Nhận diện kinh doanh đa cấp: Hợp pháp và Bất chính

Thứ ba, 24/11/2015 09:12 AM - 0 Trả lời

Ngày 23/11, Báo điện tử Công luận đã tổ chức Diễn đàn giao lưu trực tuyến “Nhận diện kinh doanh đa cấp: Hợp pháp và Bất chính”.

(CLO) Ngày 23/11, Báo điện tử Công luận đã tổ chức Diễn đàn giao lưu trực tuyến: “Nhận diện kinh doanh đa cấp – Hợp pháp và bất chính”.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Ông Phan Đức Quế  – Trưởng phòng Điều tra và Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương); luật sư Võ Đan Mạch – Phó Chánh Văn phòng - Hiệp Hội bán hàng đa cấp VN; bà Ngô Lâm Thủy – Trưởng phòng pháp chế Công ty TNHH Amway Việt Nam; ông Phạm Đăng Khoa - Phó tổng giám đốc Cty TNHH Thương mại Lô Hội.

[caption id="attachment_64035" align="aligncenter" width="640"]22 Chương trình tọa đàm có sự tham dự của Ban lãnh đạo báo Nhà báo & Công luận.[/caption]

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, nhiều loại hình kinh doanh mới đã xuất hiện tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp phân phối hàng hóa dưới hình thức bán hàng đa cấp.

Tuy còn mới mẻ nhưng hình thức bán hàng đa cấp đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhìn nhận một cách công bằng, không thể phủ nhận những ưu điểm và triển vọng lớn mạnh của ngành kinh doanh đa cấp (KDĐC). Tuy nhiên, cần phân biệt rõ đâu là KDĐC được pháp luật Việt Nam công nhận với đâu là KDĐC theo mô hình kim tự tháp ảo hay nói cách khác là bất hợp pháp?

Chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn về vấn đề này trong chương trình Trực tuyến Diễn đàn Công luận với chủ đề: “Nhận diện kinh doanh đa cấp: Hợp pháp & Bất chính”. Chương trình sẽ là diễn đàn để các nhà quản lý, các doanh nghiệp cùng trao đổi bàn luận về vấn đề được coi là đang nóng này.

[caption id="attachment_64026" align="aligncenter" width="640"]12 Buổi tọa đàm có sự tham gia của đại diện các cơ quan Quản lý Nhà nước, Hiệp hội bán hàng Đa cấp VN và một số doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp.[/caption]

PV: Câu hỏi đầu tiên, xin hỏi ông Phan Đức Quế  – Trưởng phòng Điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương): Thưa ông, thực trạng kinh doanh đa cấp hiện nay đang bị biến tướng như thế nào, và đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?

Ông Phan Đức Quế: Bán hàng đa cấp đã phát triển trên thế giới cách đây khoảng 100 năm và du nhập vào Việt Nam từ 1998. Thời gian qua, có một số doanh nghiệp (DN) đã lợi dụng hình thức bán hàng đa cấp này để trục lợi và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đối với DN kinh doanh đa cấp bất chính có thể chia thành hai nhóm DN hoạt động:

Một là nhóm DN không được cấp giấy phép hoạt động nhưng vẫn thực hiện KDĐC. Đây là nhóm hoạt động phổ biến hiện nay và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội.

Hai là nhóm mượn hoạt động này để làm dịch vụ và bị nhà nước cấm. Thời gian qua đã có nhiều hoạt động như đào tạo, du lịch, kinh doanh trực tuyến hay thời gian gần đây là từ thiện, du lịch.

Đây là hai nhóm hoạt động gây bức xúc cộng đồng và thiệt hại cho DN kinh doanh đa cấp chân chính.

Từ đâu sinh ra thực trạng này thì chúng tôi cũng nhìn thấy từ thực tế là vì lợi nhuận quá cao khiến nhiều DN bất chấp mà thực hiện hành vi vi phạm này. Nguyên nhân thứ hai là do người tham gia bán hàng và người tiêu dùng chưa có nhận thức đầy đủ về bán hàng đa cấp nên rất dễ bị dụ dỗ. Tuy nhiên cũng có nhiều người hiểu rõ về bán hàng đa cấp nhưng do lợi nhuận quá cao nên họ vẫn chấp nhận và coi đó như một cuộc chơi và chấp nhận sự thiệt hại nếu trường hợp xấu xảy ra.

[caption id="attachment_64028" align="aligncenter" width="640"]20 Ông Phan Đức Quế – Trưởng phòng điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương.[/caption] [embed]https://www.youtube.com/watch?v=JlATBIs5FtY?rel=0[/embed]

PV: Xin hỏi luật sư Võ Đan Mạch – Phó Chánh Văn phòng - Hiệp Hội bán hàng đa cấp VN. Qua phóng sự trên, ông có đánh giá như thế nào về thực trạng lộn xộn trong hoạt động bán hàng đa cấp? Theo ông nguyên nhân khiến tình trạng kinh doanh đa cấp bất chính “nở rộ” là do đâu ?

Luật sư Võ Đan Mạch: Về phía Hiệp hội, đây là cơ quan cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan chức năng, có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động thực tế và triển khai các chính sách nhà nước.

Trên thực tế, hiện nay có 2 dòng chính: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp nghĩa là có hàng hoá. Trong trường hợp này, người tham gia phải đi bán hàng chứ nhiều doanh nghiệp là người bán hàng duy nhất và người tiêu dùng chỉ mua hàng về.

Loại bán hàng đa cấp bất chính: kinh doanh đa cấp dịch vụ, hoặc người tham gia chỉ mua hàng, hoặc nhiều khi còn không có hàng hoá để mà mua. Lưu ý là tại Việt Nam, nhà nước chưa cho kinh doanh đa cấp mà chỉ cho bán hàng đa cấp.

Có 2 loại người tham gia vào những loại hình kinh doanh bất chính: Có những người biết là bất chính nhưng vẫn tham gia vì họ hiểu được những gì họ sẽ phải đánh đổi và những gì họ có thể nhận được, và có những người không biết gì, chỉ nghe theo tuyên truyền và bỏ tiền vào một cách tự nhiên, không có kiến thức về bán hàng đa cấp.

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để những hành vi “lách luật”, vi phạm và do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bán hàng đa cấp của những doanh nghiệp chân chính.

[caption id="attachment_64029" align="aligncenter" width="640"]15 Luật sư Võ Đan Mạch – Phó Chánh Văn phòng - Hiệp Hội bán hàng đa cấp VN.[/caption] [embed]https://www.youtube.com/watch?v=VWqFIVhsf1E?rel=0[/embed]

PV: Xin hỏi bà Ngô Lâm Thủy – Trưởng phòng pháp chế Công ty TNHH Amway Việt Nam. Theo bà, thực trạng về kinh doanh đa cấp bất chính hiện nay có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào tới các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính?

Bà Ngô Lâm Thủy: Việc kinh doanh theo mô hình kim tự tháp núp bóng đa cấp không chỉ gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, người tiêu dùng bị thiệt hại tiền, vật chất mà còn khiến niềm tin của xã hội mất mát nhiều đối với hoạt động bán hàng đa cấp, từ đó nhiều người không hiểu đúng về đa cấp, trong đó có cả người dân và chính quyền.

Nhiều công ty bán hàng đa cấp có hành vi lừa đảo khi kêu gọi vốn đầu tư. Trên thực tế họ lợi dụng mô hình này để trục lợi, khiến người khác cảm thấy không tin tưởng, khiến mọi người đều nghĩ đa cấp là một cái gì đó không tốt, là lừa đảo. Doanh nghiệp chân chính khó tiếp cận khách hàng hơn vì những tai tiếng mà các doanh nghiệp bất chính gây ra.

Amway là công ty có lịch sử hơn 60 năm và phát triển trên toàn thế giới, công ty tin tưởng vào mô hình này và khẳng định chỗ đứng của mình trong kinh doanh đa cấp.

[caption id="attachment_64030" align="aligncenter" width="640"]01 Bà Ngô Lâm Thủy – Trưởng phòng pháp chế Công ty TNHH Amway Việt Nam.[/caption]

PV: Xin hỏi ông Phạm Đăng Khoa - Phó tổng giám đốc Cty TNHH Thương mại Lô Hội, quan điểm của ông về thực trạng “loạn đa cấp” hiện nay như thế nào?

Ông Phạm Đăng Khoa: Rõ ràng các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của người dân, người tiêu dùng. Vì vậy chúng ta thực sự cần sự chung tay giữa các cơ quan quản lí, các công ty kinh doanh đa cấp chân chính và người tiêu dùng để cùng nhau ngăn chặn các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính này.

[caption id="attachment_64071" align="aligncenter" width="640"]anh08 Ông Phạm Đăng Khoa - Phó tổng giám đốc Cty TNHH Thương mại Lô Hội.[/caption] [embed]https://www.youtube.com/watch?v=xPU8Bi2bwLU?rel=0[/embed]

PV: Một bạn đọc từ Nghệ An gửi câu hỏi đến ông Phan Đức Quế như sau: Thời gian vừa qua, ngoài các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã được cấp Giấy chứng nhận bán hàng đa cấp hoạt động tuân thủ tốt quy định vẫn còn những doanh nghiệp chưa tuân thủ tốt, ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Ông Phan Đức Quế: Như tôi đã nói thì trên thực tế, ngoài hai nhóm DN có hành vi vi phạm đã kể trên thì có một số DN dù đã được cấp giấy chứng nhận nhưng do chưa nắm rõ quy định của bán hàng đa cấp nên còn lúng túng. Và vẫn còn một số DN dù biết các quy định nhưng vẫn vi phạm để thu được lợi nhuận từ lôi kéo người tham gia mạng lưới.

Các hành vi vi phạm chủ yếu mà chúng tôi thu thập được là hành vi đưa thông tin sai lệch về công dụng của hàng hóa đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chức năng. Cụ thể là DN sẽ đưa thông tin về công dụng sai lệch so với những thông tin cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyêt.

Hành vi thứ hai là đưa ra thông tin sai lệch về lợi ích khi tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp. Đơn cử là, DN sẽ tuyên truyền với khách hàng rằng, khi tham gia vào công ty chỉ 1, 2 tháng thì khách hàng có thể có lợi nhuận nhất định hoặc có nhiều tài sản có giá trị như ô tô, nhà cửa...

Có nhiều DN tổ chức hội thảo về công ty nhưng lại đăng ký với chính quyền địa phương nên xảy ra tình trạng thông tin sai lệch về công ty cũng như sản phẩm của họ.

Và một thực tế là có nhiều DN bị áp lực về doanh số bán hàng, lơi nhuận nên họ phải tìm cách làm như thế nào đó để lôi kéo nhiều người tham gia vào hệ thống để mua hàng mà không quan tâm đến khả năng bán hàng của người tham gia. Đó là lý do khiến nhiều công ty dù đầu tư nhiều hàng hóa nhưng không bán được nên bị thiệt hại. Phải nhận định rằng, dù trong ngắn hạn, công ty này có thể có lợi nhưng dài hạn thì chắc chắn là bị thiệt hại.

[caption id="attachment_64034" align="aligncenter" width="640"]13 Buổi tọa đàm thu hút sự chú ý của nhiều phóng viên và cơ quan báo chí.[/caption]

PV: Thưa ông Phan Đức Quế, trước thực trạng này, theo ông đâu là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn. Tới đây, Cục Quản lý cạnh tranh tiếp tục tham mưu đề xuất gì để có biện pháp giải quyết liệt tình trạng trên, thưa ông ?

Ông Phan Đức Quế: Chúng tôi vẫn suy nghĩ là phải có giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng và bản thân người tham gia cũng phải có ý thức trong công tác giám sát hành vi này.

Đứng ở góc độ cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra các DN hoạt động trong lĩnh vực này đồng thời nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để có cơ sở điều tra khi DN có dấu hiệu sai phạm.

Về phía DN thì chúng tôi sẽ tăng cường thông tin để khuyến cáo họ không vi phạm vào những hành vi này. Với Hiệp hội thì cần phối hợp để tăng cường khả năng thông tin với hội viên, giúp họ nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn.

Chúng tôi cũng mong muốn các cơ quan truyền thông, báo chí hỗ trợ chúng tôi giám sát, thông tin kịp thời về những vấn đề này để có một kênh thông tin xử lý giám sát, kiểm soát chặt chẽ hơn. Có thể tuyên truyên đến người dân đâu là bán hàng chân chính và không chân chính để họ có những kiến thức cần thiết.

Đối với người tham gia chúng tôi mong muốn họ tìm hiểu rõ hơn những quy định của bán hàng đa cấp vì nếu có sai phạm xảy ra họ là những người sẽ bị thiệt hại đầu tiên. Ngoài ra, họ hãy tích cực tuyên tuyền cho những người cùng bán hàng hay những người bán hàng cấp dưới của họ về những hành vi sai trái để phòng ngừa và không vi phạm.

Chúng tôi đã có website về vấn đề này và cập nhật thường xuyên những DN hoạt động chính thức trong lĩnh vực bán hàng đa cấp nên khách hàng và người dân có thể lên webite của Cục Quản lý cạnh tranh để cập nhật thông tin, tìm hiểu thông tin để có thể tiến hành tham gia một cách sáng suốt nhất.

PV: Thưa ông Phan Đức Quế, ông có thể nêu cụ thể thêm về những mô hình vi phạm phổ biến nhất?

Ông Phan Đức Quế: Ngoài hai mô hình mà tôi đã nói ở trên là mô hình phổ biến thì còn có mô hình lợi dụng quy định như huy động tài chính, dịch vụ, đào tạo, trò chơi trực tuyến, tiền ảo để huy động tài chính thì đó là những hành vi bất chính của bán hàng đa cấp.

Bên cạnh đó là những DN có hàng hóa và kinh doanh hàng hóa nhưng về mặt pháp luật là bất chính như bắt người tham gia phải đóng một mức phí nhất định hay đưa ra cam kết không mua lại hàng hóa mà phải bắt người tham gia mua lại…

Trên thực tế như bà Ngô Lâm Thủy - Trưởng phòng pháp lý của Amway Việt Nam đã nói là có xuất hiện mô hình kim tự tháp và theo Nghị định 42 chúng tôi cũng đã đưa thông tin này vào nghị định.

Trên thế giới có mô hình kim tự tháp có hàng hóa và không có hàng hóa. Mô hình không có hàng hóa thì chính là kiểu kinh doanh hàng hóa trá hình, đưa hàng hóa có giá trị thấp vào kinh doanh nhưng lại mượn mô hình này để thu tiền và huy động tài chính cao. Tất cả các hoạt động trên là những hành vi tiêu biểu của mô hình kinh doanh đa cấp bất chính.

[caption id="attachment_64078" align="aligncenter" width="640"]da cap bi cam Mô hình kim tự tháp bị cấm trong bán hàng đa cấp.[/caption]

PV: Xin hỏi L.S  Võ Đan Mạch. Hiện nay có rất nhiều biện pháp được các cơ quan chức năng đề ra để quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp. Theo ông để xiết chặt hơn nữa hoạt động kinh doanh đa cấp cần phải làm gì và Hội đã thực hiện như thế nào trong việc ngăn chặn nạn “loạn KDĐC” như trong thời gian qua?

L.S  Võ Đan Mạch: Những phương pháp mà Cục quản lý cạnh tranh đưa ra, đối với những người trong cuộc thì rất là dễ nắm bắt, nhưng đối với những người tiêu dùng thì sẽ cần tuyên truyền sâu hơn. Có nhiều người khiếu nại nhưng hỏi tài liệu chứng minh thì lại không có. Giao tiền không có giấy biên nhận thì khiếu nại thế nào? Đối với bán hàng đa cấp, cái gì liên quan đến tiền mà không có hàng hoá thì là bất chính rồi.

Báo chí đưa rất nhiều vụ việc về kinh doanh đa cấp bất chính nhưng mọi người không hiểu được thế nào là sai phạm, và không có công cụ để tự bảo vệ mình.

Nếu anh không bán hàng mà có tiền, thì một là tiền của anh, hai là của người khác đóng vào, chứ số tiền đó không phải từ một hoạt động kinh doanh, kinh tế nào nảy sinh ra. Đối với người tiêu dùng, những văn bản có hay không, có được thẩm định hay không, có được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay không hay là do công ty tự ban hành. Biết được những điều đó, họ có thể quyết định đầu tư, và có bằng chứng về khoản đầu tư của mình, và có thể khiếu nại trong trường hợp khoản đầu tư của các bạn không đúng theo những gì mà bạn đã được hứa.

Có mấy vi phạm thường thấy là: Thông tin sai lệch về bán hàng đa cấp: tham gia bạn sẽ trở thành tỷ phú, thành ông chủ, bà chủ. Thực tế là bạn có thể trở thành tỷ phú chứ không chắc chắn thành tỷ phú. Thông tin sai lệch về sản phẩm: Nhiều loại hàng hóa được nói đến như là thuốc thần thánh chữa bách bệnh trong khi đó chỉ là thực phẩm chức năng.

Định nghĩa của đa cấp là đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, nhằm giảm thiểu một số chi  phí cũng như đảm bảo được chất lượng. Nếu sản phẩm của tôi không đảm bảo chất lượng anh có thể đến nhà máy khiếu nại, tránh được nạn hàng giả, hàng kém chất lượng.

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=NvytSLAnNJY?rel=0[/embed]

PV: Xin hỏi bà Ngô Lâm Thủy: Để các hoạt động kinh doanh đa cấp thực sự đúng với tôn chỉ mục đích đề ra, với góc nhìn của Doanh nghiệp, việc quản lý hoạt động một cách tốt nhất hiện nay theo bà cần như thế nào?

Bà Ngô Lâm Thủy: Trên cơ sở Nghị định 42 và Thông tư 24, doanh nghiệp có thể kiểm tra, rà soát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh đa cấp của mình.

Để quản lý hoạt động một cách tốt nhất thì chúng ta cần phải quản lý toàn ngành chứ không phải một hai đơn vị, nhất là người dân ở vùng sâu vùng xa, họ không hiểu được về đa cấp, dẫn đến có cái nhìn sai lệch, đón nhận những thông tin không đúng, chưa hiểu hết về đa cấp chân chính dễ bị nhầm lẫn, bị những công ty đa cấp bất chính lừa đảo.

Về phía công ty chúng tôi, để đảm bảo việc bán hàng một cách chân chính, chúng tôi luôn thông báo hoạt động tại các hội nghị hội thảo, tuân thủ những hoạt động thanh kiểm tra của cơ quan chức năng. Những công ty bán hàng đa cấp như Amway mong mỏi các cơ quan truyền thông giúp đỡ truyền đạt để người dân hiểu, nhận thức đúng về bán hàng đa cấp. Chúng tôi đã có những trang web cung cấp thông tin về các công ty, mẫu mã sản phẩm… Tuy nhiên ở góc độ người dân chưa tiếp cận được nhiều, thông qua đây mong các cơ quan truyền thông hỗ trợ ngành hàng cập nhật nhiều thông tin hơn để người dân có thể mở rộng cái nhìn về bán hàng đa cấp chân chính.

PV: Thưa ông Phạm Đăng Khoa, không thể để những “con sâu bỏ rầu nồi canh” làm xấu đi hình ảnh của loại hình kinh doanh đa cấp. Quan điểm của Doanh nghiệp, việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp một cách tốt nhất hiện nay là như thế nào?

Ông Phạm Đăng Khoa: Đối với những DN có hợp đồng kinh doanh đa cấp thì các khung pháp lý, những văn bản pháp luật hiện tại để quản lý hoạt động kinh doanh này khá đầy đủ. Cụ thể là Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và thông tư 24/2014/TT-BCT hướng dẫn thi hành chi tiết nghị định, với những điều khoản rất khắt khe về vốn điều lệ, ký quỹ, giới hạn tỷ lệ hoa hồng và các lợi ích kinh tế khác chi trả cho người tham gia so với doanh thu 40%; Bên cạnh đó những nội dung như những quy tắc hoạt động, quy chế trả thưởng, chương trình huấn luyện, nội dung hợp đồng ký với người tham gia… đều được thẩm duyệt theo quy định để đảm bảo quyền lợi của công ty, người tham gia và người tiêu dùng.

Ngoài ra còn có Nghị định 71/2014/NĐ- CP ngày 21/7/2014 quy định vể xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, trong đó: Điều 36 quy định xử phạt từ 20 đến 100 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm quy định về bán hàng đa cấp.

Mới đây Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó sửa đổi, tăng nặng xử phạt các hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp.

Vì vậy để quản lý hoạt động bán hàng đa cấp một cách tốt nhất, tôi đề nghị về phía cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm soát, xử lý; Đặc biệt trọng tâm là các doanh nghiệp không đủ điều kiện hoặc không cần đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng vẫn hoạt động với mô hình bán hàng đa cấp, đầu tư đa cấp.

Về phía cơ quan truyền thông, Hiệp hội bán hàng đa cấp VN cần tăng cường công tác tuyên truyền với các thông tin đầy đủ và chính xác. Tuyên truyền cho người dân được hiểu và tránh xa các hành vi, hiện tượng bất chính, từ đó phát huy vai trò kiểm soát của quần chúng nhân dân. Có như vậy dần dần chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng đa cấp bất chính.

PV: Một khán giả tên là Nguyễn Ngọc Bảo gửi câu hỏi đến L.S Võ Đan Mạch. Theo ông, thì cần phải có biện pháp nào, đặc biệt có đề xuất gì đối với Hội để có những biện pháp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp? Lời khuyên của ông dành cho người tiêu dùng như thế nào, khi người tiêu dùng dường như đã mất niềm tin vào KDĐC?

L.S  Võ Đan Mạch: Trong các hội nghị hội thảo, cần có sự phối hợp với Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, cần một cơ chế phối hợp giữa Hiệp hội, cơ quan chức năng và truyền thông. Về truyền thông: Chúng ta phải tuyên truyền để người dân biết đâu là đúng đâu là sai. Việc đưa tin cần gắn với cơ quan nhà nước và Hiệp hội để kiểm chứng. Sau đó phải phối hợp theo dõi, chứ không đưa xong rồi để đó. Phải đưa cụ thể xem công ty nào vi phạm.

Cung phải nhìn nhận thẳng thắn, Hiệp hội vai trò có nhưng chưa được nâng cao. Thực tế thì Hiệp hội nắm được một sô vi phạm, phản ánh cho cơ quan nhà nước.

Ngoài mức phạt do Nghị định 124, Nghị định 195 quy định, chúng ta cần tăng thêm mức phạt nữa. Đối với công ty thì có quy định ký quỹ, vốn điều lệ nhưng với nhà phân phối thì sao? Nhà phân phối chỉ dừng ở chế tài khuyên để bán hàng cho tốt, nhưng không có chế tài xử lý. Cần phải suy nghĩ sao cho hội đưa ra các quy tắc đạo đức, chúng ta cũng cần phải đào tạo người ta để người ta bán hàng và để họ tuyên truyền cho đúng. Cần quản lý chặt hơn cái đội ngũ đó để đem lại lợi ích cho người tham gia và doanh nghiệp.

PV: Xin hỏi ông Phan Đức Quế  - Trước thực trạng nêu trên, là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này,  theo ông cần có những chế tài gì để xử lý hành vi, vi phạm, thưa ông?

Ông Phan Đức Quế: Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã tiến hành xây dựng Nghị định 42 và trên cơ sở những thực tiễn phát sinh, chúng tôi cũng đã có những điều chỉnh trong Nghị định 42.

Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, vẫn có nhiều vấn đề trong thực tiễn chưa được điều chỉnh trong các quy định của Nghị định này nên quan điểm của tôi là vẫn phải tiếp tục điều chỉnh Nghị định trong thời gian tới để có thể phù hợp hơn hơn khi các DN có nhiều hành vi phát sinh trong kinh doanh.

Về các khuôn khổ pháp lý  thì hiện nay đã ban hành đã khá đầy đủ nhưng vẫn còn phải ra soát và điều chỉnh để có thể phù hợp và sát hơn.

Khung pháp lý thì đã có Nghị định 100, Nghị định 185… Vừa qua, Bộ Công Thương cũng đã chủ trì bổ sung và sửa đổi nghị định 185 để xử lý người tham gia bán hàng đa cấp. Các cơ quan quản lý đã đưa cả hành vi tham gia của người bán hàng để xử lý thông qua Nghị định 124 có hiệu lực từ tháng 1/2016. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý có thể xử lý mạnh mẽ hơn.

Chính sách của các công ty bán hàng đa cấp có thể có hoặc không có những quy định về hướng dẫn cho người tham gia. Và với những áp lực kinh doanh đã phân tích ở trên nên nhiều người vẫn thực hiện các hành vi này để có thể đạt được kết quả như ý muốn.

Khi nghị định có hiệu lực và được thi hành thì có nhiều hơn các chế tài và khung pháp lý nhất định để dựa vào đó điều chỉnh các hoạt động bán hàng đa cấp được đúng đắn và chính xác hơn.

PV: Xin hỏi L.S Võ Đan Mạch – Theo ông để hạn chế tình trạng này, cần phải có chế tài như thế nào, và vai trò cũng như trách nhiệm của Hội là gì, thời gian tới Hội làm gì để người tiêu dùng trở lại với KDĐC sau một vài vụ bê bối vừa qua?

L.S  Võ Đan Mạch: Với việc ban hành Nghị định 124 sửa đổi, bổ sung Nghị định 185, chế tài quản lý hoạt động của bán hàng kinh doanh đa cấp gần như đã đầy đủ. Vấn đề hiện nay chỉ nằm ở cách thực thi, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan.

Tuy nhiên, mức xử phạt cần tiếp tục nâng lên và cũng cần ban hành quy chế theo từng địa phương, và dựa vào quy chế để xử lý, không cần xin ý kiến, phải thiết lập cơ chế phối hợp giữa trung ương, địa phương và Hiệp hội. Cần tăng cường vai trò của cơ quan truyền thông để thông tin lan toả thật nhanh. Cần trang bị cho người dân các thông tin để họ tự bảo vệ.

Đối với vai trò Hiệp hội trong thời gian tới đây, sẽ có cơ chế phối hợp với cơ quan truyền thông để tuyên truyền được thông tin cần thiết về bán hàng đa cấp cũng như cảnh giác trước các công ty lừa đảo. Hiệp hội cũng sẽ phối hợp với cơ quan nhà nước để rà soát văn bản để có tính thực tiễn.

Hiệp hội cũng đã ban hành quy tắc ứng xử của người bán hàng đa cấp nhưng nhận thức chưa cao. Đợt tới sẽ yêu cầu các hội viên phải tuân thủ quy tắc ứng xử và có biện pháp xử lý. Hiệp hội sẽ có một đội để kiểm tra việc đó.

PV: Xin hỏi bà Ngô Lâm Thủy, bà cho biết biện pháp quản lý của Doanh nghiệp như thế nào, đặc biệt trong công tác quản lý các hệ thống cung cấp cũng tư vấn sản phẩm?

Bà Ngô Lâm Thủy: Amway luôn tin tưởng vào chính sách toàn cầu của mình để áp dụng vào kinh doanh cũng như công ty luôn có đầy đủ giấy phép kinh, giấy phép sản phẩm… theo đúng nghị định Nghị định 42 và Thông tư 21. Công ty luôn thông báo kế hoạch tổ chức hội nghị hội thảo đến từng địa phương. Công ty cũng có lớp đào tạo về đạo đức, họp phổ biến thường xuyên đến nhà phân phối của mình nhất là những điều cấm mà trong thông tư, nghị định quy định. Công ty cũng mong muốn cơ quan quản lý sớm phát hiện và kiểm tra, thông báo về các hoạt động đa cấp bất chính để công ty có thể cập nhật về vi phạm, kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng đến toàn ngành, dẹp dần các công ty hoạt động theo mô hình kim tự tháp bất chính.

PV: Xin hỏi ông Phạm Đăng Khoa. Mỗi một đơn vị đều có một chiến lược của riêng mình,vậy đơn vị mình có chiến lược như thế nào để tự bảo vệ, đặc biệt trong công tác đào tạo và quản lý các hệ thống cung cấp, tư vấn của công ty? Làm thế nào để quản lý công ty một cách hiệu quả?

Ông Phạm Đăng Khoa: Là một doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực bán hàng đa cấp hơn 13 năm qua, cũng như các công ty chân chính khác mong muốn kinh doanh phát triển và định hướng lâu dài thì tất yếu phải lấy việc tuân thủ các quy định của luật pháp làm kim chỉ nam hoạt động.

Ngoài các nội dung đào tạo cơ bản theo quy định, Chúng tôi còn chú trọng các nội dung đào tạo cho người tham gia kiến thức pháp luật trong lĩnh vực bán hàng đa cấp và các lĩnh vực khác có liên quan. Xây dựng chuẩn mực 12 điều đạo đức của một thành viên tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Công ty Lô Hội. Chú trọng đào tạo tính năng công dụng, giá trị thật của từng sản phẩm để người tham gia hiểu thật kỹ, từ đó giúp họ tự tin tuyên truyền chân thật để nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng khoẻ hơn, đẹp hơn với những sản phẩm mà công ty đang phân phối.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tăng cường gắn kết các hệ thống thành viên nhằm thắt chặt công tác quản lý, giúp người tham gia có những định hướng hoạt động kịp thời và đúng đắn tuân thủ những quy định của pháp luật.

PV: Tiếp tục câu hỏi đối với ông Phạm Đăng Khoa. Ông có lời khuyên nào đối với người tiêu dùng để nhận biết đâu là kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính?

Ông Phạm Đăng Khoa:Trước khi quyết định mua một sản phẩm, hoặc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp với một công ty nào, người tiêu dùng cần tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm, về chính sách trả thưởng của công ty đó.

Theo quy định tại nghị định 42/2014/NĐ-CP người tham gia được quyền trả lại hàng hoá trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận hàng, do đó hãy yêu cầu được xuất hoá đơn tài chính cho dù là món hàng có giá trị nhỏ. Tóm lại đừng vì lòng tham trước những hứa hẹn lợi nhuận khủng mà không cần lao động, sẽ tránh được thiệt hại tiền của.

Mỗi người tiêu dùng cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng để lựa chọn được những sản phẩm của những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Báo Nhà báo & Công luận

Tin khác

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn