Nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc có đang "mắc kẹt" giữa Mỹ và Nga?

Thứ bảy, 08/10/2022 10:31 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc đã ký một số lượng hợp đồng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn kỷ lục trong hai năm qua, khiến nước này ngày càng phụ thuộc vào Nga và Mỹ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Trung Quốc - nhà nhập khẩu LNG lớn nhất vào năm 2021

Trích dẫn báo cáo của nhà phân tích Anne-Sophie Corbeau và Sheng Yan từ Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia: Các công ty năng lượng Trung Quốc đã ký 20 hợp đồng LNG mới vào năm 2021, chiếm 40% tổng số hợp đồng được ký kết vào năm đó.

Trong năm 2022, mặc dù nhu cầu trong nước suy yếu do đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều đợt giãn cách xã hội dẫn đến kìm hãm hoạt động phát triển kinh tế. Báo cáo cho biết các công ty Trung Quốc đã ký thêm 9 hợp đồng khí đốt dài hạn nữa vào cuối tháng 8, trong đó, khoảng 8 hợp đồng có thời hạn ít nhất 20 năm.

nhap khau khi dot cua trung quoc co dang mac ket giua my va nga hinh 1

Các công ty năng lượng Trung Quốc đã ký 20 hợp đồng LNG mới vào năm ngoái Ảnh: Reuters.

Chiến lược này được “gieo mầm” trong thời điểm thị trường năng lượng toàn cầu ghi nhận mức giá giao ngay cao kỷ lục, các công ty Trung Quốc đã nắm bắt tình hình, tăng tìm kiếm các hợp đồng dài hạn, điều đó cho thấy Trung Quốc dự đoán nhu cầu dài hạn đối với LNG.

Báo cáo cho biết: “Ngược lại với thập kỷ trước, nhiều hợp đồng LNG của Trung Quốc đã được ký kết với các công ty Mỹ, báo hiệu sự thay đổi trong mối quan hệ Trung - Mỹ về LNG và giúp cân bằng mối quan hệ thương mại rộng lớn hơn giữa hai nước”.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Mỹ có thể là mối lo ngại về an ninh đối với Trung Quốc vì không có dấu hiệu nào cho thấy “căng thẳng Trung - Mỹ sẽ sớm giảm bớt” và xung đột địa chính trị ngày càng trầm trọng hơn trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine ngày càng leo thang.

Năm 2021, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, trong đó, các hợp đồng LNG giao ngay và ngắn hạn chiếm khoảng một nửa tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, Úc là nhà cung cấp LNG lớn nhất của Trung Quốc vào năm đó, tiếp theo là Qatar, theo dữ liệu hải quan Trung Quốc.

Cùng thời điểm, Mỹ đứng thứ ba về khối lượng cung cấp LNG cho quốc gia đông dân nhất thế giới nhờ vào thỏa thuận thương mại giai đoạn I được ký kết giữa Bắc Kinh - Washington, trong đó có cam kết của Trung Quốc về việc tăng cường mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ.

Nhiều nét vẽ "biến động" trên bản đồ năng lượng thế giới

Trong năm 2022, LNG giao ngay của Mỹ phần lớn đã được chuyển hướng sang châu Âu, nơi đang phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống còn lại sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu lục này.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tự hỏi: Một nửa số hợp đồng khí đốt dài hạn mà Trung Quốc đã ký với các công ty năng lượng Mỹ từ đầu năm 2021 sẽ chuyển biến ra sao?

Mặc dù người mua Trung Quốc phần lớn đã ngừng mua hàng giao ngay trong năm nay do nhu cầu bị kìm hãm, nhưng châu Âu vẫn thu mua các hợp đồng giao ngay với giá cao hơn, đồng thời tỏ ra lưỡng lự hơn khi tham gia các giao dịch dài hạn.

Báo cáo cho biết: “Các công ty Trung Quốc bị mắc kẹt giữa nhu cầu mạnh mẽ của châu Âu đối với LNG trong ngắn hạn và kỳ vọng rằng nhập khẩu LNG sẽ giảm trong dài hạn do chiến lược trung hoà cacbon của Liên minh châu Âu (EU).

Năm nay, các công ty năng lượng Trung Quốc đã bán lại lượng LNG dư thừa ra thị trường quốc tế để tận dụng sự chênh lệch giá lợi nhuận giữa các hợp đồng dài hạn và giá giao ngay tăng cao.

Trong 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đã được dịp “bội thu” nhờ việc xuất khẩu năng LNG dư thừa sang các quốc gia có nhu cầu nhập, cụ thể nước này đã xuất khẩu LNG trị giá kỷ lục 164 triệu USD sang châu Âu (bao gồm Tây Ban Nha, Pháp và Malta), khoảng 284 triệu USD khác sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, dữ liệu hải quan cho thấy. Ngược lại, vào năm 2021, xuất khẩu của Trung Quốc “khiếm tốn” với 7 triệu USD.

Trong những tháng đầu năm 2022, Nga tìm cách tăng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc (cả về LNG và khí đốt qua đường ống) khi Moscow chuyển hướng dòng khí đốt từ châu Âu sang châu Á trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Khi Tổng thống Nga Putin đến thăm Bắc Kinh vào tháng 2, trước thềm cuộc xung đột Nga - Ukraine, hai nước đã ký một thỏa thuận cung cấp thêm 10 tỷ mét khối (353 tỷ feet khối) khí đốt của Nga mỗi năm cho Trung Quốc trong vòng 25 năm một đường ống mới.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp khí đốt từ cả Mỹ và Nga đã đặt nước này vào một “vị trí mong manh”. “Từ quan điểm của Trung Quốc, điều quan trọng là phải suy nghĩ một cách chiến lược về mức độ họ muốn phụ thuộc vào từng nguồn cung cấp của mình, đặc biệt là xem xét sự phát triển của các lực lượng địa chính trị và tình hình hiện tại liên quan đến thị trường khí đốt/LNG toàn cầu”, trích dẫn báo cáo của nhà phân tích Anne-Sophie Corbeau và Sheng Yan từ Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia.

Kể từ khi quyết định “trở mình” từ nước nhập khẩu LNG sang xuất khẩu với giá trị lớn, Trung Quốc đã và đang không ngừng nỗ lực, giảm bớt những lo ngại phụ thuộc vào nhiều quốc gia giàu khí đốt bằng cách thúc đẩy sản xuất trong nước, mở rộng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các lựa chọn nhập khẩu và thúc đẩy cải cách thị trường. Từ đó, các biện pháp này sẽ cho phép Trung Quốc cân bằng, đáp ứng nhu cầu trong nước với nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng.

Theo Li Dan, Phó tổng thư ký của Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Tái tạo Trung Quốc (CREIA), các hợp đồng mới của Mỹ có thể mang lại nhiều cơ hội thương mại hơn cho Trung Quốc - Mỹ hợp tác trong lĩnh vực biến đổi khí hậu.

Bà nói: “Nếu cả hai nước đều đứng sau cùng một mục tiêu phát triển là chống biến đổi khí hậu, thì thực sự sẽ có rất nhiều chỗ để thảo luận trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị hiện nay. “Trao đổi và hợp tác nhiều hơn trong ngành năng lượng sẽ có lợi hơn”.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đã leo thang sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào đầu tháng 8. Đáp lại, Trung Quốc đã đình chỉ một loạt các cuộc đối thoại với Mỹ, bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu, một trong số ít lĩnh vực có sự tham gia mang tính xây dựng.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp