Nhiều doanh nghiệp bất động sản giải thể: Vướng cả pháp lý và vốn

Thứ hai, 13/11/2023 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hai quý đầu năm 2023, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản. Nguyên nhân được do là vướng cả pháp lý và vốn.

Ngày 13/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì. Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản hàng đầu như Vingroup, Becamex, Novaland, Him Lam, Sun Group, Masterise,… cũng có mặt chia sẻ khó khăn của mình.

Doanh nghiệp bất động sản “ra đi” hàng loạt

Tại Hội nghị, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đưa ra thông tin trong 2 quý đầu năm 2023, thị trường chứng kiến sự “ra đi” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản.

Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2023, có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước.

nhieu doanh nghiep bat dong san giai the vuong ca phap ly va von hinh 1

Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Ảnh: SBV

Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 đơn vị.

Sang quý 3, tình hình sức khỏe các doanh nghiệp bất động sản đã có dấu hiệu được cải thiện: Tính đến cuối tháng 8, có 1.721 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong 9 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực bất động sản gấp 3,5 lần số lượng doanh nghiệp giải thể với 3.394 đơn vị nhưng vẫn giảm tới 52,4% so với cùng kỳ năm 2022.

“Tuy nhiên, trung bình mỗi tháng vẫn có khoảng 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường”, VARS thống kê.

Riêng với các sàn giao dịch bất động sản, có 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường bất động sản sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.

Vướng mắc pháp lý và nguồn vốn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. VARS cho biết hiện có khoảng 1.200 dự án (giá trị khoảng 30 tỷ USD) vướng mắc pháp lý.

“Phần lớn các dự án trên đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Cho dù có được tháo gỡ vướng mắc về mặt pháp lý, thì việc giải quyết, xử lý nợ, duy trì, đặc biệt là tìm nguồn vốn mới để tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành dự án cũng là một vấn đề lớn và không hề dễ dàng”, VARS bình luận.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNRea) nhận thấy: “Vấn đề tiêu cực lớn nhất liên quan đến sự vận hành ổn định của thị trường bất động sản Việt Nam hiện tại và trong nhiều năm qua là nguồn vốn”.

Nhiều vướng mắc được tháo gỡ nhưng chưa đủ

Đứng trước khó khăn của thị trường bất động sản, nhiều bộ, ban, ngành đã vào cuộc tháo gỡ về mặt pháp lý.

VARS đánh giá Chính phủ và các cơ quan, bộ ngành đã làm việc một cách rất quyết liệt với quyết tâm cao nhằm khôi phục trở lại thị trường bất động sản. Trong số đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 được cho là tín hiệu cao nhất, mang tính định hướng và chỉ dẫn.

Càng ngày, các cơ chế, chính sách từ phía Chính phủ càng sát hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường và doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều khó khăn, vướng mắc của thị trường đã từng bước được tháo gỡ.

Đồng thời, thị trường có thêm sự trợ lực từ phía ngân hàng (liên tục hạ lãi suất, cho phép vay đảo nợ, chính sách giãn, hoãn các khoản nợ…)

“Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các biện pháp hỗ trợ vẫn chưa thực sự đủ lực để kéo thị trường vực dậy. Để thị trường có thể đạt được những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt cần thêm nhiều các giải pháp thật sự cụ thể, chi tiết và mạnh tay hơn nữa từ phía Chính Phủ, các bộ ngành và cả hệ thống ngân hàng”, VARS đưa ra ý kiến.

Trong khi đó, VNRea đánh giá vấn đề lớn nhất đang tồn tại và sẽ tiếp tục tồn tại đối với thị trường bất động sản chính là nguồn vốn cho cung và cầu bất động sản qua đó là khả năng thanh khoản của bất động sản trên thị trường.

Theo VNRea, trong ngắn hạn cần có các giải pháp cấp bách để khôi phục lòng tin của người đang muốn mua nhà và hỗ trợ lãi suất, gia hạn nợ cho người đã mua và doanh nghiệp bất động sản có lịch sử tín dụng tốt nhưng tạm thời gặp khó khăn về thanh khoản do thị trường diễn biến xấu

Trong dài hạn cần cấp bách tái cấu trúc thị trường vốn cho cung và cầu bất động sản theo hướng quản lý riêng biệt thị trường này, tổ chức các định chế tạo lập thị trường, xây dựng các chuẩn mực về tín dụng bất động sản, thành lập thị trường mua bán nợ và các công cụ tài chính, chứng khoán bất động sản với mục chính là tạo lập nguồn vốn dài hạn, có tính thanh khoản cao để hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

Hoàng Tú

Bình Luận

Tin khác

HoREA 'mách nước' tăng nguồn cung nhà ở xã hội

HoREA "mách nước" tăng nguồn cung nhà ở xã hội

(CLO) Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị về việc dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác “có giá trị tương đương”.

Bất động sản
Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành BĐS bán lẻ Việt Nam

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành BĐS bán lẻ Việt Nam

(CLO) Đánh dấu chặng đường 20 năm hình thành và phát triển với nhiều điểm sáng trong hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, mới đây Vincom Retail tiếp tục bổ sung vào “bộ sưu tập” giải thưởng 2 chứng nhận danh giá: Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024 do Forbes Việt Nam bầu chọn đồng thời chiến thắng hạng mục Lãnh đạo Xanh Green Leadership tại giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm Châu Á 2024 (Asia Responsible Enterprise Awards).

Bất động sản
Quốc Cường Gia Lai (QCG) doanh thu giảm 77%, hoãn ĐHĐCĐ do TGĐ gặp vấn đề sức khỏe

Quốc Cường Gia Lai (QCG) doanh thu giảm 77%, hoãn ĐHĐCĐ do TGĐ gặp vấn đề sức khỏe

(CLO) CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) ghi nhận kết quả kinh doanh không khả quan trong Quý 1/2024. ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 cũng vừa phải tạm hoãn do bà Nguyễn Thị Như Loan gặp vấn đề sức khỏe.

Bất động sản
Thị trường bất động sản sẽ bứt phá khi các điều luật mới có hiệu lực?

Thị trường bất động sản sẽ bứt phá khi các điều luật mới có hiệu lực?

(CLO) Thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn nhưng dần phục hồi khi các vướng mắc pháp lý đang từng bước được tháo gỡ. Theo các chuyên gia, thị trường có thể bứt phá vào khoảng quý 2/2025 khi các thông tư, nghị định của các luật mới có hiệu lực.

Bất động sản
BĐS tiếp tục đứng đầu về lợi suất đầu tư, người mua đang thăm dò thị trường

BĐS tiếp tục đứng đầu về lợi suất đầu tư, người mua đang thăm dò thị trường

(CLO) Theo nghiên cứu thị trường 6 tháng đầu năm vừa được Batdongsan.com.vn công bố, thị trường BĐS hiện đang ở giai đoạn “thăm dò”, chỉ số tâm lý người tiêu dùng vẫn đi ngang và người mua vẫn đang chờ đợi các tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của đơn vị này cho thấy, BĐS vẫn là sản phẩm đầu tư có lợi suất cao nhất, vượt qua vàng, chứng khoán.

Bất động sản