(CLO) Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nhấn mạnh: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực thi hành là hành lang pháp lý căn cơ nhất cho người dân và nhà đầu tư; hy vọng thị trường bất động sản sẽ trở về thực tại theo giá thị trường, không còn cơn sốt ảo như thời gian qua, nhiều đầu tư thu lợi nhuận cao, cũng có nhà đầu tư “chết dở sống dở”, thậm chí vướng vòng lao lý.
Ngày 28/10, phát biểu trước Quốc hội, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ, của Đoàn giám sát của Quốc hội đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, Đại biểu cũng nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần quan tâm.
Theo đó, trong thời gian qua, thị trường bất động sản, nhất là trước dịch COVID-19 có bước phát triển rất mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhiều khu đô thị mới hình thành ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhiều loại hình mới như căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, văn phòng làm việc kết hợp lưu trú. Các chung cư cao tầng mọc lên chiếm không gian từ cao cấp đến nhà ở có thu nhập thấp ở trung tâm nội thành đến ngoại ô của thành phố.
“Tuy nhiên, thời điểm này đang rất sốt giá đất, có nhà đầu tư phát giá rất cao nhưng vẫn có người mua. Nhu cầu ở không nhiều, chủ yếu mua để đầu cơ, cho thuê. Có người mới vừa mua đã sang tay chốt lời, thị trường bất động sản hư hư ảo ảo khó định giá, hôm nay giá này ngày mai lại gia khác”, Đại biểu Phạm Văn Hòa phân tích.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu ý kiến tại phiên họp Quốc hội ngày 28/10.
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa: “Điều bất cập là nhà ở thương mại thường là hạng khá trở lên, nhà cho người thu nhập thấp đếm trên đầu ngón tay. Nhiều dự án vướng về mặt pháp lý, có dự án xây dựng không có trong quy hoạch, xây dựng trên đất nông nghiệp, xây dựng sai giấy phép… mặc dù có quyền chủ đất, quyền sử dụng đất”.
Cũng có nhiều trường hợp đã bán cho khách hàng cư dân vào định cư rồi nhưng đến nay vẫn chưa được cấp “chủ quyền” vì nhiều lý do khác nhau, gây bức xúc cho cư dân phải đi khiếu kiện. Nhiều chung cư xây dựng xong chưa thể bán được, bỏ hoang hóa, xuống cấp, gây lãng phí cho nguồn lực xã hội, nợ xấu của ngân hàng.
Giai đoạn sau COVID-19 thị trường bất động sản giảm mạnh, doanh nghiệp neo giá cao, chậm bán đều gặp khó khăn do phần lớn đều vay tín dụng, bất động sản gần như đóng băng, có doanh nghiệp hạ giá bán còn 2/3 giá ban đầu nhưng vẫn ít người mua, chứng tỏ nhà ở cao cấp thì nhu cầu ở của người dân hạn hẹp, trong khi đó nhu cầu ở của người dân có thu nhập thấp thì rất cần nhưng lại không xây dựng nhà để bán.
Vị Đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp cho rằng, do chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, đất đai… cho nhà ở xã hội chưa khuyến khích cho nhà đầu tư; gói tín dụng 120.000 tỷ chậm được giải ngân; nhiều văn bản pháp quy định còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Nhiều địa phương chưa đạt tỷ lệ về nhà ở xã hội theo quy định, nếu có chỉ ít số căn nhà được mua hoặc cho thuê chưa đáp ứng được nhu cầu của người thu nhập thấp; quỹ đất đô thị chủ yếu đấu thầu dự án dành cho nhà ở thương mại, còn nhà ở xã hội thuộc vào 20% dự án của nhà ở thương mại.
Các Đại biểu Quốc hội tại phiên họp ngày 28/10.
“Ngoài ra, vẫn còn nhiều bất cập như quy định bắt buộc nhà ở thương mại từ 2 hecta trở lên ở đô thị đặc biệt, 5 hecta ở đô thị, dành 20% tổng diện tích trong đất quy hoạch có hạ tầng kỹ thuật đầy đủ để xây dựng nhà ở xã hội nhưng khó thực hiện do quy mô diện tích nhỏ, manh mún, không tạo bộ mặt khang trang của đô thị. Nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, chung cư, dự án hạ tầng với nhau chung một kỹ thuật dịch vụ tiện ích như nhau, đối tượng thu nhập thấp, có nhà ở chịu chi phí rất khó khăn nên rất ít chịu mua”, ông Hòa nêu vấn đề.
Mặt khác, dù hệ thống pháp luật về quản lý thị trường bất động sản tương đối đầy đủ, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển nhà ở xã hội, các văn bản pháp luật được sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; công tác cải cách thủ tục hành chính không ngừng được cải tiến để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; các chế độ ưu đãi của nhà ở xã hội bước đầu được triển khai thực hiện từ đất đai đến tín dụng là tạo cơ hội cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận. Tuy vậy, vẫn còn những bất cập như văn bản quy định chi tiết hướng dẫn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên khâu thực hiện còn lúng túng; còn sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất; còn tùy tuyển xây dựng và điều chỉnh quy hoạch.
Phiên họp Quốc hội ngày 28/10.
Việc thực hiện đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 chưa đạt yêu cầu, có địa phương mới bước đầu triển khai do nguồn vốn ngân sách còn khó khăn, phần lớn là từ nguồn xã hội hóa, xây dựng nhà trọ cho người dân thuê do hộ gia đình, cá nhân thực hiện. Các nhà đầu tư tiếp cận đất đai còn khó khăn nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn vướng mắc do thay đổi quy định của pháp luật, chậm định giá đất ở địa phương cũng là nguyên nhân dẫn đến các dự án bất động sản bị đình trệ. Nhà ở xã hội cũng vậy.
Việc tiếp cận vốn tín dụng khó khăn do thời điểm thị trường bất động sản sôi động nên Ngân hàng nhà nước cho vay dè dặt, mọi nhà đầu tư đều rất cần vốn nên chấp nhận vay với lãi suất cao để triển khai dự án. Vì vay cao nên bán cao, đối tượng được mua rất khó khăn tiếp cận vì không đủ nguồn tiền để chi trả hằng tháng, mặc dù các chính sách ưu đãi của nhà nước như miễn tiền sử dụng đất thuê, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và dành 20% quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại… cũng chưa thu hút, khuyến khích nhà đầu tư. Vốn ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho đối tượng vay còn nhiều thủ tục rườm rà, điều kiện vay phải là người cư trú tại chỗ, thu nhập không phải diện nộp thuế, chưa có nhà ở. Nhiều địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội nhiều nhưng đối tượng mua lại đăng ký mua, thuê cao gấp nhiều lần căn hộ đã xây dựng gây áp lực cho việc không công bằng và khách quan. Có những trường hợp không phải đối tượng mua nhà ở xã hội nhưng lại được mua, còn những đối tượng được mua nhưng lại không được mua. Ngoài ra, về thủ tục mua thuê, cho thuê nhà ở xã hội sau 5 năm cũng còn nhiều nhiêu khê; việc sửa chữa nhà ở chung cư cũ xuống cấp chưa có động thái tích cực để sửa chữa do vướng về mặt pháp lý, chưa có sự đồng thuận cao của cư dân.
Hiện nay thị trường bất động sản có chiều hướng phục hồi, giá cả các chung cư cao cấp có nhiều người săn đón. Nhiều nhà đầu tư chờ tháo khỏi khó khăn, vướng mắc về pháp lý đối với những trường hợp đã xây dựng xong nhưng chưa được làm thủ tục, chờ đợi Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
“Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực thi hành là hành lang pháp lý căn cơ nhất cho người dân và nhà đầu tư, hy vọng thị trường bất động sản sẽ trở về thực tại theo giá thị trường, không còn cơn sốt ảo như thời gian qua, nhiều đầu tư thu lợi nhuận cao, cũng có nhà đầu tư chết dở sống dở, thậm chí vướng vòng lao lý. Nhà ở xã hội được quan tâm nhiều, các chính sách ưu đãi của nhà nước sẽ được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, thủ tục đơn giản hơn”, Đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp nhấn mạnh.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ghi sổ tang khi đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Tôi đánh giá cao những đóng góp to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho mối quan hệ vĩ đại hai nước Việt - Lào". Thật vậy, lúc sinh thời, một trong những dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp của đồng chí Khamtay Siphandone- Cố Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cố Chủ tịch nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone- là những đóng góp to lớn của đồng chí trong việc xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt Nam – Lào. Đất nước hình chữ S dường như luôn hiện diện trên những chặng đường hoạt động cách mạng của Đại tướng.