Nhật Bản kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima

Thứ năm, 06/08/2020 12:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay (6/8), Nhật Bản tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và sau đó là Nagashaki, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và thị trưởng Kazumi Matsui tại Lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 - Ảnh: AFP

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và thị trưởng Kazumi Matsui tại Lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945 - Ảnh: AFP

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, thị trưởng Kazumi Matsui đã cảnh báo thế giới về sự trỗi dậy của "chủ nghĩa dân tộc tự cho mình là trung tâm", và kêu gọi hợp tác quốc tế lớn hơn để vượt qua đại dịch Covid-19.

Phát biểu ở buổi lễ sáng thứ Năm (6/8), tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình của thành phố Hiroshima – gần quả bom nguyên tử được Mỹ ném xuống ngày 6/8/1945 - ông Kazumi Matsui đã thay mặt thành phố kêu gọi chính phủ Nhật Bản phê chuẩn một hiệp ước của Liên Hợp Quốc năm 2017 việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Bảy mươi lăm năm sau vụ đánh bom ở Hiroshima, loài người đấu tranh chống lại một mối đe dọa mới: đại dịch Covid-19. “Tuy nhiên, với những gì chúng ta đã học được từ những bi kịch trong quá khứ, chúng ta sẽ có thể vượt qua mối đe dọa này”, Matsui nói.

“Đại dịch cúm năm 1918 tấn công cách đây một thế kỷ, đã cướp đi hàng chục triệu sinh mạng và tàn phá thế giới vì các quốc gia tham chiến trong Thế chiến I không thể cùng nhau chống lại mối đe dọa”, ông nói. “Một cuộc chiến tiếp theo thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc đã dẫn đến Thế chiến II và kết quả của vụ đánh bom nguyên tử”.

“Chúng ta không bao giờ được phép để quá khứ đau đớn này lặp lại. Xã hội dân sự phải từ chối chủ nghĩa dân tộc tự cho mình là trung tâm và đoàn kết chống lại mọi mối đe dọa”.

Tuần lễ tưởng niệm hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashaki đã được thu hẹp lại trong năm nay vì đại dịch Covid-19. Đám đông thường đạt đến hàng chục ngàn người được đảm bảo giãn cách xã hội. Chỉ có 880 chỗ ngồi, cách nhau 2m, được đặt tại bãi cỏ của công viên, dành cho các quan chức, trẻ em, những người sống sót sau vụ đánh bom và gia đình của những người thiệt mạng.

Những bông hoa được đặt tại đài kỷ niệm dành riêng cho các nạn nhân. Bài hát hòa bình đã được các cháu thiếu nhi thành phố Hiroshima cất lên trong tiếng chuông, trong khi những khán giả cứu đầu dành phút mặc niệm cho những nạn nhân.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: Reuters/Kyodo

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: Reuters/Kyodo

Việc thả hàng trăm con chim bồ câu theo truyền thống đã bị hủy bỏ do đại dịch, thay vào đó, một buổi lễ thả hàng ngàn chiếc đèn lồng giấy trên sông Motoyasugawa tại Hiroshima đã được thực hiện.

Năm ngoái, Thị trưởng Matsui cũng cảnh báo chống lại chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, nhưng tuyên bố mới nhất của ông có một ý nghĩa quan trọng hơn - Hiệp ước cắt giảm vũ khí mới, hay New START, giữa Hoa Kỳ và Nga sẽ hết hạn vào tháng 2 mà người ta dự đoán có thể suy đoán có thể không được gia hạn, báo hiệu những nguy cơ mới sau nhiều thập kỷ nỗ lực nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân.

Cách đây ít lâu, chính quyền Trump đã rút khỏi Lực lượng hạt nhân tầm trung, hay INF, hiệp ước năm 2019, sau khi cáo buộc người Nga gian lận. Trong khi đó, kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tiếp tục phát triển khi Hoa Kỳ thất bại trong việc thuyết phục Chủ tịch Kim Jong Un giải giáp vũ khí.

Thế hệ trẻ Nhật bản tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: Kydodo

Thế hệ trẻ Nhật bản tưởng niệm các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima - Ảnh: Kydodo

Những người sống sót sau vụ nổ ở Hiroshima bày tỏ sự lo ngại giữa mối đe dọa của bức xạ hạt nhân và nỗi sợ hãi toàn cầu của covid-19.

“Mọi người trên thế giới phải phối hợp cùng nhau để chống lại bệnh tật này và nguy cơ thảm họa, phải học hỏi lẫn nhau”, Keiko Ogura, người lúc đó 8 tuổi khi quả bom nguyên tử ném xuống cách nhà cô khoảng 2km. “Chúng ta cần kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân”.

Ogura bị đánh bất tỉnh bởi vụ nổ và tỉnh dậy khi thấy những ngôi nhà bị phá hủy hoặc chìm trong lửa, và hàng ngàn người bị bỏng hoặc bị thương trên khắp thành phố. Bà đã dành cả đời để kêu gọi loại bỏ vũ khí hạt nhân, và nói rằng bà nhìn thấy những dấu hiệu đáng khích lệ khi những người trẻ tuổi đang tham gia chiến dịch. Nhưng bà cảnh báo rằng sự tự mãn có thể nhanh chóng đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân.

“Nó rất giống với nỗi sợ hãi của làn sóng thứ hai hoặc thứ ba của covid-19”, Ogura nói. “Tôi cảm thấy cùng một cảm giác khủng hoảng”.

Ogura, 83 tuổi, là một trong những nhóm người sống sót đang sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, đánh dấu một thách thức mới trong việc lưu giữ ký ức về vụ đánh bom ở Hiroshima và Nagasaki, diễn ra ba ngày sau đó vào ngày 9/8/1945 và trước khi Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II.

Nhật Bản đang diễn ra tuần lễ kỷ niệm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashiki - Ảnh: Kyodo

Nhật Bản đang diễn ra tuần lễ kỷ niệm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashiki - Ảnh: Kyodo

Kai Bird, một nhà sử học từng đoạt giải Pulitzer tại Đại học Thành phố New York, than thở về việc Mỹ không thể tổ chức một cuộc đối thoại quốc gia giải thích về sự cần thiết cho các vụ đánh bom. “Điều đó nên bị cấm thay vì có vẻ như người ta vẫn thích đánh bom”, ông nói.

Ở Nhật Bản, ký ức về Hiroshima đã thúc đẩy ý thức quốc gia về đất nước là nạn nhân thay vì là thủ phạm của cuộc chiến, làm giảm ký ức về chủ nghĩa dân tộc quân sự dữ dội đã đẩy nước này vào con đường hủy diệt như vậy.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói về sự “vô nhân đạo của vũ khí hạt nhân”.

“Lễ kỷ niệm vụ đánh bom có ​​ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân Nhật Bản, để phát triển sự tự nhận thức là nạn nhân của chiến tranh”, ông Hiroshi Tanaka, giáo sư danh dự tại Đại học Hitotsubashi ở Tokyo nói

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo