Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Theo dõi báo trên:
+ Nói đến thơ Tết – một đặc sản trên mâm cỗ Giai phẩm Xuân, người ta thường nghĩ về những câu thơ, những bài thơ như thế nào để thích hợp nhất cho việc chào đón một năm mới, thưa nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại?
- Thơ nói riêng, nghệ thuật nói chung, không thể thiếu trên báo Tết. Đó là hàm lượng nhân văn, bồi bổ con người và văn hóa dân tộc. Chính trị nào, thời sự nào cũng nhất thời. Chính trị chân chính càng phải trân trọng nghệ thuật vì nghệ thuật là chính trị chân chính. Phần văn nghệ trên báo Tết sẽ là ca từ rộn ràng, tươi mới để mỗi chúng ta bước sang năm mới với tâm hồn phơi phới, yêu đời hơn. Từ yêu người, yêu đời giàu khát vọng “hai cánh tay như hai cánh bay lên” người ta sẽ làm được tất cả… Về phần cá nhân tôi chẳng có gì đáng nói. Nếu chỉ tính nhuận bút, thì đăng một bài báo Tết, nhuận bút bằng bốn, năm lần bài thơ, nhưng tôi vẫn thích được đăng thơ Tết, nó sang trọng, nó hạnh phúc lắm. Lớn rồi nhưng có bài thơ đăng báo Tết vẫn khoe. Tôi có nhiều bạn bè là Biên tập viên, việc đăng thơ không thật khó lắm, nhưng khó là thơ có suy ngẫm, buồn mà hay thì không được đăng vào dịp Tết, nên cũng chẳng đăng được nhiều, cái nồi bánh chưng nhà tôi chẳng mấy khi đầy đặn...
+ Tôi thấy giới văn nghệ sĩ ngày trước hay kháo nhau rằng, cứ mỗi dịp đón Tết thì các nhà thơ, nhà văn lại bận bịu với các cuộc điện thoại từ các tòa soạn báo xin thơ, đặt thơ đăng báo Tết, thưa ông?
- Đúng vậy. Ở những năm 80, 90, việc làm thơ, viết báo thì Tết là một mùa vụ thu hoạch, khiêm tốn là “kiếm nồi bánh chưng”. (Nghĩ lại mà thương vì hồi ấy nghèo quá, không cực nhọc gì bằng cày chữ!). Có năm Nguyễn Hồng Thái, Trần Thu Hằng, vợ chồng bạn thân của vợ chồng tôi viết được bốn triệu nhuận bút Tết, vợ chồng tôi phục lăn. Hồi ấy đăng báo, mà đăng báo Tết khó lắm. Những người tên tuổi lớn còn nhiều, số lượng báo ít, mới có một, hai trang điện tử. Tiêu chí chọn thơ Tết đúng nhưng có cái oái oăm của nó: Phải chọn thơ là người có tên tuổi (lúc ấy các nhà thơ của Phong trào Thơ Mới còn nhiều), phải đủ đề tài theo các ngày kỷ niệm, cơ cấu vùng miền, thơ phải đèm đẹp, vui tươi, đúng đề tài…
Đúng là Tết phải “săn” người, săn bài ghê lắm. Bao nhiêu năm làm biên tập, góp phần thực hiện trang văn nghệ trên số Tết Nhân Dân, nhiều kỷ niệm lắm. Yêu cầu đặt ra là phải có tầm quốc gia, phải “cạnh tranh” (lành mạnh) là trang của mình phải hay hơn, chí ít là bằng các báo lớn khác. Thơ thì phải có Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận… Các nhà thơ Khương Hữu Dụng, Huy Cận còn nhiệt tình, thậm chí rất nhiệt tình, chứ xin thơ anh Nguyễn Khoa Điềm, anh Hữu Thỉnh là khó lắm, vì các anh ấy nhiều báo xin, lại tự trọng cao. Trần Đăng Khoa là bạn bè mà nhiều khi hứa rồi lại vẫn không có, vì anh ấy cũng quan niệm không có thơ mới, không có thơ hay thì không đăng. Hứa là vì nể, nhưng không “đẻ” ra thì đành chịu. Truyện ngắn phải Kim Lân, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu… Có khi mình đặt, mà báo khác đến lấy mất!
+ Ông có nói, bao nhiêu năm làm biên tập, góp phần thực hiện trang văn nghệ trên số Tết Nhân Dân, nhiều kỷ niệm lắm. Chắc hẳn nghề Biên tập viên khi chọn lọc thơ đăng báo Tết cũng không ít điều thú vị, thưa ông?
- Hạnh phúc của người biên tập văn nghệ là được quen thân các nhà thơ, nhà văn lớn mà mình ngưỡng mộ. Sinh thời, nhà thơ Khương Hữu Dụng rất hay đến Báo Nhân Dân (nhà bác gần, ở 36 phố Phan Bội Châu) cứ động đến thơ là nói chuyện không dứt. Tiễn bác ra về rồi, đến cổng vẫn nói một hai giờ đồng hồ là chuyện thường tình. Hồi đó tôi đang nằm bàn, đặt xong nồi cơm, tiễn bác vào thì nồi cơm đã cháy, bàn cũng cháy (bếp bằng dây may-xo Liên Xô đặt trên bàn làm việc)… Tôi học được bác Dụng cách làm thơ, chọn chữ, nhất là thơ tứ tuyệt. Thí dụ trong bài “Côn Sơn”, nơi nhà thơ gửi tâm sự mình như Nguyễn Trãi.
Lên đỉnh Côn Sơn tìm Nguyễn Trãi
Trên đầu xanh ngắt một bầu không
Bàn cờ thế sự quân không động
Mà thấy quanh mình nỗi bão dông
Ông rất thú chữ “nỗi” trong “nỗi bão dông” (nói về oan khuất của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn). Thơ in rồi, ai cũng khen hay. Thế mà mồng Hai Tết, bác lại cất công đến tìm tôi. “Dở, dở lắm cháu ạ. Bác tìm được chữ này hay hơn nhiều… Phải là “dấy cơ”- Mà dấy quanh mình nỗi bão dông”. Đúng là hay hơn hẳn, câu thơ động hơn, thấy được nham hiểm, nguy hiểm của lòng người hơn! Bác tìm được chữ “dấy”, sự sung sướng rung lên trong hai hàm răng đánh vào nhau lập cập, đến giờ, sau 40 năm tôi còn cảm thấy. Tôi mới hiểu thế nào là “hai câu làm mất ba năm”, “thi thành khấp quỷ thần”… Bác dạy tôi, làm xong bài thơ, dù in rồi, dù hai ba mươi năm sau vẫn nên đọc lại, vẫn sửa cho đến kỳ cùng.
Kỹ về chữ nghĩa như thế, mồng Hai Tết năm ấy, bác không chỉ khoe chữ “nỗi”, chữ “dấy” mà còn khoe bài thơ khai bút ngày mồng Một Tết, trong đó có câu “Sáng mai Mùng Một nhà chưa khách”. Bác nói, lúc đầu bác viết là “thưa”, “chưa” hay hơn nhiều vì chưa ai dùng, mà đúng là chưa, vì sau lúc viết thơ, người ta lại đến thì sao? Bác cứ nói vậy thôi, chứ câu thơ ấy làm tôi thương bác nhiều, bỗng nhớ tới câu thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Bất tài minh chủ khí/ Đa bệnh cố nhân sơ”; bác về hưu, tuổi già rồi; dù có tài cũng chẳng mấy ai đến nữa. Chỉ có bác vẫn say với thơ, ôm mối cô trung với thơ “Chỉ ước trọn đời khi nhắm mắt - được câu thần chú đủ vui rồi” (Tám mươi rồi hả) khi cả thời đại chuẩn bị bước vào một cơn say tiền… Và thơ ca từ ngày ấy cũng dần xuống giá…
Lại nói về anh Phạm Tiến Duật. Lúc nào anh cũng sôi nổi, chân thành. Biên tập viên là người thích nhất khi được đọc thơ trước, được nghe tâm sự của tác giả qua mỗi bài thơ. Những năm 80, Sông Đà là một đại công trình, do đó thơ về Sông Đà không thể thiếu trên báo Tết. Đọc bài “Tình yêu nói ở sông Đà”, kể một bác thợ cơ khí, bộ đội chuyển ngành, tuổi ngoại 50 mà vẫn yêu cuống quýt, tôi lấy làm lạ sao anh lại có thể viết được câu: “Người đang yêu như cây cối đang hoa/ Bác thợ ấy bồn chồn tôi biết lắm/ Mắt luôn cười và lời luôn đằm thắm/ Tôi đánh vỡ cái ly trà, bác có trách đâu”.
