(CLO) Theo dự báo của Bộ Công Thương, trong năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu hơn 3,1 triệu tấn than. Tuy nhiên, số liệu tính đến tháng 8/2016 của Tổng cục Hải quan cho thấy, nước ta đã nhập khẩu tới 9,7 triệu tấn than. Như vậy, việc nhập khẩu than của Việt Nam đã bị "vỡ trận" khi đến nay đã vượt hơn 3 lần kế hoạch đề ra.
[caption id="attachment_122013" align="aligncenter" width="660"]

Trong thời gian qua, số than nhập về phục vụ cung cấp chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện gang thép, xi măng... (Ảnh Internet)[/caption]
Ba thị trường than cung ứng nhiều nhất cho Việt Nam là Nga với 2,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 179 triệu USD; Trung Quốc với 1,4 triệu tấn, kim ngạch 100 triệu USD và Indonesia với 1,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 80 triệu USD.
Theo đó, mức giá nhập khẩu trung bình than từ Nga là khoảng 63 USD/ tấn; giá than nhập trung bình từ Indonesia là 44 USD/ tấn. Cao nhất vẫn là giá than nhập khẩu từ Trung Quốc với 71 USD/tấn, gấp gần 2 lần so với than nhập từ Indonesia và hơn 1 lần so với than nhập từ Nga.
Đại diện Tổng cục Hải quan cho hay, mặc dù giá trị và khối lượng than nhập khẩu không lớn bằng các mặt hàng như xăng dầu, máy móc linh kiện, điện thoại... nhưng tốc độ tăng của mặt hàng này so với cùng kỳ năm trước đều vượt 100%, trong đó về khối lượng nhập khẩu tăng 191%, giá trị kim ngạch nhập khẩu cũng hơn 107% so với cùng kỳ năm 2015.
Đáng chú ý, trong giai đoạn 2006-2011 là thời điểm "nóng" của việc xuất than, trung bình mỗi năm xuất đi khoảng gần 21 triệu tấn than. Đến nay, từ vị thế của nhà xuất khẩu than với lượng vài chục tấn than mỗi năm, thì nay chúng ta đã trở thành nhà nhập khẩu với tốc độ tăng đáng ngạc nhiên. Hơn nữa, trước đây, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu than lớn của Việt Nam, vậy mà trong 2 năm gần đây khi chúng ta bắt đầu phải nhập than, thì thị trường này lại trở thành 1 trong những nguồn cung ứng lớn nhất.
Có thể thấy, Bộ Công Thương đã đưa ra con số dự báo khá khiêm tốn so với số liệu thực tế của Tổng cục Hải quan khi sản lượng nhập than quý I/2016 đã bằng kế hoạch cả năm.
Và trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu than cả nước đã gấp 3 lần kế hoạch, chưa kể đến, theo kế hoạch của TKV đến năm 2020, tập đoàn này sẽ phải nhập than từ 20 - 30 triệu tấn để phục vụ các nhà máy điện. Sự việc này, một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc "dự báo một đằng, thực tế một nẻo".
[su_note note_color="#f3eef4" text_color="#020202"]
Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, triển vọng đến 2030 vừa được Bộ Công Thương công bố tháng trước, sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của quy hoạch khoảng 47-50 triệu tấn vào năm 2020; 51-54 triệu tấn vào năm 2025 và 55-57 triệu tấn vào năm 2030. Lãnh đạo Bộ Công Thương dự báo, với trữ lượng than hiện tại, Việt Nam còn có thể khai thác than thêm vài trăm năm nữa. Riêng bể than Đông Bắc còn có thể khai thác thêm 40-50 năm. [/su_note]
Giang Phan