ sự chân thực trong từng câu chữ. Khi viết về các anh, những liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước, sự chân thực lại càng quan trọng. Khi bắt đầu viết, tôi thường đặt tấm ảnh của họ trước bàn làm việc, khi viết xong tôi treo ảnh vào khung và đặt lên ban thờ. Với tôi họ là những người bạn, đồng nghiệp, những người có công với đất nước, với nghề nghiệp của chúng ta. Tôi nghĩ muốn viết báo thì phải “sống” đã, nghĩa là phải thành tâm, phải có cả sự hy sinh cho nghề nghiệp, cho con chữ, cho nhân vật. Tôi đau đáu nhiều điều nên trong cả giấc mơ, tôi cũng từng mơ thấy những nhà báo, liệt sỹ năm xưa.
 
Cần lắm sự chung tay của những người làm báo
 
+ Tôi còn được biết, ông không chỉ viết mà còn bỏ cả công sức, thời gian, tiền bạc ra để giúp đồng nghiệp đòi lại công lý… Thực hư những câu chuyện đó thế nào thưa ông?
 
Đó là trường hợp của nhà báo Trần Văn Tông, phóng viên Báo Miền Tây Nghệ An. Ông Tông vốn là bộ đội chủ lực ở Quảng Bình, năm 1960, ông xuất ngũ, công tác tại huyện ủy Nghĩa Đàn, sau đó điều động về Báo Miền Tây Nghệ An. Công tác được 4 năm, ông cùng Tổng biên tập mất tích trong trận bom của Mỹ, nhưng chưa được công nhận liệt sĩ. Biết chuyện, tôi tìm đến thân nhân, lên tiếng bằng bài viết “Nhà báo hai lần hy sinh”. Sau đó hàng loạt các tờ báo vào cuộc để tiếp tục giúp đỡ gia đình. Tỉnh ủy Nghệ An chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH làm hồ sơ và đến ngày 25/10/2013 nhà báo Trần Văn Tông được công nhận liệt sỹ- trả lại danh dự cho nhà báo và gia đình. Hay như trường hợp của nhà báo Lê Văn Luyện, phóng viên Báo Quân giải phóng Trung Bộ, hy sinh năm 1970 ở Điện Bàn (Quảng Nam), tôi đã lặn lội đi gõ cửa các cơ quan chức năng để làm chế độ chất độc da cam cho con của nhà báo Lê Văn Luyện. Số tiền thu được từ việc bán sách “Khoảnh khắc và mãi mãi” tôi cũng làm sổ tiết kiệm tặng cho thân nhân các gia đình nhà báo liệt sĩ hiện gặp khó khăn.
 
+ Những công việc ông đã làm rất ý nghĩa nhưng tôi nghĩ cần lắm một sự chung tay của những người đồng nghiệp hôm nay trong cuộc hành trình này?
 
Đúng vậy. Tôi chỉ mới viết được khoảng 19 nhân vật trong tổng số 380 nhà báo liệt sĩ, còn rất nhiều những nhà báo cần được ghi nhận, nêu danh. Tôi sẽ tiếp tục và cũng mong muốn có những người đồng nghiệp khác đồng hành. Tôi nghĩ các Hội nhà báo địa phương nên đóng góp thêm để xây dựng các bia tưởng niệm người làm báo đã hy sinh ở các chiến trường. Đặc biệt, tôi cũng mong các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa tới họ, giúp đỡ gia đình thân nhân các liệt sỹ hiện đang gặp nhiều khó khăn. Người làm báo với trách nhiệm của mình luôn lên tiếng bảo vệ, giúp đỡ người khác, tại sao chúng ta không lên tiếng vì lẽ phải, vì quyền lợi của đồng nghiệp đã hy sinh, ngã xuống cho độc lập, tự do và danh dự của nhà báo?!
 
+ Vâng, xin cảm ơn ông!
HÀ VÂN (thực hiện)

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn