Nhân kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng, nghĩ về phụ nữ và nghiệp lớn

Thứ sáu, 03/04/2015 22:03 PM - 0 Trả lời

Nhân kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng, nghĩ về phụ nữ và nghiệp lớn

Từ ngày 22 đến 24-8 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng, sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Báo Công luận
 
Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa
Các hoạt động tập trung tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong đó nổi bật là hội thảo “Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống Hai Bà Trưng trong xây dựng và bảo vệ đất nước”, triển lãm “Hoa đất Việt” giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Lễ mít tinh và chương trình nghệ thuật “2.000 năm Vương nữ đất Rồng” được tổ chức vào tối 23-8 và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
 
Cuộc khởi nghĩa duy nhất trong lịch sử VN do phụ nữ lãnh đạo
 
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 CN) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu công nguyên.

Cuộc khởi nghĩa ấy do bà Trưng Trắc phát động cùng em gái là Trưng Nhị, người có công lao cùng chị và của rất nhiều các vị nữ tướng, nữ binh trong hàng ngũ đội quân của Hai Bà.

Đây là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy. Chấm chấm dứt giai đoạn thống trị của phong kiến phương Bắc lần thứ nhất dài tới 246 năm (207 TCN - 39 CN).

Sử nước ta viết: ''... Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tướng dũng lược, căm giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng , cho nên lấy được 65 thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu..."

Hai Bà là con gái Lạc Tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của Vua Hùng- họ Lạc. Thân mẫu của Hai Bà tên là Trần Thị Đoan (tục danh là bà Man Thiện), có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ.

Ngày 01 tháng 8 năm Giáp Tuất (14.CN) bà Man Thiện sinh một lần được hai con gái. Vì là nhà tằm tơ, nên 3 năm sau, mới đặt tên cho cô chị là Trắc (lứa đầu - ''lứa chắc'' theo cách tính của nhà nuôi tằm), cô em là Nhị (''lứa nhì''- lần thứ hai)

Năm 19 tuổi, cha mẹ gả cô chị là Trắc, lấy con trai quan Lạc tướng huyện Chu Diên là Thi Sách tức là năm Canh Thìn (32. CN).Căm giận quân giặc bạo ngược, vì nợ nước nay lại thêm mối thù nhà, bà Trắc đã cùng với em là Nhị phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp các Lạc hầu, Lạc tướng, kêu gọi quân sĩ và nhân dân nổi lên cùng đánh giặc. Các quận Cửu Chân, Nhật Nam được tin quận Giao Chỉ khởi nghĩa đều nổi lên hưởng ứng. 
 
Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
 
Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục hai là Bá Vương

Uy danh động tới Bắc Phương

Hán sai Mã Viện lên đường tấn công

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Hai Bà thất thế cùng liều với sông!

Trước là nghĩa, sau là trung

Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
 
 
Nhìn lại vai trò và vị trí Hai Bà Trưng
 
Từ trước đến nay, trong rất nhiều sử sách ghi chép đều xác định nguyên nhân chính để dẫn đến cuộc bùng nổ khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là do Thi Sách - chồng của Trưng Trắc bị giết. Giống như bài thơ trên có câu "Trước là nghĩa, sau là trung", cao hơn và rộng hơn, Hai Bà Trưng khởi nghĩa để "trả thù nhà và nợ nước".
 
Báo Công luận
 
 Lời thề của Hai Bà Trưng
 
Đi qua nhiều cuộc chiến tranh, chắc chắn những người đang còn sống và đọc sử sách mỗi ngày phải cần xác định lại xuất phát điểm của cuộc khởi nghĩa này. Bởi lẽ, không thể nào chỉ trong phút chốc, từ thù chồng mà cuộc khởi nghĩa thành công. Thực chất, cái chết của Thi Sách chính là  vì Thi Sách và Trưng Trắc là con nhà võ tướng, sự kết hợp giữa hai dòng họ này làm cho Tô Định lo lắng về một cuộc khởi nghĩa ngấm ngầm sẽ dần trở thành lực lượng lớn và lật đổ sự thống trị của nhà Hán.
 
Có vẻ như, điều lo lắng của Tô Định đã quá muộn. Bởi vì thực chất lực lượng đó đã được chuẩn bị chỉ chờ ngày khởi nghĩa. Thi Sách bị giết đã đầy nhanh hơn quá trình đó và là ngọn lửa lớn, giúp Trưng Trắc có đủ dũng khí và được hưởng ứng từ nhân dân và quân lính khắp nơi.
 
Cái chết của Thi Sách cũng lật lại một chiến lược tiến hành khởi nghĩa mới, đó là dựa trên sự lo lắng của mọi nhà về việc người đàn ông trụ cột trong gia đình sẽ bị giết chết trên chiến trận hoặc bị nhà Hán đày đi làm lính. Có thể nói, Hai Bà Trưng đã có một lực lượng nữ quân và nữ tướng đông nhất trong mọi cuộc chiến của lịch sử giữ nước và dựng nước VN.
 
Nhiều thư tịch đời sau chép về khí thế ra quân của những ngày ấy mà sự tích hầu hết đã trở thành huyền thoại: ''Đương thời nam nhi thao lược vị hữu kỳ nhân; Nữ tướng soái binh thần linh phát động''. Nghĩa là: Lúc ấy nam nhi tài giỏi chưa có mấy người; Nữ tướng soái binh như có thần thiêng thúc giục. Bởi vậy, chỉ 15 ngày sau tướng sĩ mọi miền đã tìm đến tụ nghĩa. Đồng thời bà Trắc đã đến nhiều địa phương vận động khởi nghĩa. Nơi ấy ngày nay đều có di tích thờ cúng ghi nhận. Bà cũng đã vận động lên miền thượng lưu sông Đáy, giáp gianh giữa 2 huyện Tam Dương - Lập Thạch ngày nay tập hợp lực lượng. Nơi bà hội quân với các bà Quý Lan (An Bình phu nhân) và Ngọc Kinh công chúa là di tích ''Bãi Hội'' ở làng Đông Định, xã Thái Hoà, Lập Thạch. Nơi ấy nay có đền thờ Bà tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn ở các xã Liễn Sơn, Thái Hoà, Liên Hoà, Hợp Lý huyện Lập Thạch và các xã Hoàng Hoa, Đồng Tình, An Hoà huyện Tam Dương.
 
Sau cuộc tổng tập hợp quân đội ở Phong Châu, Hai Bà đã cho quân đội vượt sông sang lập đàn thề ở bãi cát dài cửa sông Hát.

Nơi ấy nay thuộc xã Hát Môn huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Địa điểm cách đê hữu sông Hồng 6km, gần chỗ cửa Hát tách ra từ sông Hồng. Tại Hát Môn, Hai Bà cho quân sĩ dựng đàn tế cáo trời đất, tuyên bố khởi nghĩa. Lời tuyên như sau:

''Trời sinh một người làm tông chủ của vạn vật trong trời đất. Muôn vật ràng buộc vào đấy, cỏ cây quan hệ về đấy. Trải các triều trước các vị đương thiên tử đều là bậc thánh minh, khiến cho triều đình có đạo Yên dân lo việc nước, đức hoá mở mang, thiên hạ thanh bình, quốc gia vô sự. Nay có người hơ khác tên là Tô Định, lòng dạ chớ dê, hăm dọa 4 phương, tham tàn bạo ngược, trời, đất, thần, người đều căm giận.

Thiếp là cháu gái của Vua Hùng thuở trước, hôm nay đau lòng thương dân vô tội, dấy nghĩa trừ tàn nguyện xin các vị thần linh hội họp tại đàn này chứng giám và phù hộ cho thiếp. Thiếp là Trưng Nữ dấy binh dẹp giặc, che chở dân lành, thú phục lại muôn vật cũ của tổ tông. Không phụ ý trời, thoả nguyện nơi đền miếu của các bậc đương các đời, không phụ sự trông đợi của tổ phụ nơi chín suối''
 
Những lời thề khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, rõ ràng là lời thề của sức mạnh, của tiếng nói yêu dân tộc bị đọa đày áp bức và chuyện riêng của gia đình, cái chết của chồng cũng hòa cùng nỗi căm giận lớn hơn. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được chuẩn bị, sắp xếp, bày binh bố trận đánh lớn oai hùng chứ không phải đơn thuần kiểu hô hào những người phụ nữ tham gia.
 
Nhân dịp 2.000 năm ngày sinh của Hai Bà Trưng, một lần nữa chúng ta ghi nhớ công ơn của Trưng Trắc và Trưng Nhị, đồng thời cần khẳng định ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này không chỉ nặng tính thù nhà. Rõ ràng, Hai Bà Trưng chính là người kế thừa nghiệp lớn của hai dòng họ võ tướng. Sau khi chồng chết, bà là người tiếp nối sự nghiệp đó một cách hoàn hảo nhất.
 
Vì vậy, trong cuộc đổi mới chiến lực về nhân lực và nhân sự tại điểm hiện nay, rất cần sự đánh giá đúng và chuẩn xác khả năng cũng như sức làm việc của phụ nữ. Xóa bỏ mọi định kiến và bất bình đẳng giới chính là tạo thêm 50% sức mạnh.
 
  • Thượng Hiền

 
 

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra