(CLO) Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các mục tiêu mới nhằm cắt giảm khí thải nhà kính đến năm 2040, đồng thời cập nhật kế hoạch năng lượng và chính sách công nghiệp cho cùng giai đoạn.
Những biện pháp này nhằm tăng cường tính ổn định chính sách dài hạn cho doanh nghiệp, tập trung vào thúc đẩy quá trình khử carbon, đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và củng cố năng lực công nghiệp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ảnh: IAEA
Theo chính sách khí hậu mới, Nhật Bản đặt mục tiêu giảm 60% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035 và giảm 73% vào năm 2040 so với mức năm 2013, mở rộng mục tiêu cắt giảm 46% vào năm 2030 trước đó.
Tuy nhiên, mục tiêu cắt giảm khí thải này đã gây ra nhiều tranh luận khi được đề xuất, do Nhật Bản, nước phát thải carbon lớn thứ năm thế giới, vẫn đang gặp khó khăn trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Bất chấp hơn 80% trong số 3.000 ý kiến công khai kêu gọi một mục tiêu tham vọng hơn, Bộ Môi trường và Bộ Công nghiệp Nhật Bản vẫn giữ nguyên kế hoạch cắt giảm này, viện dẫn các cuộc thảo luận trước đó của các chuyên gia khí hậu.
Nhằm thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu toàn cầu, Nhật Bản dự kiến đệ trình mục tiêu mới này lên Liên Hợp Quốc trong tháng này, theo thỏa thuận Paris.
Chính sách năng lượng sửa đổi đặt mục tiêu nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm tới 50% tổng sản lượng điện của Nhật Bản vào năm 2040, trong khi năng lượng hạt nhân đóng góp thêm 20%. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy năng lượng sạch để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng.
Sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, các công ty điện lực Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn trong việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, khiến năng lượng hạt nhân chỉ chiếm 8,5% tổng sản lượng điện năm 2023.
Chính sách năng lượng mới loại bỏ mục tiêu trước đây về việc giảm dần sự phụ thuộc vào điện hạt nhân, thay vào đó khuyến khích xây dựng các lò phản ứng thế hệ mới.
Một chiến lược quốc gia mới tích hợp quá trình khử carbon và chính sách công nghiệp đến năm 2040, phù hợp với mục tiêu khí thải và kế hoạch năng lượng, cũng đã được nội các phê duyệt.
Chiến lược này nhằm phát triển các cụm công nghiệp tại các khu vực giàu tiềm năng năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và các nguồn năng lượng carbon thấp khác.
Mặc dù Nhật Bản đang hướng tới năng lượng tái tạo, nhưng vẫn có nhiều thách thức xuất hiện. Thị trường điện gió ngoài khơi, một trong những động lực chính của tăng trưởng năng lượng tái tạo, đang đối mặt với tình trạng lạm phát và chi phí cao. Điều này đã khiến Tập đoàn Mitsubishi phải xem xét lại ba dự án điện gió trong nước gần đây.
(CLO) Ban Quản lý đường sắt đô thị (MRB) Hà Nội vừa có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất tại phường Kim Mã trong quá trình thi công ga ngầm dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
(CLO) Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.
(CLO) Ngày 20/2, thông tin từ Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Triệu (SN 1990, Giám đốc Công ty TNHH MTV NTTC) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Mộc Châu thu 1.200 tỷ đồng nhờ ‘cơn sốt’ mùa hoa mận. Hà Giang ‘thăng hoa’ cùng tam giác mạch. Măng Đen hút khách nhờ hoa mai anh đào… Những mùa hoa đang biến nhiều địa phương thành điểm đến hấp dẫn, góp phần tạo sức bật cho ngành du lịch Việt Nam ‘cất cánh’ trong năm 2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 21/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trưa chiều trời nắng. Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ rải rác, Nam Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Nam Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối có mưa rào và dông.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Bộ Xây dựng về việc giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clanhke xi măng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2/2025.
(CLO) Chiều 20/2, tại kỳ họp thứ 21, HĐND TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT năm học 2025-2026.
(CLO) Nhiều chuyên gia cho rằng, để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường là nhiệm vụ khó khăn, không thể thực hiện nhanh chóng, nhưng để đạt được mục tiêu như kỳ vọng phải đặt ra kế hoạch rõ ràng và có lộ trình cụ thể.
(CLO) Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức bộ máy và cán bộ.
(CLO) Ngày 20/2, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã hội kiến với đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
(CLO) Đề xuất thuế 25% của Tổng thống Donald Trump có thể khiến Trung Quốc ít chịu tác động trực tiếp, nhưng đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu vào thế khó.
(CLO) Ngày 20/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội thông tin, căn cứ vào các tài liệu thu thập được, đơn vị này đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ hình sự đối với 9 đối tượng về hành vi cố ý gây thương tích.
(CLO) Chuyên gia ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng phải nhập viện vì thói quen ăn sống, không ăn chín uống sôi.
(CLO) Trung Quốc đã đầu tư 6,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 940 tỷ USD) vào năng lượng sạch trong năm 2024, gần đạt mức 1,12 nghìn tỷ USD mà thế giới dành cho nhiên liệu hóa thạch, theo phân tích mới của tổ chức nghiên cứu Carbon Brief có trụ sở tại Anh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo về việc ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
(CLO) Nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục phá kỷ lục, làm dấy lên lo ngại rằng Trái đất đang xa vời mục tiêu giữ nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C theo thỏa thuận khí hậu Paris.
(CLO) Một nghiên cứu mới phát hiện tảng băng Greenland - khối băng lớn thứ hai thế giới - đang nứt với tốc độ chưa từng có do tác động của biến đổi khí hậu.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức thông báo kế hoạch rút Mỹ khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đưa quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất lịch sử ra ngoài khuôn khổ hiệp ước toàn cầu này.
(CLO) Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng nếu sự tan chảy băng tiếp tục do biến đổi khí hậu, nó có thể kéo dài thời gian một ngày khoảng 2,62 mili giây vào cuối thế kỷ 21.
(CLO) Hôm thứ Sáu (10/1), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đã xác nhận nhiệt độ toàn cầu vào năm 2024 lần đầu tiên vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sau khi xem xét dữ liệu từ Mỹ, Vương quốc Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu.