Nhiều đối thủ của Grab lộ diện: Cuộc chiến cạnh tranh liệu có cân bằng?

Thứ tư, 11/04/2018 11:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Uber chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, nhiều dịch vụ gọi xe trong nước đang tích cực vươn lên để cạnh tranh với Grab. Có thể kể đến những cái tên hứa hẹn có thể cạnh tranh với Grab như: Vato, Mai Linh Bike, Go-ixe, DiDi Việt Nam... Nhiều người đang hy vọng, khách hàng có thể được hưởng lợi từ việc cuộc chiến cạnh tranh giữa các hãng "taxi công nghệ" sẽ dần trở nên cân bằng.

Kể từ ngày 8/4/2017, Uber chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam. Gần 4 năm hoạt động, Uber đã làm thay đổi thị trường taxi truyền thống, tạo ra thói quen di chuyển bằng “taxi giá rẻ” cho người Việt. Giờ đây tưởng như Grab sẽ chỉ còn phải cạnh tranh với các hãng taxi truyền thống, song giờ đây có khá nhiều dịch vụ gọi xe trong nước đang tích cực vươn lên để cạnh tranh với Grab.

Nhiều ứng dụng gọi xe mới ra đời

Một ứng dụng gọi xe khá được kỳ vọng là Vato. Đây là ứng dụng do nhà lập trình Trần Thành Nam sáng lập. Vato hoạt động trên thị trường vào tháng 3/2016 với tên gọi ban đầu là FaceCar, sau đó đổi tên thành Vivu. Gần đây, sau khi được Hãng xe Phương Trang đầu tư 100 triệu USD, ưng dụng này được đổi tên một lần nữa thành Vato.

Theo tuyên bố của nhà sáng lập, số tài xế gia nhập đã tăng mạnh sau khi Uber dừng hoạt động. Giá cước của Vato ở mức 8.500 đồng mỗi km, tương tự GrabCar nhưng phần chiết khấu với lái xe là 20%, thấp hơn 25% của Grab.

Một cái tên đáng kể nữa là Mai Linh Bike. Giữa tháng 11/2017, Mai Linh ra mắt dịch vụ gọi xe ôm công nghệ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Sau gần 5 tháng triển khai, Mai Linh đã phát triển hơn 10.000 xe và mục tiêu là đạt một triệu xe ôm công nghệ vào năm 2020.

Giá của Mai Linh bike là 11.000 đồng cho hai km đầu và 3.700 đồng cho mỗi km tiếp theo, không tăng giá vào giờ cao điểm. Tỷ lệ chiết khấu doanh thu là 15%, thấp hơn Grab.

Trong tháng 4/2018, Mai Linh Bike sẽ có tại Lâm Đồng, Thái Nguyên, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ninh. Tương lai, thương hiệu này còn dự định mở dịch vụ xe ôm cao cấp, vận chuyển hàng và đưa đón trẻ đến trường.

Một ứng dụng khá giống Gbab là Go-ixe. Đây là một startup của kỹ sư công nghệ thông tin Hàng Bá Trí. Ứng dụng này từng vào đến Top 18 của cuộc thi Startup Viet 2016 do VnExpress tổ chức. Hiện tại, Go-ixe có 4 dịch vụ là: Go Bike, Go Car, Go Taxi và Go Travel. 

 

Báo Công luận
 

Ngoài ra, còn có một cái tên khá nổi nữa là DiDi Việt Nam.  Sản phẩm này là của một công ty công nghệ cùng tên ở Hà Nội. Ứng dụng này được phát triển từ năm 2014 và bắt đầu vận hành từ tháng 4/2014.  DiDi có các dịch vụ: DiDi Motor, DiDi Car và DiDi Plus. Giao diện và cách sử dụng tương tự phần mềm đặt xe khác trên điện thoại, bao gồm với bản đồ, đặt lộ trình, hồ sơ lái xe, giá cước, chấm điểm lái xe...

