Nhân lên nữa tình người trong bão lũ, tiếp sức cho đồng bào vượt qua cơn hoạn nạn

Thứ năm, 12/09/2024 09:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc chiến với những cơn thịnh nộ của “mẹ thiên nhiên” luôn là cuộc chiến ngàn năm chưa bao giờ cân sức và phần thiệt thòi nhất luôn thuộc về người dân. Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu khủng khiếp của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài, vì thế, cần thêm nhiều, nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua cơn hoạn nạn.

1.Cơn bão số 3 và hoàn lưu hoành hành suốt những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa, suốt 26 tỉnh, thành phố.

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9 có: 292 người chết, mất tích; 160.851 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 101.344 nhà ở bị hư hỏng…

nhan len nua tinh nguoi trong bao lu tiep suc cho dong bao vuot qua con hoan nan hinh 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Những mất mát hết sức nặng nề, đau lòng… Trong những lúc nguy cấp, gian nan như thế này, rất cần những vòng tay ấm áp, những chia sẻ nghĩa tình dành cho đồng bào. Và thật đáng mừng, đúng như câu hát trong lời bài hát “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh” của nhạc sĩ Trần Hoàn: “Rằng qua cơn hoạn nạn mới hiểu tận lòng nhau...”, giữa những u ám mất mát, đau thương về người, tài sản vẫn sáng lên những tia lửa ấm áp, những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tương trợ lẫn nhau của đồng bào ta trong khó khăn, hoạn nạn. Đó là những bài đăng “đang có căn chung cư để trống dành cho người vô gia cư hoặc nhà không được chắc chắn, đã bị ảnh hưởng do bão đổ bộ có thể qua trú vài hôm”; là những tổ chức, cá nhân đã liên tục chia sẻ về mong muốn được giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt; là các đoàn hỗ trợ mang thuyền, mảng, áo phao và đồ tiếp tế tới giúp đỡ nhân dân trong vùng lũ lụt; là những người dân cửa ít lòng nhiều làm từng xôi thịt hay mang rau, củ quả tiếp tế cho bà con hàng xóm, những hộ dân trong vùng ngập lụt. Trong khó khăn, không ai bảo ai, cùng chung tay. Ai có gì thì giúp nấy, người có nhiều giúp nhiều, người khó khăn ít chia sẻ với người khó khăn hơn. Các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, dù thiệt hại rất nặng nề sau bão vẫn “nhường” suất cứu trợ của Trung ương cho các địa phương khác khó khăn hơn…

Giới báo chí cũng ngay lập tức vào cuộc mạnh mẽ. Ngày 10/9, để chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào ta trong vùng lũ; động viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa giúp cán bộ, hội viên, phóng viên dấn thân tác nghiệp trong bão lũ, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi và đề nghị các cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và người làm báo trong cả nước chủ động, tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, mỗi cơ quan báo chí, Hội Nhà báo, Liên chi hội, Chi hội Nhà báo và từng hội viên tùy theo khả năng của mình hoặc kết nối các nguồn lực xã hội để ủng hộ tài chính, nhu yếu phẩm thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng.

nhan len nua tinh nguoi trong bao lu tiep suc cho dong bao vuot qua con hoan nan hinh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại Bắc Giang. Ảnh: Nhật Bắc

Các cơ quan báo chí cũng đang kịp thời chung tay hỗ trợ đồng bào. Đơn cử như: Báo Sài Gòn Giải Phóng kêu gọi bạn đọc ở mọi miền đất nước cũng như đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài chung tay trợ giúp đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt. Báo Thanh Niên, Thị đoàn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) cùng đại diện chính quyền các xã đã trao 60 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có người thân thiệt mạng trong các vụ sạt lở đất; Báo Tiền Phong tổ chức lễ phát động kêu gọi chung tay khắc phục hậu quả siêu bão YAGI…

Không chỉ người dân, để khắc phục hậu quả cơn bão, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai,  cả hệ thống chính trị đều đang vào cuộc hết sức mạnh mẽ và quyết liệt. các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích… các bộ ngành điện, y tế, viễn thông, công thương, giao thông… nỗ lực đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho người dân. 

nhan len nua tinh nguoi trong bao lu tiep suc cho dong bao vuot qua con hoan nan hinh 3

Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 giúp bà con chạy lũ tại các xã ven Thủy điện Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Việt Trung

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã yêu cầu các cấp, ngành tập trung cao độ thực hiện kế hoạch và phương án khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra. Trong đó, tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số. Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa. Không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh… Việc bảo đảm an toàn cho nhân dân, tất cả vì cuộc sống của nhân dân là trên hết, trước hết. 

Rõ ràng, sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, hành động đẹp, nghĩa cử đẹp với tinh thần tự giác cao độ, đã và đang bừng dậy, tỏa sáng ở khắp nơi trong cả nước, kịp thời sưởi ấm, động viên những người dân đang trong cơn hoạn nạn. “Một nắm khi đói bằng một gói khi no…” thực sự đúng trong những thời khắc gian nan như thế này.

nhan len nua tinh nguoi trong bao lu tiep suc cho dong bao vuot qua con hoan nan hinh 4

Các lực lượng chức năng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giải cứu người dân vùng bị ngập.

2.  “Thương lắm đồng bào tôi ơi” - không khó để bắt gặp những status như thế này trên mạng xã hội những ngày này, đậm nét những âu lo đang trải dài… Đó thực sự là chia sẻ đầy cảm xúc.

Tuy nhiên, vào những tình thế ngặt nghèo như hiện nay, đồng bào nơi hoạn nạn lại cần nhất những hành động cụ thể chứ không chỉ là nhũng cảm thán hay hô hào suông bóng bẩy, những lời kêu gọi cho phải phép. Và cả trong những hành động thiện nguyện, thực tế từ rất nhiều những đợt cứu trợ trong nhiều sự cố thiên tai trước đây đã cho thấy, cứu trợ cho người dân vùng lũ trong lúc nguy cấp là điều rất cần thiết. Tuy nhiên việc cân nhắc nên cứu trợ, ủng hộ gì cũng là điều quan trọng, làm thế nào để có thể đáp ứng đúng được phần nào đó nhu cầu thực tế của người dân tại vùng thiên tai.

nhan len nua tinh nguoi trong bao lu tiep suc cho dong bao vuot qua con hoan nan hinh 5

Câu lạc bộ Xuồng hơi cứu hộ thanh niên Hà Nội hỗ trợ đưa người dân ra khỏi vùng ngập lụt. Ảnh: TTXVN

Tôi đã đọc đâu đó một tờ báo có “thống kê sơ bộ” về những nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con vùng lũ như: Thực phẩm: Nước sạch, bánh ngọt, lương khô, sữa, hoa quả như chuối, bánh mỳ, đồ thịt cá hộp chế biến bảo quản được lâu, ruốc, mắm tép, cơm nắm muối vừng; Thuốc men không kê đơn: Dầu gió, thuốc trị nấm ngoài da, thuốc đau bụng...; Sản phẩm vệ sinh: Xà phòng tắm, xà phòng giặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh...; Trang phục: Ủng để chân không ngâm nước, quần áo người lớn và trẻ em, chăn màn; Đồ bảo hộ: Xuồng, áo phao, đèn pin…. Âu đó cũng là những gợi ý bổ ích cho những đoàn cứu trợ, những cá nhân đang có ý định chia sẻ cùng bà con vùng bão lũ. Đó hoàn toàn không phải là câu chuyện “kén cá chọn canh” như một hot tiktoker nào đó đang lan truyền… Ông cha ta từng có câu “của cho không bằng cách cho” là vì vậy…

Trong những lời tựa của Quỹ ước mơ xanh của Báo Nhà báo và Công luận có câu: Những bàn tay ấm là những bàn tay dang ra đúng lúc… Và những lúc thiên tai khắc nghiệt như thế này, cần nhân lên nhiều hơn nữa những bàn tay ấm, những nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội, để không chỉ góp phần sẻ chia mà còn tiếp thêm động lực, sức mạnh để cùng nhau vượt qua khó khăn, bão lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Để rồi, như ai đó đã viết: Mai này, bão, lũ sẽ đi qua/Em với quê hương dựng lại nhà/Ruộng, vườn, hoa trái luôn xanh tốt/Tiếng cười no ấm sẽ vang xa… Bão lũ rồi cũng sẽ qua đi, còn tình người thì ấm mãi!

Nguyễn Hà

Bình Luận

Tin khác

Điện ảnh “chắp cánh” du lịch: Tại sao không?

Điện ảnh “chắp cánh” du lịch: Tại sao không?

(NB&CL) Sau nhiều năm, việc kết nối nhằm thúc đẩy phát triển điện ảnh và du lịch đang được nhiều địa phương tích cực, chủ động “nhập cuộc”. Nhiều sự kiện điện ảnh đang dần được xây dựng thành “thương hiệu” riêng của địa phương, trở thành cơ hội để quảng bá du lịch. Tuy nhiên, đến nay, việc quảng bá du lịch qua điện ảnh, thu hút nhà sản xuất, người làm phim vẫn là vấn đề còn nhiều trăn trở của không riêng địa phương nào.

Góc nhìn
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Góc nhìn
Ứng xử với công nghệ trí tuệ nhân tạo: Khuyến khích sử dụng có trách nhiệm hay là cấm?

Ứng xử với công nghệ trí tuệ nhân tạo: Khuyến khích sử dụng có trách nhiệm hay là cấm?

(NB&CL) Mới đây một sinh viên ở một trường cao đẳng tại TP.HCM đã bị giáo viên cho 0 điểm với lý do sử dụng AI khi làm bài thi môn học màu sắc, ngành thiết kế đồ họa, và không có khả năng chỉnh sửa bài theo hướng dẫn của giảng viên. Sự việc đã có những diễn biến đáng tiếc xuất phát từ câu chuyện nêu trên. Mấu chốt nằm ở câu chuyện AI. Kể từ khi ChatGPT ra đời, lần đầu tiên công chúng được ứng dụng AI trong mọi việc một cách rộng rãi. Và những bước tiến bộ nhanh chóng của nó làm cho mọi người vừa vui mừng vừa hoảng sợ. Ngành giáo dục không phải là ngoại lệ. Các trường đại học lớn cũng lúng túng. Cho phép sử dụng AI thì nảy sinh rất nhiều câu hỏi, khiến bài thi trở nên vô nghĩa chẳng hạn. Không cho phép sử dụng thì đi ngược với tiến bộ của công nghệ. Các chuyên gia UNESCO đã ví sự phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh là một tiến bộ khoa học công nghệ giống như phát minh ra điện hoặc internet. Không thể không cho học sinh dùng mà cần hướng dẫn sử dụng một cách an toàn, có trách nhiệm và cân bằng.

Góc nhìn
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và  hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

(NB&CL) “Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là để tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng gần gũi. Đây là dịp để hai bên thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện để ngày càng có nhiều thành quả, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Đó là nhìn nhận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tới Việt Nam.

Góc nhìn
Đảng mạnh để dân thêm tin yêu

Đảng mạnh để dân thêm tin yêu

(CLO) Dân tin thì Đảng mạnh. Từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, sự thành bại của sự nghiệp cách mạng luôn luôn gắn liền với niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Giữ vững niềm tin của dân với Đảng không chỉ là bài học “xương máu” mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Đảng. Bởi thế, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng là mệnh lệnh thép, là nhiệm vụ tối thượng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

Góc nhìn