(CLO) Triển lãm thời trang “Mộng bình thường” (An everyday dream) đang diễn ra tại Nhà triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), nhằm giới thiệu hành trình sáng tạo của nhà thiết kế, kiêm họa sĩ Thủy Nguyễn tới người dân Thủ đô Hà Nội.
Triển lãm thời trang “Mộng bình thường” do Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory và thương hiệu thời trang Thuy Design House tổ chức. Trước đó, sự kiện đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2021. Triển lãm lấy cảm hứng từ ca khúc nổi tiếng 'Ngậm Ngùi', khám phá một số khía cạnh của Thuy Design House, qua đó thấy được sự đa dạng và phong nhiều của các bộ sưu tập cũng như nguồn gốc cảm hứng của các thiết kế. Sự hiện diện thường xuyên của các thành ngữ, tục ngữ, nghệ thuật dân gian, truyền thuyết, đã phản ánh mối tâm giao sâu sắc giữa Thuỷ Nguyễn và văn hoá truyền thông Việt Nam.
Triển lãm thể hiện rõ quan điểm sáng tạo độc đáo của Thuỷ Nguyễn thông qua việc trưng bày các trang phục, phụ kiện, những hiện vật sưu tầm và tư liệu cá nhân trong một dàn cảnh được xây dựng công phu. "Mộng Bình Thường" tôn vinh quá trình sáng tạo cũng như những thiết kế uyển chuyển đầy năng động của thời trang Việt Nam, không chỉ trong bối cảnh Việt Nam mà còn trên trường quốc tế. Triển lãm dường như đang nhắc chúng ta nhớ rằng "câu chuyện của thời trang thường là sự nhoà mở đường biên giữa cái độc tôn và tính phổ quát, giữa cái thân quen và xa lạ”, như Giám đốc Bảo tàng Victorin và Albert Tristam Hunt từng nhận định.
Một số bộ trang phục thời trang đương đại trưng bày tại Triển lãm "Mộng bình thường" của Nhà thiết kế, kiêm họa sĩ Thủy Nguyễn.
Trả lời báo chí, nhà thiết kế, kiêm họa sĩ Thủy Nguyễn cho biết: "Thuỷ đề cao những ý tưởng mới mẻ và tính cá nhân, do đó trí tưởng tượng bay bổng và sự sáng tạo giữ vai trò then chốt trong hệ tư duy của cô - một thái độ xuyên suốt cả thực hành nghệ thuật lần thời trang của cô. Với Thuỷ “hội hoạ và thời trang đều có cùng các yếu tố giống nhau - màu sắc và hình dáng”.
Tuy vậy, nhận định này lại xem nhẹ những dấu ấn đặc biệt nhất trong thiết kế của tôi, đó là sự chú trọng vào tính tạo hình, kỹ thuật trong trí hay phóng đại, sự kịch tính và hoà sắc rực rỡ. Thuỷ sáng tạo theo cách của riêng mình, từ chối thỏa hiệp, không tự hài lòng và luôn tìm kiếm những điều mới, vạch ra những mục tiêu kế tiếp để theo đuổi".
Đặc biệt, 7 chủ đề chính của triển lãm lần này được lấy cảm hứng từ thi ca, ca dao tục ngữ và đời sống của người Việt Nam, đó là: Xưa đến ngày sau, Lầu son gác tía, Đôi vầng nhật nguyệt, Đong đầy kí ức, Ở trọ trần gian, Muôn hình vạn trạng, Phố phố phường phường. Đồng thời, 60 bộ trang phục thời trang được trưng bày trong những gian phòng được thiết kế, sắp đặt với ý đồ riêng, làm nổi bật nguồn gốc cảm hứng của các thiết kế vốn gắn bó chặt chẽ với chất liệu văn hóa và nghề thủ công đặc trưng của nhiều vùng miền đất nước.
Người dân, du khách trong nước và quốc tế không chỉ được ngắm nhìn các tác phẩm mà còn có dịp tìm hiểu câu chuyện lịch sử và văn hóa đằng sau mỗi hoa văn, đường nét, từ tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) cho đến chiếc áo cóm của phụ nữ Thái miền tây bắc, từ nghệ thuật cải lương cho đến tín ngưỡng thờ Mẫu... Với chặng đường sáng tạo mở rộng trên nhiều lĩnh vực như hội họa, sắp đặt, điện ảnh, thời trang và thiết kế, Thủy Nguyễn luôn cho thấy một sự nhất quán trong việc hướng tới văn hóa truyền thống Việt Nam.
Những bộ trang phục đương đại của NTK Thủy Nguyễn trưng bày tại triển lãm "Mộng bình thường"
Ngoài ra, nhiều thiết kế thời trang của Thủy Nguyễn còn lấy cảm hứng từ vải vóc xưa, đồ mỹ nghệ, gốm sứ, tranh của các danh họa thế kỷ trường Mỹ thuật Đông Dương như Mai Trung Thứ (1906-1980), Lê Phổ (1907-2001) hay Trần Văn Cẩn (1910-1994) cùng các ảnh chụp lấy ngay (polaroid) của những năm 1960, 1970 và áo dài, biểu tượng của văn hóa Việt, cũng như các phụ kiện cổ truyền khác.
Các bộ sưu tập thời trang làm nên tên tuổi Thủy Nguyễn như Lúng liếng, Viên mãn, Gió mùa về, Cọc cạch, Mộng mị, Tình tang, Mỵ Châu, Tìm người trong mộng, Tơ hồng... được đặt tên với cảm hứng từ ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, nghệ thuật dân gian của Việt Nam.
Nhằm tiếp cận những tiêu chuẩn của những sự kiện trưng bày nghệ thuật quốc tế, triển lãm “Mộng bình thường” được giám tuyển bởi bà Dolla S. Merrillees - nguyên Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật ứng dụng và Khoa học (MAAS) tại Sydney (Australia).
Nghệ sĩ Thủy Nguyễn cho biết, chị có dự định đưa triển lãm tiếp tục “đi tour” thêm tại một số thành phố ở Việt Nam và nước ngoài, cũng như mong muốn sự kiện có thể thu hút, kết nối cộng đồng sáng tạo gồm cả các sinh viên theo ngành thiết kế thời trang.
Triển lãm "Mộng bình thường" đang diễn ra tại Nhà triển lãm số 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đến hết ngày 23/2/2023.
Nhà thiết kế Thủy Nguyễn tên thật là Nguyễn Thu Thủy (sinh năm 1981) tại Hà Nội, hiện sống tại TPHCM. Xuất thân là họa sĩ với nghệ danh Tia - Thủy Nguyễn, chị có triển lãm tranh cá nhân đầu tiên năm 18 tuổi. Thủy Nguyễn tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam và lấy bằng cao học tại Học viện Nghệ thuật Thị giác và Kiến trúc quốc gia Ukraine ở Kiev.
Từ năm 2011, họa sĩ lấn sân lĩnh vực thời trang và gây tiếng vang với nhiều bộ sưu tập ấn tượng phô diễn vẻ đẹp của chất liệu truyền thống và cảm hứng văn hóa bản địa. Chị từng thực hiện trang phục cho nhiều phim điện ảnh, MV ca nhạc, các nghệ sĩ Việt Nam tham gia biểu diễn và giao lưu văn hóa ở nước ngoài... Năm 2019, Thủy Nguyễn được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là một trong 50 phụ nữ có sức ảnh hưởng nhất.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.
(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.
(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.