(CLO) Đây là chia sẻ của nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung trong Hội thảo quốc gia “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, diễn ra tại Bắc Ninh sáng ngày 17/12.
Hội thảo văn hóa năm 2022 do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT-DL và tỉnh Bắc Ninh tổ chức.
Trong phần “Đối thoại văn hóa” diễn ra vào sáng 17/12, nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung đã có những chia sẻ khá thẳng thắn và thực chất về thực trạng ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay.
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, các nghệ sĩ và nhà sản xuất đã phải tìm đến các nhãn hàng, các nhà tài trợ do gặp khó khăn trong việc kinh doanh từ bán vé hay doanh thu từ người hâm mộ và khán giả. Tình trạng này đã xảy ra trong suốt 30 năm qua. “Cũng từ đó, nền công nghiệp âm nhạc của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các nhãn hàng và nhà tài trợ. Hầu như tất cả những dự án âm nhạc có chất lượng đều phải có nhà tài trợ”, nhạc sĩ Quốc Trung nói.
Toàn cảnh phần Đối thoại văn hóa tại Hội thảo văn hóa 2022 được tổ chức tại Bắc Ninh, ngày 17/12
Nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc Quốc Trung phát biểu tại phần "Đối thoại văn hóa"
Nhạc sĩ Quốc Trung bày tỏ lo lắng về thực trạng khó khăn của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam
Ông Trung chia sẻ, ở những nước có nền công nghiệp âm nhạc phát triển, nhà nước đều bảo trợ cho âm nhạc đỉnh cao như nhạc cổ điển hay dân gian. Nhờ tài trợ, dàn nhạc giao hưởng quốc gia diễn đều đều và có số lượng khán giả gần như kín khán phòng. Tuy nhiên, tỷ lệ phổ cập còn chưa cao và đời sống của các nhạc công vẫn còn rất nhiều khó khăn khiến họ phải làm thêm nhiều việc và không thể tập trung hoàn toàn cho công việc của dàn nhạc.
“Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam vẫn đang loay hoay với các chế độ lương và bồi dưỡng có tuổi đời vài chục năm và có tốc độ chậm hơn lạm phát hàng chục lần”, ông Trung nói.
Theo nhạc sĩ, một trong những rào cản cho sự phát triển hay nâng cao chất lượng nghệ thuật chính là chế độ công chức và tiền lương, điều mà dứt khoát cần phải có sự thay đổi.
“Mọi dàn nhạc giao hưởng trên thế giới dù được bao cấp một hay toàn phần đều phải có quy trình sàng lọc nhân sự hàng năm mà thường gọi là audition. Mọi nhạc công đều phải luyện tập thường xuyên và có chuyên môn tốt nhất, từ đó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Việc này liệu có thực hiện được ở Việt Nam, khi mà nhạc công tốt vẫn thiếu và các vấn đề khác như quan hệ, nể nang và cả những tiêu cực đã trở thành thói quen”, ông Trung cho biết.
Chia sẻ về hiện trạng âm nhạc cũng đau lòng là kho tàng âm nhạc dân gian phong phú hiện đang trở thành những “món ăn nhanh” phục vụ du khách theo những cách nghiệp dư hay dịch vụ một cách suồng sã, nhạc sĩ Quốc Trung nói: “Các nghệ sĩ dù làm đủ các công việc từ hát lên đồng, đám cưới, đám hỏi, hội chợ nhưng vẫn có đời sống khá khó khăn nhất là những nghệ sĩ sân khấu đặc thù như tuồng, chèo... Cho dù đời sống của các nghệ sĩ dân tộc, nhất là tại các thành phố lớn đã có những cải thiện vượt bậc, nhưng họ vẫn không làm được những vở diễn có tính sáng tạo cao hay thực sự độc đáo… Do vậy, việc tồn tại của các nhà hát dân gian như hiện nay cũng khó mà gìn giữ được những kho tàng quý báu chứ chưa nói đến việc phát triển”.
Đánh giá về những hội diễn chuyên nghiệp được Bộ VH-TT-DL, nhạc sĩ Quốc Trung cho rằng, các hội tổ chức vài năm một lần cũng khó có vở diễn thuyết phục được công chúng, hay thu hút đồng nghiệp. Ông cũng đặt câu hỏi, “Mục tiêu cho những vở diễn tham gia hội diễn đó là gì? Nó có đến được với công chúng không? Nó có thật sự là những dự án nghệ thuật mang tính tiên phong, có tính định hướng, dẫn lối hay tạo cảm hứng cho nền âm nhạc”.
Tuồng, chèo, cải lương cần đầu tư của Nhà nước
Nhạc sĩ Quốc Trung trong liên hệ với kinh nghiệm thế giới cho biết, nền công nghiệp âm nhạc của Hàn Quốc không chỉ có những ngôi sao pop - rock mà nhạc indie hay điện tử cũng rất phát triển. Âm nhạc dân gian, jazz hay cổ điển của họ cũng có nhiều ngôi sao tầm cỡ thế giới và được hỗ trợ từ nhà nước rất nhiều. Tại Anh, dàn nhạc giao hưởng London LSO, festival âm nhạc như Celtic Connection hay The Great Escape cũng được tài trợ thường xuyên.
Theo nhạc sĩ Quốc Trung, đầu tư này có tác động rộng lớn tới mọi phong cách hay chuyên ngành âm nhạc khác nhau trên toàn bộ đất nước của họ; góp phần tạo nên một nền công nghiệp âm nhạc phát triển thuộc hàng đầu trên thế giới. “Có đến hàng trăm không gian âm nhạc lớn nhỏ được hỗ trợ kinh phí của chính phủ để có thể dành sự hỗ trợ cho các thể nghiệm mới, các nghệ sĩ trẻ, gương mặt mới… với mục đích là nâng cao năng lực sáng tạo cho nghệ sĩ của nước nhà”, ông Trung nói.
Hội thảo văn hóa năm 2022 diễn ra trong ngày 17/12, với 800 đại biểu tham dự trực tiếp. Hội thảo gồm các phiên chuyên đề diễn ra trong buổi sáng và phiên toàn thể trong buổi chiều với 3 nhóm nội dung chính theo chủ đề của Hội thảo.
Hội thảo quốc gia về “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” của Quốc hội năm 2022 là sự kiện chính trị - văn hóa - khoa học rất quan trọng, có nhiều ý nghĩa nhằm cụ thể hoá, thực tiễn hóa và thể chế hóa việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết của Trung ương và kết luận của Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.