Nhiều bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái lần đầu được công bố

Thứ sáu, 24/06/2022 21:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) 60 bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái, trong đó đa số là tranh chưa từng được công bố, đang được trưng bày tại triển lãm "Nhớ họa sĩ Bùi Xuân Phái" tại TP HCM.

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-2020), triển lãm "Nhớ họa sĩ Bùi Xuân Phái" được tổ chức từ ngày 24/6 đến hết ngày 4/7 tại bảo tàng tư nhân Trần Hậu Tuấn, 357/2 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, TP HCM.

Triển lãm dự kiến khai mạc vào ngày 1/9/2020 (đúng ngày sinh của họa sĩ Bùi Xuân Phái), nhưng vì lý do dịch bệnh nên đã dời lại cho đến nay. Đây là lần thứ 10, triển lãm tranh của danh họa Bùi Xuân Phái được tổ chức. Lúc sinh thời, Bùi Xuân Phái chỉ có một triển lãm cá nhân vào năm 1984.

Phố Hàng Muối (sơn dầu trên vải, 1983). Tranh: Bùi Xuân Phái

Phố Hàng Muối (sơn dầu trên vải, 1983). Tranh: Bùi Xuân Phái

Tại triển lãm lần thứ 10 này, có 35 tranh sơn dầu và 25 tranh bột màu được trưng bày. Đây là những bức tranh thuộc bộ sưu tập của gia đình họa sĩ Bùi Xuân Phái và của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn. Trong số này, đa số các bức tranh được công bố lần đầu tiên với đa dạng các thể loại: Phố phường Hà Nội, tranh tĩnh vật, khỏa thân, tranh về hát chèo...

Ngoài những tác phẩm lần đầu công bố, triển lãm cũng trưng bày những ghi chép, phác thảo, kỷ vật của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Qua đây, công chúng có thể hiểu thêm tâm tư, tình cảm và cả sự chuẩn bị cho việc hình thành các tác phẩm mà danh họa ấp ủ.

Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái sinh ngày 1/9/1920, mất ngày 24/6/1988, quê gốc  ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Ông tốt nghiệp khoa Hội họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941-1945.

Bùi Xuân Phái từng tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952, ông về Hà Nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.

Bùi Xuân Phái nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về phố cổ Hà Nội. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 1950 đến 1970.

Ngắm tranh phố cổ của Bùi Xuân Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỷ niệm, hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Ngoài phố cổ, Bùi Xuân Phái còn vẽ các mảng đề tài khác như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật... rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm của thủ đô và toàn quốc.

Một số hình ảnh đẹp tại triển lãm ảnh Bùi Xuân Phái - Nguồn: BTC

Họa sĩ Bùi Xuân Phái

Họa sĩ Bùi Xuân Phái

Họa sĩ Bùi Thanh Phương (áo xanh), con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái trao một số kỷ vật của cố họa sĩ cho nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn

Họa sĩ Bùi Thanh Phương (áo xanh), con trai họa sĩ Bùi Xuân Phái trao một số kỷ vật của cố họa sĩ cho nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn

Một tác phẩm Bùi Xuân Phái được trưng bày trong triển lãm

Một tác phẩm Bùi Xuân Phái được trưng bày trong triển lãm

Tranh phố phường Hà Nội đã làm nên tên tuổi Bùi Xuân Phái

Tranh phố phường Hà Nội đã làm nên tên tuổi Bùi Xuân Phái

Bức tự họa cuối cùng của Bùi Xuân Phái

Bức tự họa cuối cùng của Bùi Xuân Phái

Những đồ dùng cá nhân của danh họa Bùi Xuân Phái như: Đồng hồ, sổ tay, giá vẽ tranh, mũ... được gia đình tặng lại cho nhà sưu tập

Những đồ dùng cá nhân của danh họa Bùi Xuân Phái như: Đồng hồ, sổ tay, giá vẽ tranh, mũ... được gia đình tặng lại cho nhà sưu tập

Một số bức tranh được trưng bày tại triển lãm

Một số bức tranh được trưng bày tại triển lãm "Nhớ họa sĩ Bùi Xuân Phái"

PV

Tin khác

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

Hội thi chèo thuyền tại lễ Hội hoa lư năm 2024

(CLO) Ngày 18/4/2024, Hội nông dân huyện Hoa lư đã tổ chức Hội thi chèo thuyền khéo tại lễ Hội hoa lư năm 2024. Hội thi có sự tham gia của đội thi xã Trường Yên, Ninh Xuân và Ninh Hải.

Đời sống văn hóa