(CLO) Tại Hội nghị Quốc tế Tokyo lần thứ VIII về Phát triển châu Phi, Thủ tướng Fumio Kishida phát biểu Nhật Bản sẽ giúp châu Phi “khẩn trương giải quyết các vấn đề như tài chính phát triển không công bằng và không rõ ràng”.
Các nhà quan sát coi động thái này một cú giáng rõ ràng đối với các hoạt động cho vay của Trung Quốc - Nhật Bản và Nhóm G7 đã chỉ trích hành động này là gánh nặng cho các quốc gia mắc “bẫy nợ”.
Tuy nhiên, sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ nhận những tuyên bố trên, nói rằng, "cái gọi là bẫy nợ của Trung Quốc là lời kết luận không rõ căn cứ do Mỹ và một số nước phương Tây khác tạo ra".
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Tokyo về Phát triển Châu Phi ở Tunis vào ngày 27/8. Ảnh: Kyodo.
Châu Phi – “miếng phô mai” thu hút Nhật bản và Trung Quốc
Trong một nỗ lực mới nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, Thủ tướng Nhật Bản Kishida cho rằng quốc gia này sẽ bơm hàng tỷ đô la vào châu Phi và đào tạo hàng nghìn chuyên gia tại nơi đây.
Trên thực tế, trước khi Trung Quốc chiếm ưu thế ở châu Phi, trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng đường xá, nhà máy điện và cảng ở lục địa này.
Năm 1993, Nhật Bản thành lập Hội nghị quốc tế về phát triển Châu Phi (TICAD) để giúp thúc đẩy thương mại với châu Phi - lấy nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ.
Kể từ năm 1991 - năm 2001, sau khi hứng chịu cơn bão suy thoái, đất nước mặt trời mọc đã phải cắt giảm nguồn tiền dành cho đầu tư và phát triển tại nước ngoài để tập trung tái xây dựng nền kinh tế quốc gia.
Nắm bắt tình hình đó, Trung Quốc tranh thủ dấn thân vào "miếng phô mai" do Nhật Bản để lại vào đầu thiên niên kỷ, khuyến khích cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đầu tư vào thị trường nước ngoài. Vào năm 2002, quốc gia này đã thành lập Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC), họp định kỳ ba năm một lần.
Kể từ thời gian đó, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi và là nhà tài chính lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng - cảng, đường sắt, đường cao tốc và các đập nước - trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường xuyên lục địa.
Gần đây, Nhật Bản đã thực hiện một nỗ lực tích cực để giành lại ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao của mình ở châu Phi và chống lại vị thế của Trung Quốc. Cụ thể, đất nước mặt trời mọc đã công bố đóng góp vào quỹ tài chính công và tư cho châu Phi trong ba năm tới với số tiền lên đến 30 tỷ USD.
Ngoài ra, Tokyo có kế hoạch đào tạo 300.000 người dân châu Phi trở thành lực lượng trong tương lai với vai trò điều hành các nền kinh tế châu Phi, điều mà các nhà quan sát gọi là "chiến thắng nhanh chóng" cho Nhật Bản.
Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia đang đào tạo và giáo dục nhiều chuyên gia châu Phi hơn bất kỳ quốc gia nào khác trước khi Covid-19 tấn công, đã không tiếp tục các chương trình phát triển nhân lực của mình.
Theo Paul Nantulya, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi tại Đại học Quốc phòng ở Washington, Trung Quốc đã cung cấp 10.000 học bổng và cơ hội đào tạo vào năm 2021, giảm mạnh so với 100.000 suất vào năm 2019.
Nỗ lực đầu tư, phát triển châu Phi của Nhật Bản
Theo Nantulya, tính minh bạch, quyền sở hữu địa phương, đồng tài trợ, gánh nặng nợ thấp và các công trình công cộng chất lượng là nội tại của mô hình tham gia của Nhật Bản ở châu Phi.
Ông cho biết Nhật Bản có xu hướng tập trung nhiều hơn vào việc bảo trì, hiện đại hóa và khôi phục cơ sở hạ tầng hiện có, trong khi Trung Quốc ưu tiên cấp vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn mới, chủ yếu thông qua các khoản vay ưu đãi.
Nhật Bản đã chuyển phần lớn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của mình thông qua các tổ chức châu Phi như Ngân hàng Phát triển châu Phi. “Ngược lại, Trung Quốc có xu hướng làm việc nhiều hơn với các chính phủ riêng lẻ, chủ yếu thông qua cơ quan hành pháp và cung cấp hầu hết, nếu không phải tất cả, tài chính cho vay,” ông Nantulya chia sẻ.
Hầu hết các dự án của Nhật Bản được thực hiện trên cơ sở đồng tài trợ và hợp tác, trong đó khu vực tư nhân châu Phi và thậm chí cả xã hội dân sự đóng vai trò chiến lược.
Liên quan đến an ninh chiến lược, ông Nantulya cho biết Châu Phi đã trở thành một phần trong “Tầm nhìn cho một Ấn Độ Dương Tự do” của Nhật Bản vào năm 2016 tại TICAD 6 ở Nairobi. Ông gọi đó là phản ứng đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường đang mở rộng của Trung Quốc.
Trước đó, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai dự án chống cướp biển ngoài khơi bờ biển Somali vào năm 2009 - một năm sau khi Trung Quốc bắt đầu triển khai quân đội tham gia các nỗ lực chống cướp biển ở Vịnh Aden - và thành lập một căn cứ quân sự ở Djibouti vào năm 2011.
Chuyên gia Nantulya cho biết, Nhật Bản cũng đang tham gia vào sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của G7 - do Mỹ thúc đẩy như một biện pháp chống lại việc tài trợ cho cơ sở hạ tầng Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Dân số trẻ tại châu Phi đang phát triển nhanh, dần đối mặt với những thách thức đáng kể - đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp cao. Việc viện trợ của Nhật Bản nhằm cải thiện kết quả giáo dục và y tế là chính xác những gì châu lục này cần.
Tuy nhiên, Kweku Ampiah, giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Leeds ở Anh, tự hỏi liệu cam kết 30 tỷ USD có đủ để thu hút các khoản đầu tư của khu vực tư nhân Nhật Bản sang châu Phi hay không.
Ví dụ, ông nói, các cam kết trước đây của Nhật Bản vào năm 2016 và 2019 không được Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản xem là đặc biệt hấp dẫn. Do đó, quỹ đầu tư của Nhật Bản vào châu Phi đã giảm từ 12 tỷ USD năm 2013 xuống còn 4,8 tỷ USD vào năm 2020.
Theo nhiều nguồn tin, Nhật Bản nằm trong số 5 quốc gia được bầu để giữ ghế không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho các năm 2023 và 2024, nếu thành công chắc chắn quốc gia này sẽ cân nhắc một ghế trong Hội đồng cho châu Phi
Không chỉ giúp ích về mặt chính trị quốc tế, Nhật Bản cũng hứa hẹn đẩy mạnh đầu tư vào khử cacbon và năng lượng xanh, cũng như vào các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn ở châu Phi - một cách để thúc đẩy phát triển của hình thức kinh doanh tư nhân cho lục địa này.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.
Chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mang số hiệu VN516 đã chính thức khởi hành lúc 00h45 ngày 30/3 và hạ cánh tại sân bay quốc tế Đại Hưng lúc 06h30 cùng ngày (giờ địa phương). Nhân dịp khai trương, Vietnam Airlines tổ chức tặng hoa chào đón phi hành đoàn và tặng quà lưu niệm cho toàn bộ hành khách trên chuyến bay đặc biệt.