Nhà thầu Việt dần khẳng định vị trí trong cuộc cạnh tranh của ngành xây dựng

Thứ hai, 11/06/2018 15:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam nửa cuối 2018 được đánh giá khả quan. Thị trường này đang được nhiều nhà thầu chia nhau nắm giữ. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng với quy mô vừa phải có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn những nhà thầu lớn.

Năm 2018, dù triển vọng thị trường xây dựng được dự báo có xu hướng chậm lại do những quy định về việc hạn chế dòng tín dụng đổ vào bất động sản và một số dự án có khả năng chậm triển khai liên quan đến thủ tục về đất đai, đầu tư, nhưng ngay từ đầu năm đã không ít doanh nghiệp xây dựng công bố thông tin trúng thầu những công trình quy mô lớn. 

Mới đây, tại hội thảo liên quan đến chủ đề nhà ở tại TP.HCM, đại diện một chủ đầu tư nhấn mạnh, để có thể khống chế giá nhà đang trên đà tăng (do chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng), doanh nghiệp bất động sản đặc biệt quan tâm đến giải pháp thiết kế, thi công sao cho hợp lý nhất, ký hợp đồng "giá sỉ" với nhà thầu xây dựng để tiết giảm giá thành. Cơ sở để các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đặt mục tiêu cao và có phần táo bạo là do trong 2 năm qua, lĩnh vực này đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế (nằm trong 10 ngành có mức độ tăng trưởng cao). 

Liên tục trong 2 năm 2015 - 2016, ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng khá và nhịp độ này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong năm nay và những năm tiếp theo. Năm 2017, ngành xây dựng được kích hoạt bởi diễn biến tương đối lạc quan của thị trường bất động sản. Theo Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng tăng trưởng khá cao, với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung và đứng thứ ba trong số các ngành đóng góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Báo cáo kết quả kinh doanh của nhiều nhà thầu xây dựng năm ngoái cho thấy, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận gần như gấp đôi. 

Báo Công luận
 Trong bức tranh chung của ngành, ngoài mảng xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia. 

Chẳng hạn, Coteccons tăng doanh thu khoảng 45% (đạt 27.153 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế tăng 56% so với 2016 (đạt 1.653 tỷ đồng); trong khi với Hòa Bình, mức tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế lần lượt là 49% và 51,5%. Tuy dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng vẫn còn nhưng theo báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán, gần đây, mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng cũng không kém phần khốc liệt, ngoài các đối thủ truyền thống như HBC, Coteccons, Cofico, Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) thì những doanh nghiệp với quy mô nhỏ hơn cũng muốn mở rộng thị phần như Descon, Dũng Tiến, An Phong, AGC..., đó là chưa kể đến một số đối thủ nước ngoài đang tìm cách giành lại thị trường như Posco, CSCEC. 

Trong bức tranh chung của ngành, ngoài mảng xây dựng nhà ở, xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút các nhà thầu trong và ngoài nước tham gia. Bởi hiện có hàng loạt dự án hạ tầng lớn từ vốn nhà nước, ODA lẫn các hợp đồng BT, BOT... đang và sắp triển khai. Thậm chí, sự tăng trưởng của khu vực này còn hơn cả xây dựng công nghiệp - vốn được doanh nghiệp kỳ vọng khá nhiều (nhưng việc Mỹ tuyên bố dừng TPP tác động đến dòng vốn FDI vào Việt Nam nên xây dựng công nghiệp được dự báo sẽ giảm). Tuy nhiên, theo Báo cáo Triển vọng ngành năm 2018, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo tăng trưởng ngành xây dựng vẫn tiếp tục duy trì mức khả quan trong năm 2018, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ bắt đầu chậm lại. 

Cụ thể, thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ vào vốn FDI dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh. BSC kỳ vọng năm 2018, ngành xây dựng sẽ được hưởng lợi lớn từ vốn FDI sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh nhờ vào việc Việt Nam vẫn là nước có chi phí nhân công thấp trong khu vực, các ưu đãi, hỗ trợ của chính phủ sau sự thành công của hiệp định APEC. Yếu tố cạnh tranh gay gắt hơn khi phân khúc căn hộ cao cấp bắt đầu gặp khó khăn, khi đó các doanh nghiệp sẽ phải chuyển về phân khúc trung cấp và bình dân, cạnh tranh với các nhà thầu khác; giá cả nguyên vật liệu sắt, thép, cát… có xu hướng tăng mạnh trong thời gian vừa qua; xu hướng phải đẩy mạnh tỷ trọng ở phân khúc nhà ở trung cấp – bình dân và nhà xưởng công nghiệp có biên lợi nhuận gộp thấp hơn. 

Mặc dù vậy, BSC vẫn đánh giá khả quan với ngành Xây dựng dựa trên các yếu tố: Các doanh nghiệp xây dựng dân dụng với lượng hợp đồng ký kết cho năm 2018 vẫn duy trì mức tốt; nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng tăng trưởng ổn định trong dài hạn và lượng vốn FDI vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2018. Với thị trường ngành xây dựng, theo nhận định của nhiều chuyên gia là đang có sự lệch pha về nguồn cung, với phân khúc cao cấp chiếm ưu thế, nhiều nhà phát triển thuộc phân khúc này bắt đầu đi chậm lại và tìm kiếm cơ hội tham gia vào phân khúc thấp hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Để có thêm hợp đồng, nhà thầu xây dựng lớn phải "chia sức" ở nhiều "mặt trận". Dư địa tăng trưởng của ngành xây dựng Việt Nam được đánh giá khả quan. Thị trường này đang được nhiều nhà thầu chia nhau nắm giữ. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng với quy mô vừa phải có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn những nhà thầu lớn./.

Bảo Anh

Tin khác

Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp