(CLO) Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã thực hiện chính sách tiền tề nới lỏng từ năm 2013 nhằm kích thích kinh tế và tăng trưởng tiền lương. Nhưng không một chỉ số nào trong số này có sự tăng trưởng, ngoại trừ sự suy thoái của đồng yên dẫn đến một loạt các tác động tiêu cực cho nền kinh tế.
Nhìn vào thực đơn ở New York của chuỗi nhà hàng thức ăn Nhật Bản Ootoya, ông Izuru Kato - nhà kinh tế trưởng của Totan Research có trụ sở tại Tokyo, đã vô cùng ngạc nhiên.
Một suất cá nướng tại nhà hàng này đổi từ USD sang yên có giá tương đương 6.000 yên bao gồm cả thuế và tiền boa - bữa ăn này có giá gấp sáu lần giá của bữa ăn tương tự ở Nhật Bản. Đó không phải là lựa chọn dễ dàng đối với mức lương của một công nhân Nhật Bản điển hình trong tình hình hiện nay.
Đồng yên gần đây giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm. Ảnh: Internet.
Sự chênh lệch bữa trưa chỉ là một ví dụ cho thấy sự chênh lệch ngày càng lớn về giá cả và số tiền chi trả giữa Nhật Bản và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Đồng yên gần đây giảm xuống mức thấp nhất trong 32 năm là một yếu tố dẫn đến sự chênh lệch này. Nhưng các nhà kinh tế cho biết đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo từ các thị trường về tác dụng phụ của việc các nhà hoạch định chính sách phụ thuộc vào tiền tệ một cách dễ dàng và miễn cưỡng giải quyết các vấn đề sâu sắc như dịch chuyển lao động.
Takuya Hoshino thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết: “Chúng ta cần một thị trường lao động linh hoạt hơn, nơi những người lao động đã học được các kỹ năng có thể chuyển sang các ngành tăng trưởng với mức lương cao hơn.”
Chương trình nới lỏng tiền tệ lớn do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện bắt đầu vào năm 2013 đã chứng kiến giá trị của đồng tiền Nhật Bản giảm một nửa so với mức đỉnh năm 2011 là 75 yên so với đồng USD. Các nhà chức trách đã kỳ vọng rằng điều này sẽ kích thích nền kinh tế, khuyến khích giá cả cao hơn và do đó, tiền lương cao hơn. Nhưng không một chỉ số nào trong số này có sự tăng trưởng đáng chú ý, ngoại trừ sự suy giảm của đồng yên.
Phân tích khu vực tư nhân cho thấy niềm tin kinh tế quan trọng hơn đối với tăng trưởng tiền lương so với đồng yên yếu.
Goldman Sachs đã xem xét dữ liệu trả lương trong bốn thập kỷ, từ năm 1982 đến năm tài chính 2020, để xác định mức lương không làm thêm giờ, chiếm gần 80% tổng số, bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố bao gồm giá cả, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong 5 năm tiếp theo.
Triển vọng tăng trưởng của người sử dụng lao động là yếu tố đóng góp lớn nhất, mức lương sẽ tăng 0,6% cho mỗi lần cải thiện 1 điểm phần trăm trong tỷ lệ tăng trưởng dự kiến trong một cuộc khảo sát của Chính phủ về tâm lý kinh doanh. Ảnh hưởng của lạm phát cho thấy sự yếu hơn nhiều, với mức lương chỉ nhích hơn 0,1% cho mỗi lần tăng lạm phát lên 1 điểm.
Naohiko Baba, nhà kinh tế trưởng Nhật Bản tại Goldman Sachs cho biết: “Lương không làm thêm giờ là một chi phí cố định, vì vậy nếu các công ty không tự tin vào sự tăng trưởng trong tương lai thì họ sẽ không tăng lương”.
Tăng trưởng tiền lương không phải là chỉ số duy nhất cho thấy Nhật Bản đang tụt hậu. Đầu tư trong nước của các công ty Nhật Bản đã giảm dần kể từ những năm 1990, và việc chuyển đổi sang công nghệ kỹ thuật số diễn ra chậm chạp.
Chỉ số năng lực sản xuất của Chính phủ đã giảm 14% kể từ năm 2000, ngay cả khi chỉ số này ở Mỹ đã tăng 18% so với cùng kỳ. Nhật Bản hiện đang đứng thứ 28 về năng suất bình quân đầu người trong số 38 thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Một phần của điều này phản ánh tác động yếu kém của tình trạng suy giảm dân số đối với kỳ vọng tăng trưởng.
Lạm phát gần đây đang thúc đẩy một số doanh nghiệp đầu tư vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
Takeshi Niinami, chủ tịch tập đoàn đồ uống Suntory Holdings, cho biết: “Chúng tôi đang phát triển các sản phẩm sáng tạo và các nhãn hiệu cao cấp” có thể bán với giá đủ cao để giảm chi phí nguyên liệu gia tăng. Theo ông: “Với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chúng tôi có thể tăng lợi nhuận gộp và thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận.”
Chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của BOJ, được dự định như một sự thúc đẩy tạm thời cho nền kinh tế, đã được duy trì với một chút tiến bộ về các cải cách cần tuân theo. Theo Totan Research, Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất và mức sụt giảm về giá trị đồng yên lớn nhất trong số các nền kinh tế tiên tiến trong thập kỷ qua.
Takao Komine, giáo sư tại Đại học Taisho, cho biết đất nước “nên nhanh chóng thoát khỏi phản ứng chính sách khẩn cấp này.”
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.