Nhân Ngày Trái đất 2023 nói về 5 chính sách lớn đang cứu hành tinh

Thứ bảy, 22/04/2023 13:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày Trái đất được kỷ niệm vào hôm nay (22/4). Và trong một năm qua, dù còn gặp nhiều chông gai, song nhân loại đã có những bước tiến mới đáng ngạc nhiên để ngăn chặn các mối đe dọa to lớn: ô nhiễm độc hại, hủy hoại môi trường sống, tuyệt chủng và biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, chúng ta đã biết rằng thế giới rất có khả năng bỏ lỡ mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C theo Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 và các nhà khoa học từng nhắc lại cảnh báo rằng cơ hội cứu vãn hành tinh đang đóng lại.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 1

Ảnh cổ động Ngày trái đất 22/4. Ảnh: GI

Bài liên quan

Các vấn đề này bắt nguồn từ những thứ chúng ta xây dựng, mua và ăn. Và việc biến giấy tờ thành một biện pháp giảm ô nhiễm carbon dioxide (CO2) thực sự đòi hỏi nhiều sức ép chính trị hơn, buộc các bên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và phải chịu trách nhiệm nếu không làm như vậy.

Cũng có nghĩa là nếu chúng ta thay đổi hành động của mình, chúng ta sẽ giải quyết được. Điều này được minh chứng qua 5 chiến thắng chính sách lớn cho hành tinh mà nhân loại đã giành được kể từ Ngày Trái đất của năm ngoái đến Ngày Trái đất của năm nay dưới đây:

1. Các nước giàu cuối cùng đã trả tiền

Các quốc gia góp phần nhiều nhất vào biến đổi khí hậu - Mỹ đứng đầu trong số đó - cũng chính là những quốc gia có đủ của cải để trang trải cho các hệ quả của nó. Các quốc gia nghèo ít gây ra biến đổi khí hậu nhất, như Pakistan, Somalia và Quần đảo Marshall, thì hiện đã phải hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu: hạn hán ngày càng trầm trọng, lượng mưa xối xả và mực nước biển dâng cao.

Các quốc gia này lập luận rằng họ xứng đáng được bồi thường thiệt hại từ những vấn đề mà họ không gây ra và muốn được hỗ trợ tài chính để đối phó với những thay đổi phía trước. Nhưng các quốc gia giàu có từng từ chối cam kết bất kỳ khoản tiền nào và chịu trách nhiệm pháp lý về khí hậu.

Tuy nhiên, trong năm qua, tuyến phòng thủ đó bắt đầu sụp đổ. Tại các cuộc đàm phán về khí hậu COP27 ở Ai Cập năm ngoái, các quốc gia cuối cùng đã đạt được thỏa thuận bồi thường cho các nước nghèo hơn vì sự tàn phá của biến đổi khí hậu.

Đề xuất này không có nhiều chi tiết, nhưng thực tế đã đạt được là một bước tiến lớn. Nó giúp một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu hiện nay bằng cách gắn thẻ giá cho những thiệt hại do khí hậu.

Các quốc gia giàu có cũng đạt được các thỏa thuận khí hậu trực tiếp với các quốc gia riêng lẻ trong năm qua. Lớn nhất là gói tài trợ trị giá 20 tỷ USD từ Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu để giúp Indonesia thoát khỏi than đá. Họ cũng đạt được một thỏa thuận tương tự trị giá 15,5 tỷ USD với Việt Nam. Các thỏa thuận đang được thực hiện cho Ấn Độ và Senegal, và nhiều thỏa thuận khác có thể đang được thực hiện.

2. Hiệp ước Đa dạng sinh học bảo tồn gần 1/3 Trái đất

Các quốc gia cũng đã tập hợp vào năm ngoái để đưa ra một hiệp ước bảo vệ đa dạng sinh học. Tại cuộc họp COP15 ở Montreal, gần như mọi quốc gia trên thế giới đã đồng ý hợp tác để bảo vệ các loài khỏi nguy cơ tuyệt chủng và ngăn chặn sự suy giảm của các vùng đất, bầu trời và vùng biển nơi chúng sinh sống.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 2

Đoàn chủ tịch Hội nghị Đa dạng Sinh học COP15 của Liên hợp quốc chính thức thông qua Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal tại Montreal, Canada vào ngày 19 tháng 12 năm 2022. Ảnh: LHQ

Thỏa thuận, được gọi là Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, đặt ra 23 mục tiêu mà các quốc gia phải đạt được vào năm 2030. Trong số đó, các quốc gia phải ngừng trợ cấp cho các hoạt động tiếp tục phá hủy các vùng hoang dã, như khai thác mỏ và đánh bắt công nghiệp.

Thỏa thuận cũng bảo vệ ít nhất 30% tổng số đất và nước trên Trái đất vào năm 2030 - cam kết bảo tồn đất và đại dương lớn nhất trong lịch sử. Đằng sau nó cũng có tiền: Các nước giàu hứa hẹn 30 tỷ đô la cho những nỗ lực này, gần gấp ba lần số tiền chi tiêu hiện tại.

3. Hiệp ước Đại dương bảo vệ biển khơi

Cho đến gần đây, các vùng biển quốc tế vẫn được xem như một “hố đen”. Hai trăm hải lý ngoài khơi bờ biển của một quốc gia, không quốc gia nào có quyền tài phán. Khu vực này chiếm tới một nửa diện tích bề mặt của hành tinh. Đây là ngôi nhà của những loài động vật lớn nhất và những sinh vật nhỏ nhất như thực vật phù du, cung cấp khoảng một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở.

Giờ đây, sau 20 năm lập kế hoạch và đàm phán, đã có một khung pháp lý, được hỗ trợ bởi gần như mọi quốc gia trên thế giới, để bảo vệ khu vực này. Hiệp ước thiết lập các khu vực được bảo vệ trong đại dương, giống như các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, nơi cấm đánh bắt, khai thác...

Các khu vực này sẽ mở rộng theo thời gian và sẽ được tính vào các mục tiêu nói trên trong Khung đa dạng sinh học toàn cầu. Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn phải thông qua thỏa thuận và các quốc gia vẫn phải phê chuẩn. Và câu hỏi hóc búa là làm thế nào để thực thi nó trên biển khơi.

4. Thế giới dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và sau khi Nga xung đột với Ukraine, nhiều khách hàng lớn nhất của Nga ở châu Âu đã tìm kiếm một giải pháp thay thế. Than cuối cùng đã lấp đầy một số khoảng trống, nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến cũng buộc lục địa này phải tính đến toàn bộ mối quan hệ của nó với nhiên liệu hóa thạch.

Giá dầu và khí đốt tăng đột biến cùng với chi phí chung của năng lượng gió và năng lượng mặt trời giảm đã thuyết phục các nhà hoạch định chính sách khai thác nhiều năng lượng sạch hơn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “An ninh năng lượng đã trở thành một động lực mạnh mẽ bổ sung để đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo”.

nhan ngay trai dat 2023 noi ve 5 chinh sach lon dang cuu hanh tinh hinh 3

Việc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang năng lượng tái tạo sẽ giúp Trái đất tươi đẹp hơn. Ảnh: Getty

Vào năm 2022, các hộ gia đình ở châu Âu đã lắp đặt số gigawatt năng lượng mặt trời nhiều gấp ba lần so với năm 2021. Con số này đang trên đà tăng gấp ba lần nữa trong 4 năm tới.

Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã lên kế hoạch tránh xa nhiên liệu hóa thạch. Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ cam kết chi 369 tỷ đô la cho một loạt các ưu tiên về khí hậu. Người tiêu dùng sẽ được giảm thuế và giảm giá nhằm điện khí hóa nhà và ô tô của họ. Ngược lại, những thực thể gây ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch sẽ phải trả phí cho việc gây ra ô nhiễm.

5. Ô tô xăng dầu sẽ sớm dừng lại

Giao thông vận tải là một trong những nguồn ô nhiễm lớn nhất trên thế giới. Do đó, việc chuyển đổi ô tô và xe tải từ xăng và dầu diesel sang pin nhiên liệu và pin là một bước thiết yếu để đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu.

Xe điện cũng tránh được các chất gây ô nhiễm nguy hiểm như hạt mịn và oxit nitơ. Tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, xe điện chạy bằng pin đã chiếm khoảng 21% thị trường. Ở châu Âu, xe điện chiếm khoảng 12% tổng doanh số bán xe chở khách. Dù rằng xe điện chỉ chiếm 5,8% số xe bán ra ở Mỹ vào năm ngoái và chỉ hơn 10% trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã quyết định cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2035. Với việc các thị trường xe hơi lớn nhất thế giới đều sắp cắt giảm xăng dầu, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang nhận được một tín hiệu lớn rằng thời của động cơ đốt trong đã sắp qua đi.

Hoàng Hải

Tin mới

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

Cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025: Tổng giải thưởng lên hơn 300 triệu đồng

(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.

Nghề báo
Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

Hà Nội lập Tổ công tác đánh giá dự án xây dựng 2 Khu NƠXH tại huyện Đông Anh

(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.

Tin tức
Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng ra đời phải thông minh, hiện đại và bền vững

(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.

Tin tức
Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

Quảng Ninh cần chủ động sắp xếp bộ máy theo tinh thần 'vừa chạy, vừa xếp hàng'

(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.

Tin tức
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

Hải Dương công khai danh sách 47 khu đất đấu giá đợt 1/2025

(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.

Đời sống
Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 3/4: Bắc Bộ ấm dần, Nam Bộ nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

Nghệ thuật độc đáo qua 75 bức tranh vải của Họa sĩ Trần Thanh Thục

(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

Trưng bày 'Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa' tại Bảo tàng Tiền Giang

(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.

Đời sống văn hóa
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho trụ sạc xe điện: Thời gian áp dụng ngắn, doanh nghiệp kêu khó

(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.

Kinh tế vĩ mô
Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

Mũ bảo hiểm “rởm” tràn lan vỉa hè Hà Nội

(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,

Tin tức
Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

Trước năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng 9 dự án đường sắt quốc gia

(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

Giao thông
Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

Hệ thống KRX sẽ chính thức vận hành từ ngày 5/5/2025, HOSE điều chỉnh lịch áp dụng bộ chỉ số

(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.

Kinh doanh - Tài chính
Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

Cao tốc Bắc - Nam: Bốn dự án thành phần sẽ thông xe đúng dịp 30/4/2025

(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.

Dự án - Đầu tư
Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ghi danh 'Hội chùa Tây Phương' vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.

Đời sống văn hóa
VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

VPF mời trọng tài FIFA Malaysia bắt trận Hà Nội - Đông Á Thanh Hóa

(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.

Thể thao
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế