Đánh bại HAGL, Thể Công Viettel vào bán kết Cúp Quốc gia 2024/25
(CLO) Bộ đôi cầu thủ Khuất Văn Khang và Danh Trung cùng nhau ghi bàn, Thể Công Viettel đánh bại HAGL tỷ số 2-0 để giành vé vào thi đấu bán kết Cúp Quốc gia 2024/25.
Theo dõi báo trên:
Từ một thanh niên 15 tuổi quê ở Thường Tín, Hà Tây, Trần Bá Lạn tham gia cách mạng, 20 tuổi vào học Kỹ nghệ thực hành, đi bộ 300 km ròng rã từ Thái Nguyên vào Nghệ An, con đường nào đã đưa anh đến với nghề báo chí, trở thành Chủ nhiệm Khoa báo chí đầu tiên trong hệ thống đào tạo báo chí nước nhà? Con đường nào đã trui rèn người trí thức ấy trở thành nhà báo, nhà giáo có tên tuổi? Đến nay, có thể nói, thầy đã hoàn thành ba sự nghiệp: giảng dạy báo chí, làm báo và nghiên cứu lịch sử văn hóa. Riêng về nghiên cứu lịch sử văn hóa thì sự “khởi đầu” là khi nhà giáo Trần Bá Lạn chính thức... nghỉ hưu.
Thầy Trần Bá Lạn.
Tôi chợt nhớ đến chữ “hưu” trong bài thơ “Nhàn” của Trạng Trình- nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài tuyệt bút này có câu thơ không phải ai cũng hiểu cặn kẽ ý tứ sâu xa: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Chữ cội cây khiến ta liên tưởng đến chữ “hưu” của chữ Hán. Chữ “hưu” được ghép tự từ bộ “mộc” (cây) và bộ “nhân” (người). Hàm nghĩa, người về nghỉ dưới gốc cây thì gọi là nghỉ hưu… Thì ra, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên người cao tuổi vừa uống rượu, vừa tịnh dưỡng tâm thần giữa thiên nhiên thanh tịnh.
Với vốn kiến thức Hán Nôm sâu rộng, sâu sắc, thầy Trần Bá Lạn đã “tịnh dưỡng tâm thần” bằng cách nghiên cứu, khai thác nhiều tài liệu với tất cả niềm say mê, tâm huyết, và đã công bố nhiều công trình có giá trị. Trong đó, công trình đáng kể nhất là: Khảo cứu lịch sử họ Trần ở Văn Hội, Thường Tín và khám phá, bổ sung, điều chỉnh lịch sử dòng Trần Bính chi từ cụ Thủy tổ (thế kỷ 17).
Cái chung nhất của cả ba sự nghiệp ấy là tư tưởng xuyên suốt: hạn chế sự thất truyền của lịch sử.
Đối với sự nghiệp đào tạo báo chí, theo chúng tôi, thầy đã tìm cách hạn chế sự “thất truyền” ấy bằng cách: Nghiên cứu sâu sắc lịch sử báo chí nước nhà, từ báo chí Việt sơ khai thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, cho đến báo chí thời dựng Đảng (1930) và báo chí thời cách mạng (1930-1945), (1945-1975). Tìm ra sợi chỉ đỏ xuyên suốt của báo chí nước nhà qua các thời kỳ lịch sử, từ những đặc trưng nổi bật, truyền thống, quan điểm, nội dung, cho đến phong cách, kỹ năng làm báo. Chống lại sự “thất truyền” không phải chỉ bằng tấm lòng, bằng lời kêu gọi mà nhà nghiên cứu Trần Bá Lạn đã sưu tầm nhiều tư liệu quý để chứng minh, để đưa vào giáo trình nghiệp vụ báo chí và từng bài giảng cụ thể.
Điều này, thầy đã nêu rõ trong phần viết về “Cuộc khởi đầu suôn sẻ về sự hình thành lý luận báo chí cách mạng Việt Nam”. Nhà nghiên cứu đã tìm ra cái “chìa khóa” khi viết giáo trình là phải nắm vững nguyên tắc thể hiện và phương pháp thể hiện. Về nguyên tắc, “phải bảo đảm tính chân thật, tính chiến đấu, tính chỉ đạo, tính quần chúng”. Đây là những nguyên tắc có nội hàm khác biệt với dòng báo chí thuộc các thế lực đối lập. Về phương pháp, giáo trình báo chí khẳng định: “phương pháp vừa khoa học, vừa nhằm cho người đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu. Báo chí có nhiều kiểu viết, nhiều thể loại để thích ứng với tính chất, nội dung, thông tin về sự kiện thời sự và vấn đề thời sự”.