Một cái tên mới toanh vừa trình làng được khoảng 2 tháng là Xalo. Đây là ứng dụng gọi xe của công ty Skysoft. Đây là một sàn gọi xe cho cả taxi truyền thống lẫn công nghệ.

Đối với taxi công nghệ, tài xế sẽ được tham gia vào hệ thống tương tự Uber, Grab. Tuy nhiên, Xalo không quy định giá cước mà để tài xế tự thiết lập mức giá dựa vào chất lượng xe và mong muốn của họ.  Vì mới thành lập nên ứng dụng này miễn phí hoa hồng với lái xe năm nay và dự kiến bắt đầu lấy chiết khấu từ năm sau, nhưng không quá 15%.

Theo một số nguồn tin, thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam chuẩn bị có thêm một gương mặt mới, có tên là Go-Viet. Thông tin chiêu mộ tài xế Go-Viet đang xuất hiện trên một số diễn đàn và hội nhóm của giới lái xe. Lời chiêu mộ đưa ra các mức thu nhập và tỷ lệ chiết khấu được đánh giá là hấp dẫn và cạnh tranh.

Khách hàng có thể được hưởng lợi từ giá cạnh tranh?

Nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ đang lo ngại giá cước taxi công nghệ sẽ tăng theo khi không còn cuộc cạnh tranh giữa Grab và Uber. Trước đây khi gọi xe họ thường so sánh giá xem bên nào rẻ hơn thì sử dụng. Nhưng giờ đây chỉ còn lại Grab, sợ họ sẽ phải chịu mức giá cao.  

Chuyện Grab độc quyền, đẩy giá cước tăng không chỉ là lo ngại của người dùng. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận nguy cơ này là hiển hiện.

Ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự đoán, Grab nhiều khả năng sẽ thao túng giá cả theo cách của họ, khi không còn đối thủ trực tiếp. “Khi độc quyền thì Grab trở nên quyền lực đối với cả khách hàng và lái xe”, ông Thành nói.

Báo Công luận
Mai Linh đặt kỳ vọng có thể triển khai dịch vụ xe ôm trên cả nước. (Nguồn: Mai Linh) 
Không chỉ lo lắng về giá cước, mức chiết khấu với lái xe cũng là điều mà nhiều người quan tâm khi Grab tiếp quản toàn bộ Uber ở Việt Nam. Nhiều lái xe tỏ ra phân vân khi sợ rằng giờ đây Grab có thể tùy ý tăng giảm chiết khấu và không cần nhìn ngó đối thủ. Lái xe nào không chấp nhận được mức chiết khấu, Grab sẵn sàng cho nghỉ vì đang chào mời hàng nghìn lái cũ từ Uber chuyển sang.

Còn với các hãng taxi truyền thống thì sự ra đi của Uber cũng không hẳn là tin vui với họ. Ông Trương Đình Quý - Phó tổng giám đốc Công ty Vinasun cho rằng, thị trường khi chỉ còn mình Grab sẽ "càng nguy hiểm hơn" với doanh nghiệp Việt Nam. “Bởi lẽ, giờ đây Grab đang ở vị trí thống lĩnh và với tiềm lực tài chính mạnh cùng chiến lược "giá huỷ diệt", Grab đang tiến gần tới độc quyền”, ông Quý nói.

Tuy nhiên, nỗi lo này của các "thượng đế" dường như đã được giải tỏa phần nào bởi sự ra đời và lớn mạnh của những ứng dụng gọi xe công nghệ mới đang nổi lên. Hy vọng với những ứng dụng mới này, thị trường vận chuyển xe sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh hơn. Gbab dù có tiềm lực kinh tế mạnh song với sự xuất hiện của nhiều đối thủ mới, chắc chắn Grab cũng không thể "làm mưa, làm gió" trên thị trường như nhiều người đang lo sợ. Còn các hãng taxi truyền thống muốn đứng vững và phát triển, cần phải tập trung xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh với taxi kiểu mới. Mà xem ra cách làm của hãng Mai Linh có vẻ là đang đi đúng đường.

Tuyết Nguyễn


Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp