Khai mạc Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
Theo dõi báo trên:
(NB&CL) - Có thể nói, cùng thời với nhạc sĩ – NSƯT Thế Hiển không có người nào vừa chịu đi nhiều vừa sáng tác chắc tay và đa dạng như anh. Những ca khúc của NS Thế Hiển về người lính, thanh niên tình nguyện, biển đảo quê hương, gia đình, tình yêu đôi lứa… kể từ sau ngày giải phóng đất nước đến sau 4 thập kỷ vẫn được công chúng nhiệt thành đón nhận.
Viết trên dọc đường Tổ quốc
NS Thế Hiển kể, lúc nhỏ cha mẹ cứ bảo anh phải gắng học để không bị bắt đi quân dịch. Đến năm 1975, anh vừa tròn 20 tuổi và đang học trường Luật tại Sài Gòn. Hồi còn đi học, 4 anh em ruột trong gia đình anh ai cũng mê âm nhạc. Mỗi người đều biết chơi một loại nhạc cụ nên anh em tập hợp thành một ban nhạc và thường đi giao lưu, góp vui trong dịp đám tiệc đây đó. Sau ngày giải phóng đất nước, anh được mời tham gia phong trào Văn nghệ quần chúng ở phường 9, quận Phú Nhuận.
Cũng từ đây, mọi thứ đã thay đổi trong anh, “Lúc bấy giờ, những ca khúc cách mạng mới thật sự được tự do phổ biến rộng rãi. Còn trước đó, đa số sinh viên tụi tôi được nghe là những ca khúc phong trào học sinh, sinh viên không hà. Nghe nhạc cách mạng, tôi ngộ ra rằng: Âm nhạc cách mạng đích thực là đây! Âm nhạc đích thực luôn gắn với vận mệnh đất nước…”- NS Thế Hiển tâm sự.
Năm 1976, Đoàn ca múa nhạc Bông Sen vừa mới thành lập và đang tuyển sinh lớp Trung cấp thanh nhạc để đào tạo ca sĩ trẻ cho đoàn. Thế Hiển thi vào và anh trúng tuyển. Từ đó, Thế Hiển bỏ cả trường Luật, đi vào con đường hoạt động văn nghệ. Rồi sau 4 năm học, anh tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành đơn ca chính của đoàn. Sau đó Thế Hiển thường cùng với những ca sĩ, nghệ sĩ gạo cội lúc bấy giờ như NSND Quốc Hương, NSND Đỗ Lộc, NSƯT Tô Lan Phương, nhạc sĩ Kpa Y Lăng… ở trong đoàn xung kích thường đi phục vụ văn nghệ tận các vùng sâu, vùng xa. Đây là thời kỳ mà Đoàn ca múa nhạc Bông Sen luôn luôn có mặt ở những tuyến đầu, nơi các chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân nông – lâm trường… phục vụ. Đặc biệt, anh còn được cùng đoàn đi biểu diễn ở các nước Liên Xô, CHDC Đức, Cuba và sau đó được đi khắp đất nước để biểu diễn. Năm 1982, sau 2 năm “dạn dày sương gió”, Thế Hiển mới bắt đầu viết ca khúc để ghi lại những kỷ niệm từ những chuyến lưu diễn của mình. “Khi bong bóng bay” là một sáng tác đầu tay của anh viết khi anh đi xa và nhớ mẹ quê nhà.
“Nhưng đó là bài hát viết về chút kỷ niệm riêng mà thôi. Tôi thay đổi quan điểm sáng tác từ khi được nghe lời khuyên của chú Sáu Dân, tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đó là dịp trong một lần đón đoàn cùng dùng cơm với chú, tôi đã hát cho chú nghe bài này. Nghe xong chú bảo các cháu hãy bớt cái tôi của mình đi, tình hình biên giới đang rất căng thẳng, hãy đến đó mà chia lửa với anh em bộ đội” – NS Thế Hiển nói.
Thế là “Hát về anh” đã ra đời vào năm 1983, khi anh cùng đoàn đến Đặc khu Quảng Ninh để phục vụ các anh bộ đội đang ngày đêm bảo vệ vùng biên giới phía Bắc đang trong giai đoạn rất căng thẳng.
Sau chuyến đi ấy, khi về Sài Gòn, anh đã cùng ca sĩ Đình Văn song ca “Hát về anh” với cây đàn thùng, và bài hát đã lan tỏa rộng rãi, đưa tên tuổi Thế Hiển đến gần với công chúng. Cũng chính nhờ “Hát về anh” mà năm 1985, Thế Hiển với tư cách là ca sĩ được UBND TP.HCM đặc cách trao giải thưởng 10 năm cống hiến bên cạnh 12 nhạc sĩ khác. NS Thế Hiển cho biết: “Khi đó tôi viết nhạc chưa qua trường lớp gì cả. Sau này, tôi được nhạc sĩ Xuân Hồng khuyên nên đi học Đại học sáng tác để viết vững tay và có nội lực hơn. Vậy là sau 5 năm, từ năm 1995, tôi đã hoàn thành bậc Đại học Sáng tác và Thanh nhạc ở nhạc viện”.
Với NS Thế Hiển, chỉ có đi mới nghe, mới thấy và cảm nhận được đất nước, con người và viết ra những điều mình biết, mình yêu và trăn trở. Thế nên, đa số những ca khúc của anh ra đời đều từ những chuyến đi thực tế ấy: “Chuyện đời xưa chuyện đời nay” viết năm 1984 trong chuyến đi biểu diễn phục vụ công nhân tại công trình nhà máy Thủy điện Trị An; “Nhánh lan rừng” viết năm 1986 trong chuyến đi phục vụ văn nghệ cho bộ đội tình nguyện tại mặt trận 479 khốc liệt của vùng biên giới Tây Nam (Xiêm Riệp, Campuchia); “Vỏ ốc biển” sáng tác năm 2012, là 1 trong 5 ca khúc mà anh viết về biển đảo quê hương nhân chuyến đi công tác nhiều ngày tại quần đảo Trường Sa. Ca khúc này được NS Thế Hiển sáng tác ngay trên tàu và cũng trong chuyến đi ấy, chính anh đã biểu diễn phục vụ các anh chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo nơi đầu sóng ngọn gió … Người ta bảo NS Thế Hiển viết nhật ký bằng âm nhạc cũng là vì thế.
Ngoài những sáng tác về người lính, thanh niên tình nguyện, công nhân, về quê hương… NS Thế Hiển còn viết rất nhiều ca khúc về đề tài xã hội: những nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi lang thang cơ nhỡ, về người dân bị thiên tai lũ lụt… Đó là những: “Dấu chấm hỏi”, “Người mẹ và hoa sứ trắng”, “Mỗi trái tim một tấm lòng” “Người phu xe”,... Bên cạnh đó, sự đa dạng trong phong cách sáng tác của Thể Hiển còn thể hiện ở chỗ, anh còn viết những ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca Nam Bộ như “Hoàng hôn màu tím”, dân ca Bắc Bộ như “Cho dù có đi nơi đâu”, hay “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” mang âm hưởng dân tộc Chăm…
Có thể nói, sáng tác của NS Thế Hiển đã len lỏi vào tận mọi ngõ ngách của cuộc sống.
“Tự hào thành phố tôi yêu”
NS Thế Hiển hiện đang sống trong căn hộ chung cư nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM. Tôi gọi điện hẹn gặp khi anh vừa đi biểu diễn từ Bình Thuận trở về. NS Thế Hiển cho biết, đó là chuyến đi theo lời mời của đơn vị Lữ đoàn tên lửa bờ 681 ra mắt quỹ từ thiện “Khuyến học và Đồng đội” do chính đơn vị thành lập.
Vẫn vậy! 60 năm cuộc đời anh vẫn phơi phới sự nhiệt tình, niềm lạc quan, vẫn đi, vẫn sáng tác và ôm đàn cất cao tiếng hát. Anh bảo, anh yêu thành phố này và anh tự hào vì được sống ở đó. Gần 40 năm trôi qua, dù có đi đâu thì rồi anh vẫn quay về cái tổ ấm của mình. Cả khi anh có cơ hội định cư ở nước ngoài cùng vợ con nhưng anh vẫn từ chối. Cũng chính vì tình yêu ấy, NS Thế Hiển đã dồn rất nhiều tâm huyết để viết nên ca khúc “Tự hào thành phố tôi yêu”. Tác phẩm được tác giả xem như một khúc khải hoàn ca nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước. Trong ca khúc, NS Thế Hiển viết:
Thành phố tôi yêu là nỗi nhớ những đêm không ngủ
Thành phố tôi yêu ngày xưa ấy đốt lửa đấu tranh
Vẫn cất tiếng hát giữa rào gai khói cay đạn thù
Vách cấm đêm mưa người mẹ già chuyền nắm cơm thơm…
Và để giải phóng:Thành phố tôi yêu từng in dấu bước chân của người
Vượt sóng xa khơi tìm chân lý chiếu rọi khắp nơi…
Để rồi hôm nay:Thành phố hôm nay là dòng sông có thêm tên đường
Từ đáy lòng sông người người vui chuyến xe ngược xuôi
Phố xá lấp lánh ánh đèn cao sáng đêm thị thành
Thành phố tôi yêu niềm hạnh phúc trong từng trái tim
Nhạc của NS Thế Hiển vốn vậy, giản dị, không cầu kỳ, rất thực tế, chân tình, gần gũi… và cái chất là ở chỗ đó.
Nguyên Pháp
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Tottenham cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Liên hoan Múa Châu Á năm 2024 diễn ra tại Hà Nội quy tụ 5 quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mông Cổ.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương tổ chức Festival mỳ Quảng trong năm 2025 để tăng cường thu hút du khách.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(CLO) Chợ Bến Thành, Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo vừa được được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật của Thành phố.