Với nguyên tắc và phương pháp biên soạn giáo trình được thực hiện từ những năm 70 thế kỷ trước đến nay, sau hơn nửa thế kỷ, vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Đó là một đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Bá Lạn, nó có giá trị về lý luận và thực tiễn rất lớn. Nay ta đang nói tới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động báo chí. Người máy có thể thay thế nhiều khâu trong việc viết tác phẩm báo chí và biên tập, nhưng không thể thay thế trái tim và khối óc con người, đặc biệt là sự nhạy cảm, là khả năng dự báo chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Soi vào nguyên tắc “chân thật”, “chiến đấu”, “quần chúng”, soi lại vào phương pháp “khoa học”, “giản dị”, “thuyết phục” thì “thời 4.0” vẫn đúng như thế. Chúng ta chỉ xóa đi, chỉ lược bỏ những gì cũ kỹ, lạc hậu, xơ cứng mà thôi. Chúng ta không để lịch sử thất truyền.
Về việc dạy nghề và truyền nghề, nhà giáo Trần Bá Lạn cũng muốn hạn chế đến mức thấp nhất sự thất truyền. Với hơn 40 năm làm giảng viên, và làm Chủ nhiệm Khoa Báo chí (Từ Khóa một đến Khóa bảy), thầy đã kiên trì và công phu tổng kết kinh nghiệm qua các khóa đào tạo. Đào tạo người làm báo là một nghề đặc thù, vừa chạy vừa xếp hàng, kinh nghiệm nổi bật ở Khoa báo chí là: đào tạo gắn với thực tiễn hoạt động báo chí, thực tiễn cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử. Mô hình đào tạo, phương thức đào tạo, đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó đáng chú ý là khóa I đào tạo trong giai đoạn đất nước còn chiến tranh, rồi kế đến các khóa II, III sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất. Các khóa IV, V, VI, VII với bước chuyển mới về thời gian, phương pháp đào tạo phù hợp với quá trình chuẩn bị và công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ năm 1986. Có những khóa học đã kéo dài thời gian đào tạo tới 5 năm như khóa V và khóa VI, dành nhiều thời gian đào tạo ngoại ngữ cho học viên; dành nhiều dịp để học viên thực hành, chủ yếu là đi thực tế viết bài ở các địa phương, cơ sở.
Một dấu ấn khá đặc biệt, cũng là cách để chống lại sự “thất truyền”, đó là việc mời các giáo sư, các nhà giáo ở các trường đại học danh tiếng vào giảng bài cho học viên báo chí. Đó là việc mời các nhà báo lão thành, các nhà báo tài năng, có kinh nghiệm đang làm công tác quản lý, đang là phóng viên báo chí trực tiếp giảng dạy, truyền nghề. Bài học thành công, bài học từ sự thất bại đều được các thầy nghề nói thật, nói hết với trò. Và đó là một con đường tốt nhất để gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành. Dạy nghề bài bản, thiết thực, có thể làm báo ngay sau khi ra trường - đó là nhận xét của nhiều Tổng biên tập các cơ quan báo chí, đó cũng là “thương hiệu” của Khoa báo chí , Trường Tuyên huấn T.Ư.
Mảng thứ ba trong tập sách của thầy Trần Bá Lạn là một số tác phẩm báo chí tiêu biểu. Tôi nghĩ, phần này nếu nói là chống thất truyền thì có gì đó to tát. Nhưng đây là việc cần thiết, để đồng nghiệp, nhất là các nhà báo cùng thế hệ có dịp nhớ về những năm tháng cả dân tộc đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, giành và giữ độc lập dân tộc. Nhớ lại để thấm sâu hơn những bài học lịch sử, những gian truân, niềm vui, hạnh phúc của người làm báo một thời. Những chân dung người lính, người công nhân ngoài mặt trận lúc bấy giờ thật sự là chân dung các anh hùng. Họ chiến đấu và lao động không quản hiểm nguy, cái chết cận kề vẫn lạc quan, đứng vững trên chiến hào sạm sầm khói lửa. Và tất nhiên, nhà báo, “phóng viên mặt trận” Trần Bá Lạn cũng giống như bao nhà báo khác đã tay bút, tay súng, chứng kiến hành động dũng cảm của nhân vật. Phóng sự “Chiến công thầm lặng” viết về anh thợ lái máy xúc Nguyễn Phùng Xuân dũng cảm cứu máy nơi những quả bom chờ nổ đang rình rập là một tác phẩm báo chí được viết rất nhanh, viết trong chiến hào với những chi tiết đặc sắc. Bài phóng sự có chi tiết, khi vừa kéo được máy ra khỏi khu vực nguy hiểm thì trái bom nổ rung chuyển đất trời. “Khi trái bom kia vừa nổ, các anh mới thấy áo quần mình đẫm mồ hôi, tay chân rời rã. Bây giờ Xuân mới biết chân anh rách toạc vì những mảnh kính trong buồng lái máy xúc bị những quả bom nổ gần làm vỡ chém phải”. Không tận mắt chứng kiến hành động dũng cảm thì không thể nào viết chân thực, sinh động được như thế.
Cùng với những bài phóng sự, chân dung, nhà báo trẻ Trần Bá Lạn trong những năm 50-60 thế kỷ trước còn có những bài viết theo đơn đặt hàng của các báo bạn ở Liên Xô, Trung Quốc, Lào... Đó là những bài báo không nghiêng về phía minh họa đường lối, ngợi ca, mà là phát hiện cái mới, cái tín hiệu đột khởi, tốt lành của những mầm cây non hứa hẹn một cây lớn, một vườn ươm nay mai. Sâu hơn là bước đầu nghĩ về quy luật phát triển, là kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức, quản lý.
Cuốn sách Nghĩa nặng tình sâu của nhà giáo, nhà báo Trần Bá Lạn có thể dầy dặn hơn, có thể viết thành bốn tập, như thầy đã nói là “bốn tuyến hoạt động”. Tuy nhiên, cô đúc lại trong một tập sách cũng là một khó khăn khi biên soạn. Nếu nói về điều lắng đọng khi đọc cuốn sách này thì chúng tôi vẫn muốn nhắc lại rằng, chúng ta, nhất là những người làm báo - những người làm sử đương đại - hãy góp công sức, trí tuệ, không để lịch sử thất truyền, hay nói cách khác là không được lãng quên quá khứ, hãy cùng nhau gìn giữ những giá trị lịch sử tốt đẹp./.
Hải Đường
(CLO) Bộ đôi cầu thủ Khuất Văn Khang và Danh Trung cùng nhau ghi bàn, Thể Công Viettel đánh bại HAGL tỷ số 2-0 để giành vé vào thi đấu bán kết Cúp Quốc gia 2024/25.
(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản).
(CLO) Ngày 29/3, Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố chính phủ chuyển tiếp với 23 bộ trưởng, đánh dấu giai đoạn mới sau khi chế độ của Bashar al-Assad sụp đổ vào tháng 12 năm ngoái.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 31/3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến Nam Trung Bộ, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ trời rét, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Nam Bộ ngày có mưa rào, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Ngày 30/3, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định đưa Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời xếp hạng thêm bảy di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.
(CLO) "Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt" (When Life Gives You Tangerines) được đánh giá là một tác phẩm chạm đến những góc khuất sâu thẳm trong tâm hồn con người, đặc biệt là về tình cảm gia đình. Không ồn ào, không phô trương, bộ phim cùng với lối diễn xuất mới của IU nhẹ nhàng len lỏi vào trái tim người xem bằng những thước phim chân thực, đầy cảm xúc.
Vụ xe lao xuống vực trên đèo Bảo Lộc làm một người tử vong, ít nhất 3 người bị thương.
(CLO) Một người đàn ông 56 tuổi vừa bị cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ do tình nghi gây ra vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước những ngày qua, khiến 30 người thiệt mạng.
(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.
(CLO) Hãng xe Nhật Bản lần đầu công bố hình ảnh chính thức của Nissan Almera 2026 với một số điều chỉnh về ngoại thất, lần đầu trang bị công nghệ e-Power.
(CLO) Mùi tử khí nồng nặc lan khắp đường phố Mandalay, Myanmar vào ngày 30/3 khi người dân tuyệt vọng tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, hai ngày sau trận động đất khiến hơn 1.600 người thiệt mạng.
(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế.
(CLO) Ba nền kinh tế lớn của châu Á - Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản - đã đạt thỏa thuận vào ngày 30/3 về việc tăng cường thương mại tự do, theo tuyên bố chung sau cuộc họp cấp cao tại Seoul.
(CLO) Từ ngày 29-31/3 (tức ngày 1-3/3 âm lịch), tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ hội Hoành Sơn Thánh Mẫu năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa tâm linh truyền thống.
(CLO) Sự kiện "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ" đã thu hút đông đảo du khách đến không gian đi bộ Hồ Gươm, Hà Nội. Đây là dịp để quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của vùng Kinh Bắc đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế.
(CLO) Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.
(CLO) Ngày 30/3, tại TP. Hải Phòng, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra, mang theo những món quà thiết thực dành cho người dân vùng biển.
(CLO) Chiều 29/3, nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
(CLO) Ngày 29/3, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp với các nhà tài trợ trao học bổng cho học sinh khó khăn và bàn giao công trình bổ sung cho Trường THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre).
(CLO) Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức sự kiện “Ngày hội báo chí Quảng Trị” nhằm chào mừng 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
(CLO) Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, cung cấp, sử dụng ứng dụng, dịch vụ và thông tin trên mạng Internet trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
(CLO) Ngày 29/3, tại Trung tâm Hội nghị Pytopia (TP Tuy Hòa), Báo Phú Yên đã long trọng tổ chức hội nghị Cộng tác viên - Bạn đọc năm 2024. Sự kiện nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên và bạn đọc, đồng thời chia sẻ những thành tựu và kế hoạch hoạt động của báo trong thời gian tới.
(CLO) Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?
(CLO) Chiều 28/3, Báo Nhân Dân đã tổ chức buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?" nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về Tự kỷ (2/4). Sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt, y tế và tâm lý học, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
(CLO) Nhằm tôn vinh những đóng góp của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Theo đó, nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được tổ chức để ghi nhận sự phát triển của báo chí tỉnh nhà cũng như những thành tựu to lớn của báo chí cách mạng Việt Nam.