Anh nói, chuyện bác thợ cơ khí yêu cô vật tư ở Sông Đà là có thật, chuyện anh đánh vỡ cái tách trà là có thật; nhưng tâm trạng yêu đương ấy anh phải lấy từ lòng anh, chứ không phải chỉ từ quan sát bác thợ kia… Anh đang yêu? Tức ngoại tình? Yêu là yêu, không có “ngoại”. Tình yêu nào chẳng từ bên trong. Thế là “nội” chứ sao lại “ngoại”? Đến câu “Ngọn lửa tình đời cứ cháy, cứ nhóm giữa thời gian”, tôi hỏi, sao anh không bỏ từ “cứ nhóm” để câu thơ là “Ngọn lửa tình đời cứ cháy giữa thời gian” có dễ đọc, có hay hơn không? Anh im lặng một lúc, nói: Thế đấy em ạ, tình yêu cháy hết rồi lại nhen nhóm, khó nhọc lắm, không dễ có…
Đấy, đại loại biên tập thơ được học nghề là thế. Nhưng không chỉ có được và vui. Cũng có nhà thơ lớn, vì không được đăng thơ báo Tết mà vẫn bị giận cả gần chục năm, sau mới nguôi ngoai…
+ Từ chuyện xưa lại nghĩ đến chuyện nay, Thơ vẫn luôn là phần không thể thiếu được trên các ấn phẩm Tết… Tất nhiên là hương vị sôi nổi của một thời dường như đã “bay đi ít nhiều” rồi, thưa ông?
- Hồi trẻ, mỗi khi làm được bài thơ ưng ý, tôi thường nhảy lên reo một mình, “ôi, ta phục ta quá”, cho phép được vài tháng rong chơi, không phải làm gì và ước mỗi năm làm được một hai bài thơ hay, thế là cuộc đời đáng sống, đáng tự mãn lắm rồi! Nếu so xưa với nay, tôi thấy các báo Tết ngày nay không mấy chú ý đến chất lượng trang văn nghệ trên báo Tết. Họ chú ý hướng thượng và quảng cáo nhiều hơn chăng? Với cá nhân tôi, trước đây tôi mong và cố gắng để có bài đăng trên Báo Văn nghệ, Nhân Dân… đại loại là trên những tờ báo lớn. Bây giờ báo nào tôn trọng mình thì mình trân trọng gửi bài và nghĩ rằng bài hay thì đăng ở đâu cũng được bạn đọc đón nhận, tri âm. Và không nghĩ nhiều đến nhuận bút nữa nên việc sáng tạo tự do hơn.
+ Trân trọng cảm ơn ông!
Hà Vân (Thực hiện)
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Việt Nam và Mông Cổ cam kết đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đặc biệt trong nông nghiệp với mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 triệu USD.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Honda Vision, mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam được làm mới ở thiết kế, gia tăng tiện ích trong khi giá bán giữ nguyên như phiên bản tiền nhiệm.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương tổ chức Festival mỳ Quảng trong năm 2025 để tăng cường thu hút du khách.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo vừa được được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật của Thành phố.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.
(CLO) Tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (TP Ninh Bình), Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 khép lại với một lễ bế mạc tràn đầy cảm xúc.
(CLO) Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" sẽ được tổ chức tại Không gian nghệ thuật Area 75 Art & Aution (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 26/11 tới. Sự kiện trưng bày 100 bức chân dung chủ yếu là phụ nữ vùng cao của 6 tỉnh Tây Bắc được nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Tuấn chụp lại sau quá trình 10 năm đi và trải nghiệm thực tế.